V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
2.2.1.2. Nội dung cơ bản của chính sách thuế TNCN đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân
danh và Doanh nghiệp tư nhân
Chính sách thuế TNCN đối với Công ty hợp danh.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong CTHD có hai loại thành viên: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Dưới đây, tác giả sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm về thuế TNCN đối với 2 loại thành viên này:
Đối với thành viên góp vốn: Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 đến 3 thành viên trở lên), thành viên góp vốn trong công ty hợp danh phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập được chia (thu nhập từ cổ tức) sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì thu nhập của họ là từ kết quả đầu tư kinh doanh vốn.
Đối với thành viên hợp danh: Luật thuế TNCN không quy định rõ thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn của thành viên hợp danh có phải chịu thuế TNCN hay không mà chỉ khẳng định các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn bao gồm: (i) tiền lãi cho vay; (ii) lợi tức cổ phần; và (iii) thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, tại Khoản 3.3, Điểm 3, Mục II, Phần A Thông tư 84/2008/TT- BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN quy hướng dẫn: lợi tức do góp vốn vào CTHD được coi là thu nhập chịu thuế.
Như vậy, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong CTHD (thành viên Công ty hợp danh) vẫn phải nộp thuế TNCN đồng thời với việc công ty nộp thuế TNDN.
89
Thuế thu nhập đối với thu nhập từ đầu tư vốn của thành viên CTHD được xác định bằng tổng số tiền thu được từ hoạt động đầu tư vốn nhân với (x) thuế suất 5%.
Tuy nhiên, ngày 12/8/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 160/2009/TT-BTC quy định miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 cho cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); từ bản quyền; từ nhượng quyền thương mại. Với quy định này, hoạt động đầu tư vốn của thành viên CTHD sẽ được miễn thuế TNCN từ 01/01 đến 31/12/2009. Từ 01/01/2010, thành viên CTHD nộp thuế TNCN theo quy định.
Thu nhập làm căn cứ xác định số thuế thu nhập cá nhân được miễn cho thành viên hợp danh theo hướng dẫn tại Thông tư 160/2009/TT-BTC nói trên là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được giãn 6 tháng đầu năm 2009 và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân có nguồn gốc phát sinh trong thời gian được miễn thuế. Cụ thể đối với thu nhập từ lợi tức do góp vốn vào CTHD là phần lợi tức được chia của năm 2009 theo quy định của pháp luật.
Chính sách thuế TNCN đối với Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 141 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì DNTN là Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quy định tại điểm 1, phần A và tiết d, điểm 2.5, mục IV, phần C Thông tư số130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN thì: DNTN thuộc đối tưọng nộp thuế TNDN.
Điểm c, khoản 2, Điều 34, Chương IV Luật thuế thu nhập cá nhân quy định như sau:
“2. Bãi bỏ các văn bản, quy định sau đây: ...
90
c) Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh không bao gồm doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11;”
Căn cứ quy định trên, chủ DNTN không phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN. Chủ DNTN phải nộp thuế TNCN đối với các khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động của DNTN như: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng...