V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
2.1.2.1. Thuế TNDN đối với Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh giai đoạn 1990-
nhân và Công ty hợp danh giai đoạn 1990-2008
2.1.2.1. Thuế TNDN đối với Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh giai đoạn 1990-2008 giai đoạn 1990-2008
Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Luật thuế TNDN đã có tác động tích cực trong việc cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh.
Luật thuế TNDN hiện hành đã bỏ thu thuế bổ sung và hạ mức thuế từ 32% xuống 28% đối với doanh nghiệp trong nước ; bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (3%, 5%, 7%) đối với nhà đầu tư nước ngoài để chuyển từ mức thuế TNDN 25% sang áp dụng chung mức thuế 28% như các doanh nghiệp trong nước. Như vậy, với quy định này, CTHD và DNTN sẽ nộp thuế TNDN với mức thuế suất chung thống nhất là 28%. Việc điều chỉnh giảm mức thuế này có tác dụng tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập, đồng thời tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đang hoạt động đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Quy định này đặc biệt có ý nghĩa đối với loại hình CTHD, bởi như đã phân tích ở trên, CTHD là mô hình không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư. Số liệu thống kê cho thấy, kể từ khi được thừa nhận chính thức trong Luật doanh nghiệp 1999, cho đến nay số lượng các CTHD trên thực tế rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở vài chục doanh nghiệp (đến
66
thời điểm 31/12/2008, số CTHD đang hoạt động sản xuất, kinh doanh là 67 doanh nghiệp) [34]. Luật thuế TNDN hiện hành cũng quy định chính sách ưu đãi trên cơ sở chọn mức ưu đãi thuế cao nhất trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã khắc phục sự khác biệt đối xử trong ưu đãi đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cùng phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa qua.
Thứ hai, thuế TNDNgóp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN. Là một trong những sắc thuế chủ yếu, thuế TNDN có tốc độ tăng trưởng khá cao mặc dù Nhà nước đã hạ mức thuế và áp dụng các mức ưu đãi cao nhưng số thu NSNN về thuế TNDN vẫn bảo đảm tăng trưởng do có tác động cải thiện môi trường đầu tư, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều phát triển về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh doanh, mức thuế hợp lý tác động đến việc tự giác tuân thủ tốt hơn. Có thể thấy, chính sách thuế TNDN đã góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng về đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 300 200 100 5 10 15 20 25 30 Thu TTDN
ng thu TNDN trong t ng s thu (%)
67
Trong đó, mức động viên thuế TNDN của CTHD và DNTN vào Ngân sách
Nhà nước giai đoạn 2000 – 2008 nhìn chung có sự tăng lên đáng kể
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Doanh nghi p hâ đ ng
Hình 2.3: Mức động viên thuế TNDN của DNTN vào NSNN
68 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Công ty h p danh 10 11 đ ng
Hình 2.4: Mức động viên thuế TNDN của Công ty hợp danh vào NSNN
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thứ ba, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế và ưu đãi đầu tư: Luật thuế TNDN áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Thực hiện cơ chế này, CTHD và DNTN hoàn toàn có thể chủ động trong việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số liệu đã kê khai thay cho cơ chế cơ quan thuế tính thuế, thông báo thuế, quyết toán thuế. Bên cạnh đó, việc ban hành và thực thi Luật thuế TNDN đã đánh dấu một bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế và đầu tư khi đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lựa chọn, xác định điều kiện và mức ưu đãi thuế mà không cần giấy phép, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhờ việc chuyển sang cơ chế mới, cơ quan thuế có điều kiện tập trung
69
nguồn lực vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
Một số tồn tại
Thứ nhất, mức thuế suất 28% tuy phù hợp với tình hình thực tế khi ban hành nhưng đến nay vẫn là khá cao. Biết rằng thuế TNDN điều chỉnh thu nhập của doanh nghiệp, vì vậy nó có tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh của CTHD, DNTN cũng như các doanh nghiệp trong nước khác, đồng thời nó ảnh hưởng đến việc cạnh tranh quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu thông tin quốc tế cho thấy mức thuế suất này cao hơn so với các nước trong khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thuân lợi hơn. Hơn nữa, xem xét xu hướng gần đây cho thấy nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã giảm mức thuế TNDN nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư (ví dụ Trung Quốc đã hạ thuế suất từ 33% xuống 25%; Singapo hạ thuế suất từ 20% xuống 19%);
Thứ hai, quy định về ưu đãi thuế TNDN: ưu đãi thuế TNDN còn dàn trải, phức tạp, chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Luật thuế TNDN có 3 thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 20% cùng với nhiều mức thời gian miễn, giảm thuế. Để được hưởng các ưu đãi này, doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi, vừa căn cứ vào địa bàn đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư). Theo số liệu thống kê năm 2007 của Tổng cục Thuế, tổng số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi chiếm tới 70% tổng số doanh nghiệp đang kê khai, nộp thuế TNDN. Mặt khác, việc xác định điều kiện ưu đãi, mức ưu đãi, số thuế TNDN rất phức tạp, doanh nghiệp khó xác định đúng mức ưu đãi thuế TNDN được hưởng. Thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp được hưởng ưu đãi theo nhiều trường hợp khác nhau dẫn đến doanh nghiệp còn nhiều lung túng trong xác định miễn, giảm thuế TNDN. Như vậy, ưu đãi về thuế TNDN là khá rộng và thể hiện sự dàn trải trong chính sách ưu đãi.
70
Thứ ba, căn cứ tính thuế (bao gồm thu nhập chịu thuế, chi phí được trừ và không được trừ) chưa thực sự minh bạch, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (do cùng với việc chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt đông của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phát sinh nhiều khoản chi mới mà quy định hiện hành chưa bao quát được dẫn đến cách hiểu, vận dụng của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước khác nhau) làm hạn chế quyền chủ động của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Thứ tư, về đối tượng nộp thuế và quản lý thu thuế TNDN
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thông qua Luật thuế TNCN (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009) trong đó các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh đang nộp thuế TNDN được chuyển sang nộp thuế TNCN.
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI cũng đã thông qua Luật quản lý thuế (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007), trong đó các nội dung về đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của thuế TNDN cũng được thống nhất quy định tại Luật này.
Những nội dung sửa đổi trong các văn bản luật nêu trên cũng đặt ra yêu càu phải sửa đổi Luật Thuế TNDN để hạn chế sự chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật Thuế TNCN .
Tóm lại, những tồn tại, hạn chế của Luật thuế TNDN hiện hành cũng như những nội dung của Luật đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế tại một số văn bản Luật đòi hỏi cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật này theo Chiến lược cải cách thuế đến
năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể là:“hoàn thiện theo
hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh”.
Ngày 03/6/2008, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật thuế TNDN năm 2003. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
71