Đối với ngành nơng nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 56)

Aùp dụng mơ hình 1 – 2 – 7 trong sản xuất lúa

Mục đích của mơ hình

- Mơ hình này giúp người nơng dân trực tiếp và tự nhân giống để phục vụ cho sản xuất, giảm được chi phí đầu vào và tăng thêm thu nhập.

- Là phương pháp thuyết phục để trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới người nơng dân.

- Bằng cách này, người nơng dân sẽ chủ động được nguồn giống và liên tục cĩ giống mới để sử dụng.

Đặc điểm của mơ hình

- Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, phù hợp với thu nhập của người nơng dân.

- Diện tích áp dụng từ 1000m2 trở lên.

Mơ hình được thực hiện như sau:

Giả sử 1000m2 được chia theo tỷ lệ 1 – 2 – 7, tương ứng với mỗi phần sẽ được sử dụng như sau:

- Phần 1 (gọi là phần thử nghiệm): được dùng để gieo trồng thử nghiệm nhiều giống lúa (những giống lúa này nằm trong bộ giống lúa đã được tuyển chọn, khuyến cáo để sản xuất trong vùng chuyên canh lúa xuất khẩu).

- Phần 2 (gọi là phần sản xuất giống chủ lực): Từ những giống lúa đã gieo trồng ở phần 1 chọn lọc lại khoảng 2 đến 3 giống năng suất cao nhất, khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt nhất… tiếp tục thử nghiệm lần thứ 2 để theo dõi, đánh giá tính thích nghi của chúng, chọn ra một giống tốt nhất phục vụ cho sản xuất.

- Phần 7 (gọi là phần sản xuất lúa thương phẩm): chỉ sử dụng một giống tốt nhất được chọn ra từ sản xuất thử nghiệm ở phần 2.

Yêu cầu trong giai đoạn thử nghiệm phần 1 và phần 2, cán bộ khuyến nơng các huyện nên giám sát chặt chẽ và hướng dẫn sử dụng các cơng cụ, thuốc bảo vệ thực vật, phân bĩn … từ khâu gieo trồng, chăm sĩc đến đánh giá giống và thu hoạch để người nơng dân nắm được kỹ thuật canh tác đồng thời đảm bảo cho việc

chọn lựa và sử dụng giống lúa thích hợp cho chính địa phương mình ở những vụ sau được chính xác.

Mơ hình nên áp dụng đều đặn qua các vụ thì mới đảm bảo duy trì nguồn giống được thường xuyên trong quá trình sản xuất.

Hiệu quả kinh tế, xã hội :

Bằng mơ hình này, người nơng dân khơng lo mất trắng, trên phần diện tích lớn (7/10) luơn luơn cĩ giống lúa “chắc ăn” đảm bảo năng suất cao. Đồng thời trên phần diện tích hạn hẹp (tổng số 3/10) nơng dân cĩ cơ hội thử nghiệm 2 lần để chọn ra giống lúa tốt nhất, thích nghi thực sự trên phần đất cĩ sẵn và làm cho người nơng dân hồn tồn thỏa mãn với sự lựa chọn của minh, phát huy tính tự chủ và chủ động trong sản xuất.

Mơ hình này cũng là cách tốt nhất để nơng dân tiếp cận với tiến bộ KHKT mới, họ sẽ say mê hơn, thiết tha hơn với cơng tác thí nghiệm, lựa chọn và quyết định cho vận mệnh của mình trên chính mảnh đất của họ.

Mơ hình này nên được áp dụng cùng các tiến bộ kỹ thuật khác như máy sạ hàng, bĩn phân theo bảng so màu... như thế sẽ tiết kiệm được lượng giống và sử dụng đúng liều lượng phân bĩn và thuốc bảo vệ thực vật.

Mơ hình này nếu được áp dụng rộng rãi sẽ gĩp phần lớn vào chủ trương tăng diện tích lúa xuất khẩu lên 140.000 ha của Tỉnh, và đặc biệt đầu tư sản xuất lúa xuất khẩu trên thực tế sẽ khơng cao và hồn tồn chủ động được khâu giống.

Sau đây là bài tốn cho 1 gia đình cĩ 5.000m2 đất canh tác khi áp dụng mơ hình 1-2-7 (chỉ tính riêng năng suất cho phần diện tích nhân giống chủ lực chiếm 2/10 tổng diện tích cĩ sẵn).

