V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
2.2.2.1. Về chính sách thuế TNDN
Năm 2008, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 được ban hành hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế, tăng tính minh bạch và dự báo trước. Việc thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh đã được thực hiện tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11.
Luật Thuế TNDN năm 2008 so với luật thuế TNDN năm 2003 có nhiều điểm mới tạo thuận lợi và sát với thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Luật thuế TNDN được sửa đổi, bổ sung những nội dung quan trọng tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Điểm hợp lý đầu tiên thấy được từ Luật thuế TNDN sửa đổi đó là việc Luật thuế TNDN 2008 đã thu hẹp hơn diện đối tượng nộp thuế so với luật thuế TNDN 2003: Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh đang nộp thuế TNDN chuyển sang nộp thuế TNCN theo Luật thuế TNCN. Điều đó có nghĩa đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật mới chỉ còn bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập. Quy định này tương đối hợp lý, tạo ra tính đồng bộ giữa Luật thuế TNDN với Luật doanh nghiệp 2005.
Một vấn đề đặt ra đó là khi xem xét DNTN với tư cách chủ thể nộp thuế TNDN. Như trên đã phân tích, DNTN là cá nhân kinh doanh, thu nhập của doanh nghiệp tư nhân về thực tế cũng chỉ là của cá nhân chủ doanh nghiệp. Xét dưới góc độ lợi ích, có nên đưa DNTN vào diện chịu thuế TNDN hay không khi phần lớn các DNTN ở Việt Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ và vừa (theo các quy định hiện hành, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc diện được ưu đãi về thuế theo chính sách thuế)?
Theo quy định hiện hành, đa số các doanh nghiệp là chủ thể nộp thuế đều có tư cách pháp nhân, chỉ có DNTN không có tư cách pháp nhân.Tư cách pháp nhân của CTHD được thừa nhận từ thời điểm ban hành Luật thuế TNDN 2005, nhưng việc xác định thu nhập chịu thuế của pháp nhân này không dễ dàng bởi tính độc lập của các thành viên trong công ty. Nếu không dựa trên quản lý tài chính rõ ràng,
92
minh bạch thì việc đánh thuế chính xác khó thực hiện được [19]. Bởi vậy, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về đánh thuế với loại hình công ty này.
Ở Việt Nam, các loại thu nhập chịu thuế được phân loại thành thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hành hoá và dịch vụ và các thu nhập khác. Tuy nhiên Luật thuế TNDN chưa xác định cụ thể các loại thu nhập theo nguồn gốc hình thành. Khái niệm “thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” chưa rõ ràng để phản ánh nguồn thu nhập cụ thể của doanh nghiệp, điều này trên thực tế gây khó khăn cho việc hiểu loại thu nhập cụ thể làm căn cứ tính thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khái niệm doanh thu theo Luật thuế TNDN sửa đổi chưa bao quát được tất cả các loại doanh thu, cụ thể là: doanh thu từ hoạt động tài chính (là khoản thu từ hoạt động góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, khoản nhập dự phòng giảm giá chứng khoán...); doanh thu từ hoạt động bất thường là khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên như thu từ bán vật tư, tài sản dôi thừa, thanh lý tài sản và các khoản thu bất thường khác...
