- Cần phân loại các vùng nơng thơn để áp dụng những chính sách khuyến khích phát triển phù hợp ví dụ như những địa phương xa trung tâm, đường xá đi lại quá khĩ khăn, kinh tế chưa phát triển sẽ được miễn giảm thuế, trợ giá, trợ cước đối với những hộ dân tham gia sản xuất lúa chất lượng cao.
- Tăng cường các hình thức hỗ trợ đối với nguyên liệu cho nơng nghiệp theo hướng người nơng dân được hưởng trực tiếp, giảm các hệ thống thưởng đầu ra (trả huê hồng cho người tiêu thụ) mà người được hưởng là các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu.
- Ủy ban nhân dân tỉnh cần xem xét và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh phí cho cơng tác xúc tiến thị trường, tham dự hội chợ, tham quan triển lãm… Khuyến khích các doanh nghiệp cĩ ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài cho xuất khẩu.
- Nhà nước, tỉnh Cần Thơ và các ngành liên quan cần bổ sung các chính sách nhằm hỗ trợ các HTXNN về vốn tín dụng và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các đối tác nước ngồi liên kết với các HTX để đầu tư sản xuất – bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thơng nơng thơn, hình thành chợ nơng thơn và chú trọng cung cấp thơng tin về nhu cầu thị trường để hướng dẫn cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tỉnh nên kết hợp với trường Đại học Cần Thơ và Viện Luá ĐBSCL để cĩ kế hoạch đào tạo con em nơng dân học ngành nơng nghiệp về phục vụ tại địa phương.
- Đề nghị trạm khuyến nơng của mỗi huyện phải quản lý, giám sát việc thực hiện vùng lúa chuyên canh xuất khẩu theo đúng quy hoạch của tỉnh một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của lúa gạo xuất khẩu.