Mơi trường bên trong

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 31)

Mặc dù cĩ nhiều thuận lợi từ các yếu tố mơi trường bên ngồi nhưng việc tận dụng và phát huy chúng đến mức nào cịn phụ thuộc vào nội lực của mỗi tỉnh địa phương. Đối với tỉnh Cần Thơ bên cạnh những ảnh hưởng từ bên ngồi cịn cĩ những ảnh hưởng từ mơi trường bên trong như sau:

Thuận lợi

- Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh lúa gạo luơn được sự chỉ đạo quan tâm sâu sát của Tỉnh ủy cùng với các ngành chức năng hỗ trợ, giúp đỡ các nhà sản xuất, tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác xuất khẩu.

- Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng và các nhà trung gian, mơi giới.

- Là tỉnh tập trung đơng nhất các nhà khoa học giỏi chuyên mơn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nơng nghiệp. Viện lúa ĐBSCL và trường Đại học Cần Thơ – nơi cĩ hàng trăm cán bộ nghiên cứu khoa học – đã cĩ những đĩng gĩp to lớn

trong việc cải tạo và tạo ra những giống lúa cao sản chất lượng tốt, ngắn ngày phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

- Số xã viên trong các HTX và đồn thể liên tục gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đĩ, một số HTX đã đầu tư mua sắm máy mĩc, trang thiết bị phục vụ sản xuất như máy cơng cụ, lị sấy lúa, máy chế biến … gĩp phần giảm chi phí sản xuất và tăng cơ hội chế biến sản phẩm tốt, đạt chất lượng.

- Hệ thống giao thơng đã và đang được tu sửa, nâng cấp sẽ gĩp phần cho lưu thơng hàng hĩa của vùng thuận lợi và nhanh chĩng hơn

- Nguồn lao động phục vụ nơng nghiệp dồi dào.

Khĩ khăn

- Trước những biến động chung của kinh tế, chính trị tồn cầu, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ cũng đang phải đối mặt với những khĩ khăn như sức mua của người tiêu dùng giảm, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt… Do đĩ cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của tỉnh.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tuy cĩ tiến bộ nhưng vẫn chưa cao, giá thành sản xuất lúa gạo cịn cao, khả năng cạnh tranh chưa được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp nhà nước chưa đủ mạnh cả về quy mơ, cơng nghệ, thị trường để cĩ thể phát triển mạnh và bền vững. Các doanh nghiệp tư nhân cũng cịn nhiều hạn chế, nhất là vốn nên khơng thể vươn tới các thị trường xa và lớn được.

- Cơ sở hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn tuy đã được tỉnh tăng cường tập trung đầu tư, nhưng vẫn cịn trong tình trạng thấp kém, chưa đồng bộ, nên chưa đáp ứng kịp cho nền sản xuất hàng hĩa và dịch vụ. Hệ thống giao thơng vận tải và thơng tin liên lạc cịn yếu kém.

- Cơng tác tổ chức sản xuất và thu mua nhằm gắn kết các khâu từ sản xuất – chế biến – tiêu thụ nơng sản chưa đồng bộ. Điều đĩ làm cho nơng dân sản xuất lúa khơng tập trung, khơng đồng bộ nên hiệu quả của lúa gạo hàng hĩa mang lại chưa cao. Do vậy, các doanh nghiệp bị động trong việc thu gom sản phẩm.

- Cơng tác nghiên cứu thị trường và tiếp thị cho đầu ra của nơng sản hoạt động chưa cĩ hiệu quả. Hệ thống thơng tin liên lạc cịn nhiều hạn chế, nên việc nắm bắt thơng tin thị trường nơng sản trong nước và thế giới chưa kịp thời.

- Trình độ quản lý HTX cịn yếu kém do hầu hết các cán bộ tham gia cơng tác quản lý chưa cĩ trình độ đại học. Trình độ dân trí của nơng dân, lực lượng lao

động chủ yếu cịn thấp, theo điều tra xã hội học – trình độ của nơng dân vùng ĐBSCL chỉ ngang với mức các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức và áp dụng TBKT vào sản xuất.

- Đã quy hoạch vùng sản xuất cho giống lúa chất lượng cao, nhưng việc thực hiện cịn nhiều khĩ khăn; nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao cao hơn các giống lúa cũ do nơng dân tự phát sản xuất trong khi đĩ giá thu mua lúa chất lượng cao chỉ ngang bằng hoặc cao hơn nhưng khơng nhiều. Do đĩ lợi nhuận thu được từ lúa chất lượng cao là khơng đáng kể, làm cho nơng dân chưa thiết tha với giống mới.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 31)