5000m2

Diện tích: 500m2 1000m2 3500m2

Năng suất: Thử nghiệm 500 kg Lúa thương phẩm

giống cần cho SX đại trà (10%)

50 kg cho 3500m2

Giống dư cĩ thể cung cấp cho nơng dân khác (90%) 450 kg (cho khoảng 40.000m2)

Chúng ta cĩ dự kiến tổ chức 1 triệu ha chuyên sản xuất lúa xuất khẩu, theo lý thuyết, ta cần phải cĩ 20.000 ha để tổ chức sản xuất giống. Việc tổ chức sản xuất giống trên diện rộng như vậy sẽ gặp khơng ít khĩ khăn. Tuy nhiên, nếu theo mơ hình này và theo bài tốn của 1 gia đình nơng dân đã tính ở trên thì chúng ta chỉ cần 125.000 gia đình cĩ diên tích 0.5 ha là đã chủ động được tồn bộ khâu giống (trên thực tế, ở ĐBSCL, nhiều gia đình cĩ trên 0.5 ha đất canh tác (xem phụ lục 7)) và tổ chức sản xuất ở qui mơ nhỏ, theo nơng hộ chủ động sẽ đơn giản hơn nhiều nếu người nơng dân thực sự nhìn thấy hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế trên cùng một địa phương, chỉ cần 10% số hộ làm theo mơ hình 1ù- 2-7 là đã đủ cung ứng giống cho tồn địa phương đĩ (vì thực tế, họ chỉ dùng hết tối đa 10% tổng lượng giống họ trực tiếp sản xuất ra).

Nếu làm bài tốn để phân tích hiệu quả kinh tế trên 1000 m2, ta sẽ thấy như sau:

Các chỉ tiêu Sản xuất bình thường Sản xuất theo mơ hình 1 – 2 – 7

Diện tích

Năng suất trung bình Giá bán

- Lúa hàng hĩa - Lúa giống Chi phí mua giống Lợi nhuận thu được - Lúa hàng hĩa - Lúa giống 1000m2 5 tấn/ha 1500 đồng/kg 2000 đồng/kg 2000 đồng * 10kg = 200.000 đồng 5 * 1500 – 200.000 = 7.300.000 đồng 700 m2 + 200m2 5 tấn/ha 1500 đồng/kg 2000 đồng/kg 0 0.7 * 5 * 1500 = 5.250.000 đồng 0.2 * 5 * 2000 * 90% = 1.800.000 đ Tổng cộng: 8.050.000 đồng Giả sử :

- Sản xuất theo 2 mơ hình: mơ hình sản xuất bình thường và mơ hình 1-2-7

- Bán được lúa giống và khơng tính đến chi phí phân bĩn, chăm sĩc

- Ở mơ hình 1-2-7 sử dụng 1000m2 làm thử nghiệm

Theo đĩ, hiệu quả kinh tế tăng thêm là 750.000 đồng trên 1000m2 nếu cĩ sản xuất lúa giống so với chỉ sản xuất lúa thường.

Thực tế cho thấây, nếu khơng chủ động được nguồn giống mà phải đi mua giống gốc tại Viện Lúa ĐBSCL hoặc Trường ĐHCT hay các Trung tâm giống

khác, giá lúa giống cĩ thể rất cao, đơi khi lên tới 3 - 4000 đồng/kg. Khi đĩ sản xuất đại trà cịn cĩ thể gặp nhiều khĩ khăn hơn nữa.

Tĩm lại, đây là một mơ hình đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng mà lại mang tính khả thi cao, hồn tồn phù hợp cho nơng dân vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay nên được khuyến cáo trong sản xuất.

Tĩm tắt chương 3

Xuất phát từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của tỉnh trong thời qua đồng thời theo dự báo nhu cầu tiêu dùng gạo trên thế giới cùng với khả năng sản xuất của tỉnh quan điểm và mục tiêu sản xuất lúa gạo xuất khẩu của tỉnh đĩ là: Cần phải đảm bảo tính bền vững sinh thái trong sản xuất bằng phương thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, đa dạng hố sản phẩm, tăng nhanh sản lượng hàng hố để khơng ngừng cải thiện đời sống của người nơng dân. Những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh là: Quy hoạch vùng chuyên canh lúa xuất khẩu để tập trung đầu tư TBKT, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thơng qua việc đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng, xây dựng và củng cố các câu lạc bộ sản xuất giống, các HTXNN. Kết hợp xây dựng các cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đường giao thơng nơng thơn, phương tiện chế biến… cần được thực hiện một cách đồng bộ. Để nâng cao chất lượng lúa gạo trong khâu canh tác thì giải pháp sinh học là cần thiết, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đĩ, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu cũng cần được đẩy mạnh. Nâng cao nguồn nhân lực thong qua các mối liên hệ sẵn cĩ với các Viện, Trường để tiếp cận và tiếp thu những thành quả KHKT tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để nơng dân được hưởng lợi ích thực sự. Như vậy chắc chắn gạo Cần Thơ khơng những cĩ chỗ đứng vững chắc ngay trong thị trường nội địa mà cịn cĩ vị thế trên thị trường thế giới.

