V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với CTHD và DNTN
DNTN
3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với CTHD và DNTN với CTHD và DNTN
Thứ nhất, về đối tượng nộp thuế
Về cơ bản giữ nguyên quy định về đối tượng nộp thuế trong Luật thuế TNDN 2008. Riêng trường hợp CTHD chỉ có thành viên hợp danh và DNTN hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa, cần sửa đổi theo hướng:
Đối với CTHD chỉ có thành viên hợp danh: Xây dựng cơ sở pháp lý cho phép doanh nghiệp này được lựa chọn kê khai nộp thuế TNDN hoặc nộp thuế TNCN. Cụ thể: Nếu CTHD nộp thuế TNDN thì phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào CTHD của thành viên hợp danh không phải nộp thuế TNCN và ngược lại, nếu CTHD không nộp thuế TNDN thì phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào CTHD của thành viên hợp danh phải nộp thuế TNCN. CTHD có thể đăng ký với cơ quan thuế để nộp thuế cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
104
Đối với DNTN hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa: Chuyển sang nộp thuế TNCN.
Tiêu chí để xác định một doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ tài chính nêu trên.
Thứ hai, về thuế suất
Hiện nay CTHD và DNTN đang nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25%, mức thuế suất này là tương đối hợp lý, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta có khoảng 350.000 doanh nghiệp, chiếm tới 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ [27] thì việc hạ thuế suất là cần thiết. Do vậy cần thực hiện giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp. Nên hạ thuế suất thuế TNDN xuống mức 20% để thu hút đầu tư, giảm mức động viên đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, đồng thời tránh sự sửa đổi, bổ sung luật ít nhất là trong thời gian 5 năm, kể từ khi luật có hiệu lực. Quy định này cần nhấn mạnh là sẽ không làm thất thu ngân sách nhà nước, mà trái lại, nếu thuế suất được xây dựng giảm theo mức hợp lý, kết hợp với việc mở rộng diện nộp thuế thì vẫn đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trường hợp CTHD, DNTN có thu nhập từ đầu tư chứng khoán, theo quy định hiện hành, CTHD và DNTN phải nộp mức thuế suất 25%/ lợi nhuận, trong khi đó, mức thuế khoán áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư cá nhân là 0,1%/tổng giá trị lợi nhuận trên vốn. Như vậy có sự khác nhau về nghĩa vụ nộp thuế đối với cùng một khoản thu nhập, quy định này thể hiện sự không đồng nhất và không bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong bối cảnh hiện nay, nếu áp dụng mức thuế suất khác nhau như trên sẽ hạn chế sự ra đời của các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước bởi để không phải chịu mức thuế suất cao, nhà đầu tư sẽ có xu hướng duy trì hoạt động đầu tư của cá nhân, điều này đi ngược lại với yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán cần nhiều nhà đầu tư có tổ chức. Do vậy,
105
cần xây dựng một cơ chế hợp lý đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và khuyến khích động viên tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước.
Thứ ba, về thu nhập chịu thuế
Các khoản thu nhập do kinh doanh mang lại, chi phí dù trực tiếp hay gián tiếp tạo ra thu nhập đều phải được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Việc khấu trừ các loại chi phí này cần lấy thực tế làm đầu, để đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện hạch toán đầy đủ chi phí kinh doanh một cách trung thực, hợp lý. Tuy nhiên, quy định giới hạn 10% đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị, chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là chưa thực sự phù hợp, nên nâng dần theo lộ trình (có thể quy định tối đa không quá 15%, phần chi vượt quá thì được khấu trừ sang năm sau trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính Phủ)
Thứ tư, về chính sách ưu đãi thuế
Ưu đãi miễn, giảm thuế thường áp dụng cho các loại thuế kinh doanh nhằm khuyến khích một loại hình, một mô hình kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, nếu các biện pháp ưu đãi được sử dụng một cách “thái quá”, định hướng ưu đãi không tập trung thì mục đích của việc ưu đãi sẽ không đạt được, nó không những gây ra hiệu ứng “trung hòa” mà còn tạo ra sự phức tạp trong chính sách và kẽ hở trong quản lý, làm sai lệch bản chất của mục tiêu ưu đãi. Chính vì vậy, cần xây dựng chính sách ưu đãi thuế TNDN hợp lý theo hướng đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế TNDN, thu hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư với lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, xã hội hóa, đảm bảo ưu đãi theo vùng miền để đảm bảo hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền, tiến tới hạn chế và chuyển dần sang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo tính trung lập và vai trò phân bổ các nguồn lực của thuế.
106