V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
2.1.2.2. Thuế TNCN đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiêp tư nhân giai đoạn 1990
giai đoạn 1990 - 2008
Những kết quả đạt được
Thứ nhất, nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày càng tăng.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Tổng thu thuế Thuế TNCN(*) Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng số thuế
1991 9.844 62 0,63 1992 18.815 153 0,81 1993 29.232 184 0,63 1994 37.585 326 0,87 1995 48.090 510 1,06 1996 57.050 1.100 1,93 1997 67.120 1.428 2,13 1998 70.612 1.782 2,52 1999 78.489 1.856 2,36 2000 90.749 1.831 2,02 2001 103.888 2.058 1,98 2002 123.860 2.338 1,89 2003 152.274 2.951 1,94 2004 190.928 3.521 1,84 2005 210.400 4.425 2,10 2006 264.260 5.181 1,96 2007 287.900 6.859 2,38 2008 299.187 12.940 3,2
(*) Chỉ tính thuế TNCN đang được điều chỉnh theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (không tính thuế TNCN nộp theo các sắc thuế khác)
Bảng 2.2: Số thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 1991 – 2008
72
Nguồn: Tổng cục Thuế
Với số liệu trên, ta nhận thấy rằng số thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tăng lên đáng kể so với khi mới bắt đầu thực hiện (12.940 tỷ đồng năm 2008 so với 62 tỷ đồng năm 1991, gấp hơn 200 lần). Có thể xem đây là tốc độ tăng lớn nhất trong số các sắc thuế thực hiện. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì số thu này lại chiếm một vị trí khiêm tốn nhất trong số các sắc thuế hiện hành (năm 2008, tỷ trọng này được coi là cao nhất nhưng chỉ chiếm khoảng 0,85% so với GDP và khoảng 3,2% so với tổng thu từ thuế). Ta có thể thấy rõ mức tăng này qua hình 2.4:
10002000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 11000 12000 13000 1 2 3 3,25 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Thu TNCN ng thu TNCN trong t ng s thu
Hình 2.5: Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 1991-2008
73
Xu hướng những năm tới đây, nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta ngày càng lớn, trong khi nhiều hình thức thuế khác (như thuế nhập khẩu) ngày càng có xu hướng giảm đi. Bên cạnh đó, mức thu nhập của dân cư ngày càng tăng lên thì số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sẽ ngày càng tăng lên và giữ vị trí quan trọng trong hệ thống thuế nói chung
Thứ hai, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có tác động tích cực trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân về việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Đơn vị: ngàn người
Năm Tổng số ngƣời nộp thuế TNCN Ngƣời Việt Nam Ngƣời nƣớc ngoài
2002 243 202 41 2003 282 239 43 2004 195 150 45 2005 220 168 52 2006 260 195 65 2007 300 214 86 2008 348 220 128
Bảng 2.3: Số lƣợng ngƣời nộp thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thuế
Với số liệu trên có thể thấy rằng, số đối tượng nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có xu hướng tăng lên (348 ngàn người năm 2008 so với 243 ngàn người năm 2002). Tuy mức tăng này còn khá khiêm tốn nhưng về mặt pháp lý cho thấy thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã tạo cho người dân nhận thức được trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho Nhà nước theo quy định của pháp luật và làm quen với việc kê khai thu nhập. Hơn 17 năm thực hiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt nam là khoảng thời gian để người dân nhận thức và làm quen với loại thuế này. Đồng thời với nó là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập có ý thức, trách nhiệm trong việc kê khai, khấu trừ
74
thuế thu nhập cá nhân để nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Thứ ba, bước đầu thực hiện được việc quản lý thu nhập của một bộ phận dân cư
Thông qua thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Nhà nước có thể dễ dàng quản lý các khoản thu nhập của các cá nhân trong xã hội khi các cá nhân này kê khai và nộp thuế thu nhập. Phương pháp quản lý khấu trừ tại nguồn đảm bảo thu thuế được kịp thời, giảm bớt chi phí quản lý thuế cho cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế, giúp Nhà nước quản lý tốt hơn nguồn thu nhập.