Những giải pháp chủ yếu trên được đưa ra nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nĩi riêng và của Việt Nam nĩi chung trong giai đoạn từ nay tới năm 2010. Để đạt được mục tiêu trên người sản xuất lúa của Cần Thơ cần sự giúp đỡ to lớn của các cấp chính quyền trong tỉnh dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, thơng qua các chủ trương chính sáchngày càng khuyến khích nơng dân sao cho họ thấy được lợi ích và trách nhiệm của người sản xuất hàng hố xuất khẩu để họ tự nguyện vận dụng những mơ hình sản xuất tiên tiến một cách sáng tạo trên đồng ruộng của họ.

KẾT LUẬN

Với lợi thế sẵn cĩ của một tỉnh nơng nghiệp nằm ở trung tâm ĐBSCL, được thiên nhiên ưu đãi, và hiện tại hơn 70% số dân sống bằng nghề trồng lúa. Với sự phát triển ngày càng nhanh và tiến bộ của các hệ thống hạ tầng cơ sở, các biện pháp khoa học kỹ thuật… càng tăng thêm tầm quan trọng của một tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo vào loại lớn nhất của cả nước.

Thế giới biết đến Việt Nam sau năm 1975 là nhờ hạt gạo. Từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn đứng thứ 2 trên thế giới. Hạt gạo Việt Nam khơng chỉ nuơi người nước Nam mà cịn gĩp phần nuơi sống nhiều người ở nhiều nước khác, trong đĩ tỉnh Cần Thơ đã đĩng gĩp 20% khối lượng gạo hàng hố.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tỉnh Cần Thơ cùng cả nước đang trên con đường CNH, HĐH. CNH,HĐH trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cũng đang được đẩy mạnh, ngày càng cĩ hiệu quả nhờ cĩ sự giúp đỡ của nhà nước. Những TBKT của ngành sản xuất lúa được áp dụng vào sản xuất ngày càng sâu rộng. Các thiết bị cho thu hoạch, chế biến, bảo quản ngày càng được cải tiến. Thơng qua các hình thức, tổ chức khuyến nơng từ trung ương đến cơ sở, người nơng dân đã tự nguyện ứng dụng các biện pháp KHKT tiên tiến trong quá trình sản xuất trên đồng ruộng của họ để tận dụng tối đa những lợi thế vốn cĩ, đang cĩ và sẽ cĩ trong quá trình sản xuất lúa gạo hàng hố xuất khẩu.

Chỉ trong một thời gian ngắn tồn bộ giống lúa cũ, năng suất thấp, chất lượng kém đã được thay thế bằng các giống mới tốt hơn cả về năng suất và chát lượng. Gạo Việt Nam, trong đĩ cĩ Cần Thơ dã trở thành một mặt hàng quen thuộc của các bạn hàng vùng Đơng nam châu Á (đáng kể là Indonesia, Malaysia, Philippines và các nước châu Phi và một phần tham nhập vào các nước SNG và châu Âu). Từ năm 1990 đến nay, năng suất, khối lượng sản phẩm, diện tích trồng lúa của tỉnh đã khơng ngừng tăng lên một cách vững chắc. Gạo Cần Thơ sẽ tăng thêm được lịng tin của các bạn hàng truyền thống cùng cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới (Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ).

Thấy rõ khả năng và hạn chế của mình, biết được những thế mạnh của các bạn đồng nghiệp, những năm qua Chính phủ Việt Nam đã cĩ những chính sách đúng đắn, cải tiến trong quá trình sản xuất lúa xuất khẩu. Những vùng sản xuất lúa chất lượng cao đang được hình thành và quy hoạch. Những giống lúa chất lượng kém được loại bỏ, những biện pháp kỹ thuật để sản xuất gạo chất lượng

cao được áp dụng vừa giảm chi phí cho ngưi sản xuất đồng thời tăng phẩm chất gạo hàng hố để ngày càng rút ngắn khoảng cách chênnh lệch và tiến tới ngang bằng giá cả với hàng hố của các nước cĩ truyền thống xuất khẩu gạo trên thế giới. Cĩ như vậy hạt gạo Cần Thơ mới giữ vững được bạn hàng kéo theo đĩ là đảm bảo ổn định đời sống của người sản xuất lúa. Và điều quan trọng đặc biệt là chuẩn bị để ngành sản xuất lúa gạo xuất khẩu gạo vững vàng khi Việt Nam gia nhập các Hiệp hội thương mại Quốc tế và WOT.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ, Cần Thơ nhất định sẽ nhận được sự giúp đỡ ngày một nhiều hơn, to lớn hơn của nhà nước để mãi mãi là mọt tỉh trọng điểm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa xuất khẩu ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)