Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 52)

V ừa là nhà đầu tư + người quản lý

1.4.3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân

1.4.3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Như vậy, tuỳ theo mức độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước mà chính sách thuế thu nhập của mỗi nước có những hình thái khác nhau. Những điều này không ngoài mục đích quản lý các nguồn thu nhập phát sinh, phát triển để thu được nhiều thuế hơn cho ngân sách Nhà nước và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế tốt hơn. Nhưng xét tổng quát, chúng được xây dựng và thực thi trên nền tảng một số nguyên tắc nhất định, mà không thể tuỳ tiện.

52

Trong số những nguyên tắc đánh thuế cơ bản cần phải tuân thủ thì nguyên

tắc đánh thuế công bằng và bình đẳng là rất quan trọng. Nguyên tắc công bằng nói ở

đây là công bằng theo khả năng nộp thuế (ability-to-pay) chứ không phải theo mức thụ hưởng. Điều đó có nghĩa là số thuế phải tỉ lệ với thu nhập: thu nhập cao thì nộp nhiều, thu nhập thấp thì nộp ít và thu nhập chưa vượt qua ngưỡng thì tạm thời chưa

nộp. Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi địa vị thế của mỗi chủ thể phải ngang nhau hoặc

mỗi đối tượng nộp thuế phải được đối xử không thiên vị. Đóng thuế là trách nhiệm công dân, là nghĩa vụ của mọi người bất kể giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và địa vị xã hội.

CTHD và DNTN là những loại hình doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam thừa nhận và tạo cơ sở pháp lý cho loại hình doanh nghiệp này tồn tại, phát triển. Nếu thuế thu nhập là công bằng và bình đẳng như ở trên đã đề cập thì cũng phải đảm bảo trên thực tế sự đối xử như nhau về nghĩa vụ nộp thuế của hai loại hình doanh nghiệp này so với các chủ thể nộp thuế khác. Thực chất của DNTN là cá nhân kinh doanh, nếu căn cứ vào câu chữ ...“là doanh nghiệp” để đưa loại hình này vào phạm vi điều chỉnh của Luật thuế TNDN, vậy có đảm bảo được sự công bằng và bình đẳng? Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định, thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn của thành viên CTHD phải chịu thuế TNCN. Quy định này cho thấy vấn đề cần bàn luận: theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong CTHD có hai loại thành viên với chế độ trách nhiệm hoàn toàn khác nhau: Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nghĩa vụ nộp thuế TNCN đối với lợi tức nhận được của thành viên góp vốn cũng tương tự như đối với thuế TNCN đánh trên thu nhập từ cổ tức. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn với khoản nợ của công ty. Từ quy định này cho thấy sự không hợp lý khi thành viên CTHD vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động đầu tư vốn vào CTHD sau khi CTHD đã nộp thuế TNDN. Như đã biết, thuế thu nhập là loại thuế trực thu nên gánh nặng thuế và ai chịu gánh nặng thuế là rất rõ ràng, trong trường hợp này, thành viên hợp danh CTHD nhận thức được rõ hơn ai hết gánh nặng thuế của mình từ số thu nhập nhận

53

được. Do vậy, tâm lý của họ ở đây có phần “nặng nề” hơn so với các chủ thể khác, như một hệ quả, họ thường thấy “ngại” khi thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó có thể có những hành vi nhằm “tránh” hoặc “trì hoãn” việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhằm đảm bảo tính khả thi của chính sách thuế thu nhập, nên chăng nhà làm luật cần thiết kế lại quy định hiện hành trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nuớc có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam tính đến sự phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Trước hết, cần khảo sát, nắm chắc khối lượng thu nhập của các doanh nghiệp và thu nhập của các cá nhân, bởi lẽ thực trạng và tiềm năng của các đối tượng nay là một tiền đề cần thiết để hoạch định chính sách thuế thu nhập phù hợp. Để triển khai một hệ thống chính sách thuế thu nhập có hiệu quả, đòi hỏi tất yếu phải đánh giá và kiểm soát được tất cả các nguồn thu nhập của danh nghiệp và dân cư. Bên cạnh đó, việc xác định rõ ràng đối tượng nộp thuế cho từng loại thu nhập cũng rất quan trọng, nên chăng căn cứ vào trách nhiệm nộp thuế và nghĩa vụ nộp thuế là do cá nhân hay tập thể thực hiện. Ví dụ: DNTN được chuyển sang chịu sự điều tiết của thuế TNCN; Có cơ chế phù hợp đảm bảo cho CTHD chỉ tồn tại thành viên hợp danh được lựa chọn áp dụng thuế TNDN hay TNCN.

54

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI CÔNG TY HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 52)