Ghi nhãn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sơ chế rau quả (Trang 78)

Dán nhãn cho sản phẩm bao gói sẽ giúp người bao gói giữ được dấu hiệu của sản phẩm khi nó được vận chuyển trong hệ thống sau thu hoạch và giúp những người bán buôn, bán lẻ sử dụng đúng kỹ thuật.

Dán nhãn sản phẩm có thể giúp quảng cáo, giới thiệu nhà sản xuất, nhà bao gói, hoặc nhà xuất nhập khẩu sản phẩm.

Nhãn có thể được in trước lên hộp giấy, hoặc dán lên sau đó. - Đóng gói thùng.

- Dán niêm thùng bằng băng keo (hình 1.6.37).

Hình 1.6.37. Niêm thùng bằng băng keo

- Dán nhãn ngoài thùng (hình 1.6.38).

Nhãn sản phẩm gồm có các thông tin về sản phẩm như sau:

- Tên thông thường của sản phẩm

- Khối lượng tịnh, số lượng

Hình 1.6.38. Dán nhãn

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà phân phối. - Kích cỡ và loại.

- Điều kiện (nhiệt độ và không khí) bảo quản thích hợp.

- Tên của các loại sáp hoặc các loại thuốc trừ sâu được chấp thuận sử dụng cho sản phẩm.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

1.1. Câu hỏi số 1.6.1: Hãy phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các

loại bao bì được sử dụng trong bao gói rau quả tươi.

1.2. Câu hỏi số 1.6.2: Hãy trình bày các dạng hư hỏng của rau quả tươi do

việc đóng gói bao bì gây ra.

2. Bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.6.1: Tiến hành thực hiện các bước công việc chèn

lót, sắp xếp rau quả vào bao bì, đóng gói và ghi nhãn sản phẩm.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc chèn lót, sắp xếp rau quả vào bao bì, đóng gói và ghi nhãn sản phẩm rau quả sau sơ chế.

- Nguồn lực:

+ Khu vực đóng gói trong nhà xưởng chế biến rau quả sau thu hoạch

+ Phương tiện, thiết bị đóng gói, ghi nhãn: bao bì đóng gói, bàn (băng tải) đóng gói, vật lót đệm rau quả trong bao bì, nhãn sản phẩm, băng keo, dụng cụ dán.

+ Trang phục bảo hộ: găng tay cao su, quần áo bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (3  5 học viên/nhóm)

- Nhiệm vụ: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện công việc chèn lót, sắp xếp rau quả vào bao bì, đóng gói và ghi nhãn sản phẩm rau quả sau sơ chế.

Các hoạt động cần thực hiện: + Mang đồ bảo hộ lao động.

+ Chọn ra những phương tiện, thiết bị, dụng cụ dùng để chèn lót, sắp xếp rau quả vào bao bì, đóng gói và ghi nhãn sản phẩm.

+ Thực hiện các bước chèn lót, sắp xếp rau quả vào bao bì, đóng gói và ghi nhãn sản phẩm rau quả theo nội dung hướng dẫn:

B1. Chọn loại bao bì, vật lót đệm phù hợp với từng loại sản phẩm rau quả. B2. Liệt kê các yêu cầu cần đảm bảo đối với bao bì đóng gói sản phẩm. B3. Tiến hành đóng gói, sắp xếp sản phẩm rau quả vào bao bì.

B4. Kê lót vật đệm vào trong bao bì.

có).

B6. Dán nhãn sản phẩm (nếu có).

B7. Kiểm tra và theo dõi chất lượng rau quả sau khi đóng gói. - Thời gian hoàn thành: 60  90 phút/1 nhóm.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự.

+ Thao tác chèn lót, sắp xếp rau quả vào bao bì, đóng gói và ghi nhãn sản

phẩm rau quả theo đúng yêu cầu. + Rau quả được đóng gói đảm bảo yêu cầu về quy cách.

C. Ghi nhớ

- Bao bì không chỉ dùng để chứa sản phẩm mà còn có tác dụng bảo vệ sản phẩm. Bao bì dùng chứa đựng sản phẩm cần bảo đảm sạch sẽ, kích thước phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và cho vận chuyển, chi phí thấp và không dính các chất độc hại. - Khi đóng gói rau quả cần chèn lót để tránh trầy, xướt; không nén quá chặt hoặc chứa không đầy gây ra va đập khi vận chuyển làm rau quả bị dập.

- Bao bì chứa rau quả cần được buộc chặt, ghi thông tin lên nhãn và dán nhãn theo qui định.

BÀI 7. VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RAU QUẢ SAU SƠ CHẾ Mã bài: MĐ01-07

A. Nội dung

Vận chuyển là một trong những công đoạn quan trọng trong xử lý rau quả bởi vì bất cứ một thiếu sót nào trong quá trình vận chuyển này đều có thể dẫn đến những hao hụt nghiêm trọng (ví dụ: phương tiện vận chuyển không đảm bảo, thao tác cẩu thả, chậm trễ trong quá trình vận chuyển).

Những phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe bốc hàng, xe buýt và xe tải và chúng thường không được làm lạnh. Để hạn chế thấp nhất những tổn thất trong quá trình vận chuyển, cần thực hiện tốt việc chất xếp, giằng chặt khối sản phẩm, che đậy khối sản phẩm, bốc dỡ sản phẩm.

1. Chất xếp sản phẩm lên phương tiện vận chuyển

- Thực hiện chất xếp và vận chuyển vào thời gian mát trong ngày. Điều này giúp bảo vệ sản phẩm khỏi tăng hô hấp và suy giảm chất lượng.

- Thao tác cẩn thận trong khi chất xếp vào hoặc lấy ra, nếu không sẽ dễ gây hỏng sản phẩm do va chạm như nứt, dập.

- Tránh những sự chậm trễ không cần thiết trong suốt quá trình vận chuyển vì thời gian vận chuyển càng lâu thì càng tăng mức độ hao tổn chất lượng rau quả.

- Phương tiện phổ biến để vận chuyển sản phẩm sau xử lý đến nơi tiêu thụ là xe. Các xe chuyên chở sản phẩm cần được lót hoặc đệm bằng lớp rơm dày hoặc dùng những tấm thảm dệt hoặc bao tải lót mặt sàn xe trước khi xếp sản phẩm lên xe một cách cẩn thận để tránh những hư hỏng cho sản phẩm do va chạm cơ học giữa sản

phẩm và sàn, thùng xe (hình 1.7.1). Hình 1.7.1. Dùng rơm, bao tải lót sàn

xe để giảm chấn động khi vận chuyển

Mục tiêu:

- Nêu được cách vệ sinh phương tiện vận chuyển;

- Thực hiện được việc chất xếp và giằng buộc thùng chứa rau quả trên phương tiện vận chuyển đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Thực hiện bốc dỡ, sắp xếp đúng yêu cầu quy định; - Thái độ làm việc chăm chỉ, cẩn thận.

- Với loại bao bì bằng sọt tre, nên đặt các tấm gỗ ngăn nằm ngang giữa các lớp sọt tre, trong khối hàng để tránh làm hỏng rau quả trong sọt ở các lớp phía dưới (hình 1.7.2).

Hình 1.7.2. Tấm gỗ ngăn nằm ngang giữa các lớp sọt tre trên xe

- Với các loại bao bì như thùng gỗ hoặc sọt nhựa thì không cần thiết vì các thùng nhựa đã được thiết kế sẵn để xếp chồng các thùng (hình 1.7.3).

Hình 1.7.3. Xếp các thùng nhựa

- Khi chất xếp sản phẩm lên xe để vận chuyển cần tạo ra các khoảng trống trong khối hàng để thông gió cho khối sản phẩm, tránh hiện tượng nóng cục bộ hoặc sự yếm khí làm tăng nhiệt độ và hàm lượng etylen.

+ Những hàng hóa đựng trong bao bì chắc chắn, đồng nhất (ví dụ: thùng nhựa), có thể xếp chồng lên nhau thì nên xếp vào xe vận chuyển thành những lớp trở đầu nhau đều nhau để có thể tạo nên nhiều khoảng trống giữa các hàng giúp cho sự luân chuyển của dòng không khí trong xe (hình 1.7.4)

Hình 1.7.4. Các kiện hàng được xếp trở đầu nhau để tạo thành các khoảng trống

khoảng trống để có sự thông khí phù hợp trong toàn bộ khối hàng. Nếu các thùng cáctông có các

kích cỡ khác nhau, những thùng nặng hơn, lớn hơn phải được đặt dưới cùng. Phải tạo ra các đường song song để không khí được chuyển động dọc khối hàng (hình 1.7.5)

Hình 1.7.5. Xếp các thùng lớn ở dưới, nhỏ ở trên và tạo ra các rãnh song song

- Xếp các thùng hàng trên pallet: Khi xếp các thùng hàng, cần chắc chắn rằng chúng thẳng hàng với nhau, thẳng góc với nhau và với palet.