Các quy định về khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế hiện nay là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Quy định này đã đề cao quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp linh động trong việc tính toán thu nhập chịu thuế phù hợp hơn với thực tế chi của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và tại những khu vực khác nhau, đảm bảo nguyên tắc hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh nghiệp được nâng lên khi tự đối chiếu tình hình thực tế của doanh nghiệp để kê khai theo quy định của Luật quản lý thuế, pháp luật về kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, quy định giới hạn 10% đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị, chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là giới hạn bất hợp lý. Bởi lẽ mức khống chế này chỉ phù hợp với thời kinh tế bao cấp, thời mà doanh nghiệp không cần quan tâm đến quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại, còn ngày nay, bán hàng là bán thương hiệu, chi
93
phí quảng cáo, tiếp thị là một phần trong kinh doanh của doanh nghiệp. Việc khống chế 10% thực sự là một trở ngại cho các doanh nghiệp và “hậu quả của mức khống chế 10% là rất lớn, vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Một điểm mới nữa trong luật thuế TNDN 2008 được tất cả các doanh nghiệp quan tâm đó là việc hạ mức thuế suất phổ thông áp dụng chung cho doanh nghiệp từ 28% xuống 25% giúp cho doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn cho tái đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc hạ thuế suất xuống còn 25% “là tất yếu khách quan”. Tuy nhiên, mức thuế mới này vẫn còn khá cao so với các nước trên thế giới, xu thế chung hiện nay là các nước trong khu vực và trên thế giới đều “mạnh dạn” hạ thấp mức thuế này để thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (ví dụ: Singapore đã quyết định hạ thuế suất thuế TNDN từ mức 20% xuống 19%, Trung Quốc cũng giảm xuống 25%, so với mức 33% trước đó). Với xu hướng chung đó, nếu chúng ta giữ mức thuế suất 25% thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa sẽ lại phải điều chỉnh, tính ổn định của chính sách thuế lại bị phá vỡ. Thêm nữa, hiện nay Việt Nam đã ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, do vậy mức thuế 25% cộng với mức thuế thu nhập cá nhân thì quá cao (ví dụ trường hợp thành viên hợp danh trong CTHD, sau khi công ty đã nộp thuế TNDN thì khoản thu nhập mà các thành viên nhận được lại bị đánh thêm một lần thuế TNCN nữa, như vậy, với mức thuế TNDN hiện hành, cộng thêm mức thuế TNCN, tổng hợp chung các thành viên này phải nộp thuế thu nhập với mức thuế khá cao). Nên chăng cần điều chỉnh lại mức thuế suất thuế TNDN cho phù hợp hơn để khuyến khích, động viên ý thức tự giác của người nộp thuế, đảm bảo nguồn thu và phù hợp với thông lệ quốc tế. Một điểm quan trọng nữa, việc hạ thuế TNDN là một trong những giải pháp làm giảm động cơ trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp. Mối lo về thất thu ngân sách khi hạ thuế không có cơ sở, bởi lẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động và nguồn thu cho ngân sách từ thuế sẽ được cân đối.
94
cơn lốc suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong SXKD và trong thực tế thì doanh nghiệp ở nước ta doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ yếu. Do đó, các chính sách hỗ trợ về thuế của Chính phủ hiện nay (đã nêu ở phần trên) đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là rất kịp thời và thiết thực thể hiện sự chia sẻ một phần khó khăn của Nhà nước với doanh nghiệp, một phần nào đó giúp doanh nghiệp bớt khó khăn, có thêm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, duy trì được doanh nghiệp ổn định sản xuất, đảm bảo có việc làm và thu nhập cho người lao động...
Tuy nhiên, một số quy định về thuế TNDN chưa thực sự phù hợp với các hoạt động kinh tế mới phát sinh như: bán hàng đa cấp, dịch vụ qua thương mại điện tử, cơ chế thuế thích hợp cho các tập đoàn kinh tế. Bên cạnh đó, một số quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế như: quy định về tỷ lệ khống chế chi phí được trừ đối với hoạt động quảng cáo; các quy định thu nhập khác không thuộc diện được ưu đãi thuế…
Về chính sách thuế TNCN
Luật thuế TNCN là luật thuế lần đầu được ban hành nhưng nội dung không hoàn toàn mới vì luật thuế TNCN được ban hành thay thế các quy định pháp luật thuế điều chỉnh thu nhập của cá nhân hiện hành. Về cơ bản, nội dung của Luật tiếp thu những nội dung của chính sách hiện hành đang còn phù hợp và có chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung. Luật thuế TNCN đã bao quát được toàn bộ việc đánh thuế trên thu nhập của cá nhân đã được điều chỉnh trong ba sắc thuế riêng biệt trước đây. Ngoài ra, các quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế cũng có một số điểm khác với thuế đối với người có thu nhập cao. Song bên cạnh đó, Luật thuế TNCN vẫn còn một số tồn tại.
Luật thuế TNCN thống nhất điều chỉnh thu nhập của cá nhân hiện đang được quy định tại các văn bản luật khác nhau: cá nhân kinh doanh đang nộp thuế theo luật thuế TNDN; cá nhân làm công ăn lương đang nộp thuế theo Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; cá nhân có thu nhập từ việc chuyển quyền sử
95
dụng đất đang nộp thuế theo luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Quy định này đảm bảo được tính thống nhất trong chính sách động viên thu nhập đối với cá nhân.
