Giải pháp về quy hoạch và đầu tư vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu 1.Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 43)

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo là yêu cầu của thị trường gạo thế giới, vừa là mục tiêu của Tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để làm được điều này quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao là cần thiết và là căn cứ quan trọng để chủ động nguồn hàng cho thị trường xuất khẩu. Đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động theo quy trình canh tác gồm 7 khâu liên hồn: canh tác – thu hoạch – chế biến – đĩng gĩi – bảo quản – vận chuyển – cảng khẩu để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tỉnh đã cĩ phương hướng quy hoạch như sau:

- Giai đoạn 2000 – 2005, quy hoạch diện tích vùng chuyên canh từ 80.000 – 100.000 ha, năng suất bình quân 10 tấn /ha/năm, sản lượng 800.000 -1000.000 tấn lúa.

- Địa bàn tập trung chủ yếu ở Thốt Nốt (46 ha) với 9 xã và Nơng trường Cờ Đỏ. Huyện Ơ Mơn khoảng 38.000 ha với 8 xã và Nơng trường Sơng Hậu. Các huyện Long Mỹ, Châu Thành, Vị Thanh, Vị Thủy mỗi huyện khoảng 5000 – 6000 ha. - Giai đoạn 2006 – 2010 tăng diện tích lên 110.000 – 140.00 ha, năng suất 10- 12 tấn /ha/năm. Sản lượng 1.100.000 – 1.700.000 tấn/năm. Dự kiến mở rộng thêm 40.000 ha ở các huyện Long Mỹ, Châu Thành, Vị Thanh, Vị Thủy, Phụng Hiệp.

Tính đến cuối năm 2002, Tỉnh đã đầu tư cho các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao được 40.000 ha, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, sản lượng 400.000 tấn. Với tiến độ này, việc thực hiện xây dựng và phát triển vùng chuyên canh của tỉnh rất thuận lợi. Tuy nhiên, chất lượng gạo xuất khẩu chưa cao, hiệu quả kinh tế mang lại cho nơng dân sử dụng giống lúa chất lượng cao khơng đáng kể. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần cĩ những giải pháp sau:

Một là, tăng cường đầu tư cho cơng tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa nhằm đáp ứng các yêu cầu cao hơn về năng suất và chất lượng lúa gạo trong những năm tới, đặc biệt chú ý đến những giống lúa đặc sản cĩ mùi thơm.

Chính phủ nên chăng khuyến khích cơng tác nghiên cứu khoa học bằng cách đầu tư hơn nữa vốn và trang thiết bị cho hoạt động nghiên cứu trong phịng và thí nghiệm ngồi đồng ruộng; Nâng cao trình độ chuyên mơn cho các nhà khoa học dưới hình thức đào tạo ngắn hoặc dài hạn ở các nước cĩ nền nơng nghiệp phát triển.

Hai là, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa:

- Sử dụng giống lúa mới ngắn ngày cĩ năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh hại, phổ thích nghi rộng.

- Áp dụng phương pháp sạ hàng: tác dụng của phương pháp này giúp người nơng dân tiết kiệm được một khối lượng giống đáng kể (nếu sạ lan phải dùng 200 –250 kg/ha trong khi sạ hàng chỉ hết 100 - 150 kg/ha), dễ chăm sĩc, giảm yêu cầu về thuốc sát trùng trừ sâu bệnh hại, trừ chuột phá, dễ khử lẫn. Ngồi ra cịn đĩng gĩp tích cực bảo vệ mơi trường sinh thái – một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Thêm vào đĩ là năng suất cao hơn và chất lượng gạo được đảm bảo. - Dùng bảng so màu lá để bĩn phân đạm cho lúa. Phương pháp này rất đơn giản, bất kỳ người nơng dân nào cũng sử dụng được. Với bảng so màu nơng dân sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất do sử dụng một lượng phân đạm vừa đủ, đồng thời cũng giảm tác hại tới mơi trường.

Ba là, đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng vì đây là khâu cuối cùng của khoa học và thước đo chính xác nhất kết quả nghiên cứu khoa học. Cụ thể như sau: - Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hĩa các hình thức khuyến nơng bao gồm xây dựng các chương trình và dự án khuyến nơng ở các mức ngân sách cĩ sự tham gia trực tiếp của nơng dân. Xây dựng các mơ hình trình diễn, huấn luyện, tham quan, thơng tin, hội thảo, triển lãm, hội thi và tơn vinh nơng dân sản xuất giỏi… Gia tăng các CLB khuyến nơng, chi hội khuyến nơng, nhĩm sở thích, xã ấp khuyến nơng tự quản, nhĩm quản lý khuyến nơng nơng thơn… Từ đây người nơng dân cĩ điều kiện tiếp xúc tiến bộ kỹ thuật, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tăng số lượng và chất lượng khuyến nơng viên trên tất cả các địa bàn. Cán bộ khuyến nơng cần phải sâu sát thực tiễn, hỏi nhiều, học nhiều, đi nhiều, tổng kết các mơ hình hiệu quả, nắm sát thị trường, lựa chọn tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và cơng nghệ thích hợp, tiến hành và phối hợp thực nghiệm khoa học để xác định được TBKT và cơng nghệ thích hợp các vùng sinh thái để chuyển giao cho hộ nơng dân, đồng thời chuyển lại cho các nhà khoa học những vướng mắc của nơng dân.

- Tổ chức khuyến nơng cần được xây dựng hồn chỉnh theo 2 hệ thống: nhà nước và tự nguyện và cĩ chính sách xã hội hĩa hoạt động khuyến nơng, đặc biệt là tăng cường liên kết với Viện lúa ĐBSCL và trường Đại học Cần Thơ.

- Chọn lựa những giống lúa năng suất, chất lượng cao và cơng nghệ để xây dựng các chương trình, dự án khuyến nơng. Phải cĩ những ưu tiên cho nhĩm nơng

dân nào áp dụng các chương trình khuyến nơng đạt hiệu quả cao nhất như khen, thưởng…

Bốn là, xây dựng nhiều HTXNN vững mạnh nhằm khuyến khích ngày càng tăng số xã viên trong tỉnh.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, trước hết các HTX cần cĩ sự chỉ đạo, định hướng của các cấp các ngành để tránh lập lại những sai lầm như đã mắc phải trong những thập niên trước đây. Sau đĩ là HTX phải thích ứng thị trường một cách năng động làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp nơng dân ứng dụng tiến bộ trong sản xuất, bảo quản, do đĩ HTX cần:

- Hướng dẫn và hỗ trợ nơng dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất các loại giống lúa vừa là thế mạnh của địa phương vừa là đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

- Năng động tìm kiếm đối tác và liên kết sản xuất, ký kết các hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm. Dựa vào đĩ để hướng dẫn xã viên sản xuất và thu gom sản phẩm tiêu thụ.

- Các HTX nên chăng liên kết với các doanh nghiệp thành lập cơng ty cổ phần; nơng dân gĩp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, các doanh nghiệp đầu tư vốn kỹ thuật, nơng dân trực tiếp sản xuất trên phần đất gĩp hoặc cho thuê. Như thế sẽ tạo được mối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Hoặc các HTX liên kết với nhau thành các liên hiệp hoặc liên minh HTX nhằm tăng sức mạnh về vốn.

Năm là, áp dụng đồng bộ các biện pháp trên nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng lúa gạo. Vì, nếu khơng giải quyết được những vấn đề này thì khĩ cĩ thể tăng được diện tích và sản lượng lúa chất lượng cao như mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 43)