2. Giằng chặt và che đậy hàng hóa khi vận chuyển

2.1. Giằng chặt hàng hóa khi vận chuyển

- Giằng chặt các thùng hàng trong khi vận chuyển nhằm mục đích giữ cho các thùng hàng trong một khối hàng được cố định, tránh sự xê dịch và văng ra khỏi xe từ phía sau trong quá trình vận; tránh sự va chạm giữa các thùng hàng và va chạm giữa các thùng hàng với thành thùng xe.

- Nếu các thùng bị rời ra khỏi khối, nó có thể ngăn cản sự luân chuyển của dòng không khí, và những thùng bị rơi có thể gây nguy hiểm cho công nhân khi mở thùng xe lúc đến nơi dừng xe. Hình 1.7.6 minh họa cho việc hàng hóa không được giằng chặt và chất xếp không tốt sẽ bị xê dịch và văng ra khỏi xe.

Hình 1.7.6. Hàng hóa trong xe bị dịch chuyển và rơi khỏi xe do chất xếp không tốt và không giằng chặt

Dùng một khung gỗ nẹp vào khối hàng phía đuôi xe sẽ bảo vệ cho toàn bộ khối hàng khỏi rơi ra trong suốt quá trình vận chuyển (hình 1.7.7).

Việc giằng chặt khối hàng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tấm ván bằng gỗ, tấm đệm hoặc tấm xốp chêm vào khoảng trống giữa cửa xe và khống hàng. Mục đích là để cố định sản phẩm giảm hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.

Hình 1.7.7. Khung gỗ để giằng chặt khối hàng khi vận chuyển

2.2. Che đậy hàng hóa khi vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nếu không che đậy sẽ dẫn đến một số tổn thất về chất lượng và số lượng như:

- Các sản phẩm rau quả tươi có thể bị hư hỏng do các hiện tượng khô héo, bị tích tụ nhiệt do hô hấp hoặc do nắng chiếu trực tiếp.

- Rau quả bị ẩm ướt do bị nước mưa xâm nhập hoặc bị đọng nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và gây nên hiện tượng thối hỏng.

- Nắng chiếu trực tiếp vào rau quả sẽ làm rau quả bị nóng lên và dễ dẫn đến mau bị thối.

- Rau quả tiếp xúc trực tiếp với gió có tốc độ cao do xe đang di chuyển sẽ dẫn đến sự mất hơi nước và làm héo rau quả nhanh chóng.

Vì vậy, trong quá trình vận chuyển cần che đậy để tránh cho khối hàng bị nắng chiếu trực tiếp hoặc nước mưa rơi vào làm ướt.

Biện pháp che đậy hàng hóa:

- Phương tiện vận chuyển cần có mui trần hoặc sử dụng vải bạt để che phủ tránh mưa ướt, phơi sản phẩm dưới trời nóng và dưới trời gió mạnh trong quá trình vận chuyển.

- Khi che đậy hàng hóa cần phải bảo đảm độ thông thoáng cần thiết để cho việc thoát nhiệt và hơi ẩm do hô hấp của rau quả. Ví dụ ở hình 1.7.8 cho thấy dùng bằng vải bạt để che đậy hàng hóa trong xe đồng thời tạo ra cửa dẫn gió vào

trong xe nhờ khoảng trống giữa tấm bạt và cabin xe.

Hình 1.7.8. Hệ thống thông gió trên xe tải

3. Vận chuyển rau quả hàng hóa đến nơi tiêu thụ và bốc dỡ hàng hóa

3.1. Vận chuyển

Khi vận chuyển sản phẩm rau quả tươi, trên đường đi cần chú ý tránh xóc lắc mạnh có thể làm xê dịch khối hàng đã chất xếp và giằng chặt trước đó.

Trong quá trình vận chuyển, cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không khí trong xe. Nếu nhiệt độ và độ ẩm cao cần phải tìm chỗ mát và thông gió cho khối hàng trên xe.

Không để nước mưa hắt vào trong khối hàng và theo dõi sự thấm nước hoặc mưa dột qua lớp bạt che phủ khối hàng.

3.2. Bốc dỡ

Ở nơi tiếp nhận hàng nếu có điều kiện thì xây dựng một bãi bốc hàng có thể thực hiện những công việc xử lý hàng hóa thực vật khi vận chuyển đến.

Với các xe tải lớn, bãi bốc hàng đạt tiêu chuẩn phải có chiều cao 117 ÷ 122cm, còn với các xe tải nhỏ, hoặc các xe nâng hàng thì chỉ cần chiều

cao 66 ÷ 81 cm (26 ÷ 32 inch).

Hình 1.7.9. Bãi bốc hàng có chiều cao phù hợp với xe

dàng hơn. Cầu thang có thể được làm bằng gỗ hoặc tấm sắt và các thanh sắt được dùng làm chân cầu thang.