Bên cạnh đó, đối tượng nộp thuế TNCN Theo quy định của Luật thuế TNCN được mở rộng hơn. Luật quy định đối tượng nộp thuế TNCN được phân biệt theo tiêu thức “cư trú” (không sử dụng tiêu thức “quốc tịch” để phân biệt). Quy định này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa thể hiện quyền đánh thuế của nước ta đối với công dân của nước khác đến làm việc hoặc sinh sống tại Việt Nam. Luật thuế TNCN cũng đã đưa các cá nhân kinh doanh và chủ hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang được điều chỉnh tại Luật thuế TNDN vào đối tượng điều chỉnh của Luật thuế TNCN. Sự thay đổi này là do các đối tượng này không phải là doanh nghiệp nên việc tiếp tục áp dụng Luật thuế TNDN không còn phù hợp; bên cạnh đó còn thực hiện động viên bình đẳng thu nhập của cá nhân không phân biệt thu nhập từ kinh doanh hay thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua việc áp dụng chung biểu thuế và cùng được giảm trừ gia cảnh; hơn nữa, quy định này cũng đảm bảo tính thông lệ quốc tế vì hầu hết các nước đều đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN.
Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, Pháp lệnh không định nghĩa rõ thế nào là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Chính vì vậy, việc tính thuế trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Với việc phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập, có thể nói Luật thuế TNCN đã khắc phục được hạn chế này của Pháp lệnh. Nhìn chung các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong Luật thuế TNCN về cơ bản đã kế thừa chính sách thuế TNCN hiện hành, trong đó có bổ sung thêm một số khoản thu nhập chịu thuế như: Đưa thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn và thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm hiện đang tạm thời chưa thu vào diện chịu thuế. Ngoài ra, thu nhập từ thừa kế và quà tặng trước đây chưa chịu sự điều chỉnh của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì nay được đưa vào đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN chưa đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm và thu nhập từ hoạt
96
động khai thác nông nghiệp vào thu nhập chịu thuế TNCN. Xét về bản chất, đây là 2 khoản thu nhập của cá nhân, việc bỏ qua những khoản thu nhập này sẽ gây bất bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội khi có thu nhập hình thành từ những nguồn khác nhau.
Như vậy, thành viên CTHD chính thức được đưa vào diện nộp thuế TNCN đối với thu nhập nhận được từ hoạt động đầu tư vào công ty. Với quy định này của Luật thuế TNCN, thấy rằng: Về mặt kinh tế, tất cả lợi nhuận của doanh nghiệp suy cho cùng là thu nhập của cá nhân sở hữu vốn tại doanh nghiệp đó và thu nhập của cá nhân này bị đánh thuế thu nhập cá nhân, nếu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải chăng thu nhập cá nhân bị đánh thuế hai lần? Mặc dù thuế TNDN có thể loại trừ việc đánh thuế hai lần, tuy nhiên cũng khó có thể loại trừ hoàn toàn điều này vì nó liên quan đến việc đánh thuế đối với nơi thu nhập được tạo ra và đối tượng nhận thu nhập. Thấy rằng, nếu thuế TNCN là phức tạp và công bằng thì thu nhập của doanh nghiệp không nên bị đánh thuế trước khi phân phối chúng [2].
Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhưng đã có sự điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất. Cụ thể: mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5%, mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành 7 và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Quy định này đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện rõ tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, huy động sự đóng góp của nhiều người nhưng với mức độ vừa phải, mặc dù vậy tổng số thu từ thuế TNCN vẫn đảm bảo cơ cấu hợp lý và tăng dần cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng của cá nhân có thu nhập trên mức trung bình của xã hội. Mức điều tiết hợp lý này trên thực tế đã nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong kê khai, nộp thuế của người dân; giảm thiểu các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế như trốn thuế, gian lận thuế..
97
biểu thuế lũy tiến toàn phần là 5%.
Các khoản thu nhập còn lại khác, luật thuế TNCN quy định biểu thuế lũy tiến toàn phần.
Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công quy định tại Điều 22 Luật thuế TNCN:
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35
98
Biểu thuế toàn phần được quy định tại Điều 23 Luật thuế TNNC như sau:
Thu nhập tính thuế Thuế suất
(%)
Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5