Định hƣớng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 100)

V ừa là nhà đầu tư + người quản lý

1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân

3.1. Định hƣớng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam.

hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam.

Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và X đã xác định : “Đưa đất nước ta ra

khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”“Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ…Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến

lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra yêu cầu: “Cần sớm xác định các

bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức ngành thuế, thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 về cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung trong đó có chính sách thuế thu nhập đối với CTHD và DNTN nói riêng theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, thực sự là chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, chương trình hành động cụ thể trong thời gian tới như sau:

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đổi mới và các cam kết quốc tế nhằm duy trì tỷ lệ động viên từ GDP vào Ngân sách Nhà nước qua thuế và phí đạt bình quân năm khoảng 18-19%, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển, chi

100

phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hoá, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tiếp tục cơ cấu lại thu Ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng thu trong nước phù hợp với từng bước phát triển nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu điều tiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư, vừa tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp và dân cư có điều kiện tích luỹ cho đầu tư phát triển. Trong những năm tới, hiệu quả nền kinh tế còn thấp, thu nhập bình quân chưa cao, nhất là đối với khoảng 80% dân số ở nông thôn, vì vậy để đảm bảo nguồn thu, cần tiếp tục chú trọng các loại thuế gián thu. Tuy nhiên, cùng với những bước phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, để đảm bảo công bằng xã hội, phải quan tâm xây dựng hoàn thiện các loại thuế trực thu để khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo. Nâng dần tỷ lệ thuế trực thu trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên cơ sở hoàn thiện luật thuế TNDN theo hướng giảm mức thuế suất, áp dụng thuế TNCN thống nhất cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội, tạo động lực cho sự phát triển., đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập.

Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hoá các sắc thuế, bảo đảm chính sách thuế rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người nộp thuế tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất cho mọi đối tượng nộp thuế, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập

Hạn chế việc miễn, giảm thuế, từng bước thu hẹp phạm vi chính sách xã hội trong từng sắc thuế trên cơ sở nghiên cứu áp dụng các ưu đãi về thuế đúng đối tượng, trong đó ưu tiên cho đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, phát triển các ngành, nghề kỹ thuật, công nghệ cao, cho sản xuất để xuất khẩu, cho các dự án thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.

Hiện đại hoá công tác thu thuế; tăng cường công tác cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để đối tượng nộp thuế có thể tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế vào Kho bạc

101

Nhà nước...

Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua, nhu cầu chi tiêu của nhà nước không ngừng tăng lên. Trong khi đó, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu tự do hóa thương mại quốc tế lại làm giảm đáng kể nguồn thu của Nhà nước như số thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu ngày càng giảm do thực hiện cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác (Hiệp định Đối tác kinh tế với Nhật Bản có hiệu lực từ 01/01/2009 đòi hỏi Việt Nam phải cắt giảm 93% thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Nhật bản vào năm 2025; hiệp định thương mại tự do của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm vào thương mại tự do giữa một số quốc gia thành viên ASEAN vào năm 2015). Chính vì vậy, Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế nói chung và hệ thống chính sách thuế thu nhập nói riêng, để vừa phục vụ kịp thời cho nhu cầu hội nhập, vừa tránh những tổn thất nhất định nếu vẫn phải duy trì hệ thống cũ khi tham gia hội nhập.

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)