Hình 1.7.10. Sử dụng cầu thang để bốc dỡ hàng

Sử dụng một bục dốc (máng bằng gỗ hay bằng sắt đặt nằm nghiêng) là phương pháp đơn giản và an toàn cho việc bốc dỡ hàng. Bề rộng của dốc nên đủ rộng để tránh các tai nạn và đủ chắc để chịu được sức nặng của cả hàng hóa và người vận chuyển hàng hóa.

Sử dụng các xe đẩy tay hoặc xe 2 bánh nhỏ cũng thuận tiện cho quá trình bốc dỡ hàng.

Chú ý: Khi bốc dỡ hàng cần phải cẩn thận, không để rơi hoặc thả mạnh

hàng hóa xuống vì sẽ gây nứt, dập rau quả; không để trực tiếp sản phẩm trên nền đất bẩn, ẩm ướt.

4. Chất xếp và tồn trữ sản phẩm nơi tiêu thụ

- Phòng tiếp nhận, tồn trữ sản phẩm phải đảm bảo cách ly các nguồn nhiễm bẩn (rác thải, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh,…) và được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.

- Kê lót phòng tiếp nhận, tồn trữ bằng các pallet hoặc vải bạt, không để sản phẩm trực tiếp trên nền đất.

- Đóng lại những thùng chứa không đúng quy cách nên được làm cẩn thận để tránh làm đổ vỡ các thùng chứa yếu hơn.

- Khi sản phẩm được giữ nơi tập kết một thời gian ngắn trước khi tiêu thụ, có thể giữ chất lượng và hạn chế tổn thất bằng cách lựa chọn, phân loại nhằm loại bỏ những rau quả bị tổn thương khi vận chuyển.

- Nếu thời gian bảo quản là một tuần hoặc ít hơn, độ ẩm tương đối cần được duy trì ở mức 85 ÷ 95%, và nồng độ etylen được giữ trong khoảng 1ppm, bằng cách thông gió hoặc sử dụng máy lọc khí.

- Không được trộn lẫn các sản phẩm có yêu cầu nhiệt độ bảo quản khác nhau hoặc bảo quản những mặt hàng nhạy cảm với etylen cùng những mặt hàng sản sinh ra etylen.

Có thể chia các mặt hàng rau quả thành 3 nhóm theo nhiệt độ theo bảng 7.1 như sau:

Bảng 7.1. Phân chia nhóm rau quả theo nhiệt độ

Nhiệt độ 0 – 2oC Nhiệt độ 7 10oC Nhiệt độ 13 18oC

1.Các loại rau và dưa

Cây atisô Rau húng quế Dưa vàng

Giá đỗ Cà tím Hành khô

Măng tây Ớt chuông, ớt cay Củ gừng

Rau diếp Dưa hấu Dưa bở ruột xanh

Bông cải xanh Dưa leo/dưa chuột Khoai tây

Bắp cải Bí ngô

Cà rốt Cà chua

Hoa lơ

Cần tây, su hào, củ cải Tỏi, hành củ tươi

2. Các loại quả

Táo, mơ, lê tàu Cam, quýt Chuối

Dâu tây Dứa, Dừa

Chà là Vải Bưởi

Nho Ổi Chanh

Hồng Nhãn Xoài, đu đủ

Mận Măng cụt, chôm chôm

5. Xử lý tại nơi tiêu thụ

5.1. Rửa, phân loại, đóng gói lại

- Rửa, phân loại: Một số sản phẩm có thể cần rửa, sắp xếp, buộc chùm

hoặc phân loại ở chợ bán buôn hoặc bán lẻ. Khu vực xử lý rửa phân loại sản phẩm được bố trí ở nơi không có một hoạt động sản xuất nào để tránh lây nhiễm.

- Đóng gói lại: Một số sản phẩm có thể phải đóng gói lại do sự thay đổi

chất lượng hoặc bị chín thất thường. Khi đóng gói lại cũng tiến hành trên bàn. Những sản phẩm được chọn thì cho vào bao bì, những sản phẩm bị loại ra thì để riêng.

Trong mô hình dưới đây (hình 1.7.11), bàn để đổ sản phẩm ra được đặt cạnh bồn rửa sản phẩm, đường ống nước được đặt trực tiếp vào trong bồn. Khi sản phẩm ráo nước, đóng vào thùng cáctông và cho lên xe đẩy hàng đặt cạnh bàn đóng thùng. Với sơ đồ này, một người cũng có thể dễ dàng thực hiện tất cả các bước xử lý hoặc vài người xử lý cũng có thể làm từng khâu nối tiếp.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sơ chế rau quả (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)