Thuế thu nhập theo pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 47)

V ừa là nhà đầu tư + người quản lý

1.4.1.Thuế thu nhập theo pháp luật Nhật Bản

1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân

1.4.1.Thuế thu nhập theo pháp luật Nhật Bản

Nhật Bản là nước có nền kinh tế thị trường phát triển khá ổn định, có hệ thống thuế chặt chẽ. Thuế thu nhập ở đây chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, bởi hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và thu nhập bình quân đầu người hàng năm khá cao. Thông thường, tỷ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng từ 35% đến 47% trong tổng thu thuế, phí ở nước này. Chính Phủ Nhật Bản thường sử dụng phần lớn thuế thu nhập vào các mục đích phúc lợi và an sinh xã hội để không ngừng cải thiện đời sống dân cư. Các loại thu nhập đều được xem là thu nhập chịu thuế, kể cả các loại thu nhập bất hợp pháp. Các loại đối tượng nộp thuế được xem xét một cách bình đẳng theo các tiêu thức rõ ràng. Tiến sĩ Hiromitsu Ishi - Chủ tịch Uỷ ban Tư vấn thuế Chính phủ Nhật Bản cho rằng, mục tiêu của việc thu thuế là phải xác định được khoản thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế trừ đi triết trừ gia cảnh. Thu nhập tính thuế chính là cơ sở giúp cơ quan thuế xác định được số thuế phải nộp. Điều tiết thuế sẽ được thực hiện hợp lý nhất ở bước này bằng cách điều chỉnh mức chiết trừ gia cảnh. Chiết trừ gia cảnh để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người nộp thuế, cơ sở tính thuế là phần thặng dư của thu nhập chịu thuế so với mức sống tối thiểu, người có thu nhập dưới mức sống tối thiểu sẽ không phải nộp thuế. Trên thực tế, Chính phủ Nhật Bản đã giải quyết khấu trừ những nhu cầu tất yếu cho người dân trước khi xác định thu nhập chịu thuế, làm cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân ở nước này mang tính tự giác cao và như là một khoản đóng góp phúc

47

lợi trực tiếp cho bản thân và gia đình mình. Việc khấu trừ, miễn giảm thuế áp dụng rộng rãi, song chế tài và các biện pháp xử lý gian lận thuế thông qua gian lận khấu trừ, miễn giảm cũng được đặt ra rất nghiêm ngặt, không loại trừ cho bất kể đối tượng nào trong bộ máy nhà nước.

Hiện nay ở Nhật Bản tồn tại hai Luật thuế thu nhập:

(i) Luật thuế thu nhập (Luật thuế thu nhập cá nhân) có đối tượng điều chỉnh là các cá nhân và tổ hợp tác theo Luật dân sự

(ii) Luật thuế thu nhập pháp nhân có đối tượng điều chỉnh là pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân (các tổ chức hoặc là quĩ có người đại diện và quản lý, tuy không có tư cách pháp nhân nhưng được coi là có tư cách pháp nhân và được áp dụng Luật thuế pháp nhân).

Theo quy định của Luật thuế pháp nhân Nhật Bản, pháp nhân bị đánh thuế được gọi là pháp nhân thông thường, gồm công ty, công ty tương hỗ, tổ hợp doanh nghiệp, pháp nhân bệnh viện. Ở Nhật Bản không có sự phân biệt pháp nhân theo yếu tố đối nhân hay đối vốn.

Điều 4 Luật thuế pháp nhân quy định các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế trên cơ sở phân biệt pháp nhân trong nước và pháp nhân nước ngoài trong đó:

Pháp nhân trong nước là pháp nhân có trụ sở tại Nhật Bản, bao gồm: pháp nhân thông thường, pháp nhân công cộng, pháp nhân công ích, hợp tác xã và tổ chức không có tư cách pháp nhân. (Pháp nhân trong nước có nghĩa vụ nộp thuế trên toàn bộ thu nhập, tuy nhiên, doanh nghiệp công ích và tổ chức không có tư cách pháp nhân chỉ bị đánh thuế đối với hoạt động phát sinh lợi nhuận, hoạt động nhận ủy thác chịu thuế và hoạt động kinh doanh hưu trí, pháp nhân công cộng không bị đánh thuế trong tất cả các hoạt động.).

Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân ngoài pháp nhân có trụ sở tại Nhật Bản. Thu nhập chịu thuế của pháp nhân nước ngoài chỉ là một phần thu nhập.

Theo pháp luật Nhật Bản, CTHD là công ty được hình thành bằng sự liên kết giữa các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn. CTHD là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập pháp nhân, còn các thành viên của CTHD có nghĩa vụ kê khai nộp thuế

48

theo Luật thuế thu nhập. Quy định này có sự tương đồng với pháp luật Việt nam, khác chăng là ở Nhật Bản CTHD chỉ gồm các thành viên hợp danh [19], còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong CTHD, ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn [28].

Nhật Bản là quốc gia khá thành công trong việc thực thi luật thuế TNCN. Bắt đầu từ năm 1947, Nhật Bản đã xác định thuế TNCN là sắc thuế cần thiết, phải giữ nguyên vị trí của nó trong hệ thống thuế quốc gia và tiến hành đổi mới phương pháp quản lý thuế thu nhập cá nhân, chuyển từ việc áp dụng cơ chế kê khai nộp thuế theo tính toán của cơ quan thuế thành cơ chế tự kê khai tính thuế. Bên cạnh đó áp dụng tính thuế dựa vào báo cáo kế toán của đối tượng nộp thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với người nộp thuế và cơ chế hành chính thuế...Thành công của Nhật Bản là đã nâng cao được công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế cho ngân

sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 47)