6. Bố cục khoá luận
2.2.2.2. Vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng vốn
Chi tiêu tiết kiệm có trọng điểm và tập trung cho tăng trưởng và hạn chế các khoản thu trong các khoản chi là một trong những nét nổi bật của cung cách chi tiêu ngân sách Nhà nước Nhật Bản trong những năm 50, 60.
Để tăng nhịp độ phát triển kinh tế, trước hết Nhà nước sử dụng vốn vào phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất làm chủ đạo và hướng vào xuất khẩu.
Từ năm 1952 đến năm 1973, vốn đầu tư vào máy móc và thiết bị tăng khá nhanh, tốc độ bình quân hàng năm đạt 22%. Vốn cơ bản dành cho các ngành thuộc khu vực II (khai khoáng, xây dựng, chế tạo) chiếm từ 35% trong tổng số vốn đầu tư năm 1955 lên 50% năm 1970, trong đó công nghiệp nặng và hoá chất tăng từ 14% năm 1955 lên 28% năm 1970. Đặc điểm đầu tư trên đã góp phần tăng trưởng nhanh trong điều kiện lịch sử của Nhật Bản lúc đó bởi:
Tới trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất năm 1973, dưới ảnh hưởng của các công ty độc quyền Anh, Mỹ, nguyên nhiên liệu trên thế giới rất dễ nhập khẩu với giá rẻ.
Trình độ khoa học kĩ thuật Nhật Bản, nhất là nghiên cứu cơ bản còn thấp, phần nhiều kỹ thuật phải nhập khẩu, nên chưa thể phát triển những ngành công nghệ máy móc chính xác có hàm lượng cao về khoa học kỹ thuật được.
Các ngành công nghiệp nặng và hoá chất đã tương đối phát triển trong thời gian chiến tranh vì mục đích quân sự. Ở các ngành này, Nhật đã xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật, có một đội ngũ công nhân đáng kể, có kinh nghiệm cần được tận dụng.
Mặt khác, phát triển những ngành này sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm được ngoại tệ cần thiết vì khỏi phải nhập khẩu những mặt hàng cơ bản từ bên ngoài. Đồng thời, những ngành này còn có tác dụng làm gia tăng nhiều lần
tổng sản lượng công nghiệp cả nước bằng cách tạo ra yêu cầu cao ở các giai đoạn sản xuất khác nhau, từ nguyên vật liệu đến thành phẩm. Do đó, kéo theo nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất và tăng việc làm ở khắp các ngành kinh tế
Như vậy là Nhà nước đã thực hiện được cả hai mục đích là kích thích sản xuất, tăng tích luỹ và giải quyết nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nước xây dựng cơ cấu công nghiệp nặng và hoá chất hướng mạnh vào xuất khẩu. Nhờ đó đã khắc phục được tính hạn hẹp của thị trường trong nước và lợi dụng thị trường nước ngoài rộng lớn. Trong 20 năm, từ năm 1953 đến năm 1973, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng 20 lần, tỷ trọng xuất khẩu đã tăng từ 10% tổng sản phẩm quốc dân năm 1960 lên 15,8% năm 1968. Việc hướng vào xuất khẩu không những có tác dụng mở rộng quá trình tái sản xuất mà còn tạo được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động bằng cách gia công nguyên liệu để xuất khẩu.
Thứ hai, Nhà nước tìm mọi cách trợ cấp vốn cho các tổ chức độc quyền nhằm đưa khu vực kinh tế hiện đại của Nhật lên trình độ và quy mô quốc tế. Ví dụ như tháng tư năm 1931, thành lập Ngân hàng phát triển Nhật Bản nhằm cung cấp vốn dài hạn cho hoạt động đầu tư hợp lý hóa các ngành công nghiệp. Do đó thế lực của các tổ chức độc quyền phát triển rất nhanh và ngày càng có vai trò quyết định trong kinh tế. Theo thống kê chính thức năm 1969, Nhật đã có hơn 10 công ty độc quyền công nghiệp doanh số trên 1 tỷ đôla mỗi cái; 9 hãng buôn độc quyền doanh số trên 1 tỷ đôla mỗi cái; 14 ngân hàng có vốn tối thiểu trên 4 tỷ đôla mỗi cái. Trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, Nhật đều vươn lên đứng hàng thứ hai sau Mỹ về số lượng các công ty độc quyền quy mô lớn. Sở dĩ Nhà nước tập trung vốn lớn vào phát triển khu vực sản xuất hiện đại bởi: trước áp lực của cách mạng khoa học kỹ thuật và áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế buộc Nhà nước phải đầu tư, vì chỉ có tập trung cao độ tư bản tích luỹ trong tay các tố chức độc
quyền mới có thể nhanh chóng áp dụng và phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Và cũng chỉ có trên cơ sở kinh doanh ngày càng lớn tư bản độc quyền mới có thể hợp lý hoá cao độ quá trình sản xuất, vận chuyển, sử dụng hiệu quả nhất các nguyên liệu.
Để tăng nhịp độ phát triển kinh tế, Nhà nước đã có chính sách hợp lí trong việc sử dụng vốn. Những khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất và khu vực sản xuất hiện đại đã kích thích được sản xuất, gia tăng tích lũy, giải quyết nhu cầu xã hội và có thể nhanh chóng áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.