Thứ tư, việc áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước góp phần thực hiện phân phối công bằng xã hội
Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hiện tượng bất bình đẳng về thu nhập sẽ ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển kinh tế. Hiện tượng này chỉ giảm dần khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển cao nhất định. Theo quy luật độ thỏa dụng giảm dần, bất bình đẳng về thu nhập sẽ làm giảm lợi ích chung của toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước và gây mất ổn định xã hội. Thực tế cho thấy, áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần phân phối lại và giải quyết bất công, nâng cao độ thỏa dụng toàn xã hội. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao điều tiết thu nhập của các cá nhân theo hướng: người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít, người có thu nhập chỉ đảm bảo mức sống thì không phải nộp thuế.
Một số tồn tại:
Thứ nhất, mặc dù đã có những đóng góp nhất định nhưng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa tạo nên nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước.
Tỷ trọng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong tổng thu ngân sách Nhà nước (không kể thu từ dầu thô) không đáng kể, trung bình khoảng 2%. Điều này làm cho Thuế thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.
75
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam chưa thực sự đảm bảo tính công bằng trong phân phối thu nhập.
Việc phân biệt đối tượng nộp thuế là người Việt Nam và người nước ngoài đã tạo ra những tiêu thức đánh thuế không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, không những không phù hợp với thông lệ quốc tế mà trong thực tế, cơ quan thuế cũng khó nắm bắt được thu nhập của các đối tượng này. Đồng thời với nó là các quy định khác nhau về mức khởi điểm chịu thuế và các mức thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế đã dẫn đến sự không công bằng về nghĩa vụ nôp thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Việc xác định thu nhập chịu thuế không theo nguồn gốc phát sinh thu nhập mà theo tính chất phát sinh thu nhập ( thường xuyên hay không) không phản ánh đúng khả năng thu nhập của cá nhân khi đóng thuế, đồng thời khó thực hiện được trên thực tế.
Chính sách thuế điều tiết thu nhập của cá nhân Việt Nam hiện nay tồn tại song song Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và Luật thuế TNDN. Về bản chất, thu nhập từ kinh doanh của cá nhân phải được tính vào thu nhập cá nhân nên phải được điều chỉnh bởi thuế TNCN chứ không phải thuế TNDN. Quy định hiện hành khi đưa cá nhân kinh doanh vào đối tượng nộp thuế TNDN vô hình chung đã dẫn đến sự không bình đẳng giữa các cá nhân có cùng thu nhập nhưng nguồn thu nhập khác nhau.
Thuế thu nhập cá nhân hiện nay gây thiếu công bằng do chưa thực hiện mức chiết trừ gia cảnh. Biểu thuế thu nhập của Việt nam hiện nay được xây dựng theo tiêu chí đơn giản, coi mức khởi điểm chịu thuế đã chứa đựng yếu tố chiết trừ gia cảnh.
Thứ ba, tính pháp lý và hiệu lực thực thi của thuế thu nhập cá nhân còn thấp Hiện nay, thu nhập của cá nhân được điều tiết ở cấp độ Pháp lệnh với tên gọi thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao – tên gọi này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế gây nên sự khó khăn trong tổ chức thực hiện và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc quản lý thuế thu nhập cá nhân chủ yếu bằng phương pháp khấu trừ tại nguồn đã gây ra hạn chế khi không thể kiểm soát được thu nhập của cá nhân
76
dẫn đến hiện tượng bỏ sót đối tượng nộp thuế.
Như vậy, sau hơn 17 năm áp dụng thuế TNCN ở Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, làm cho thuế TNCN chưa phát huy đầy đủ vai trò tích cực của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hiệu quả thực thi thấp. Việt Nam hiện nay chưa có một luật thuế TNCN hoàn chỉnh. Việc nâng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao lên thành Luật có ý nghĩa hết sức lớn nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Nghị Quyết Đại
hội Đảng IX và X đã xác định "Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận
lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển” và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ... Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Chính vì vậy, ngày 21/11/2007, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009).