Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 51)

Nhằm củng cố, giữ vững đồng thời mở rộng thị phần ngành nơng nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, chúng ta nên chú trọng vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách:

+ Quy hoạch và thực hiện vùng sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng tiết bộ kỹ thuật; tuyển chọn giống mới, năng suất và cĩ giá trị xuất khẩu cao; đầu tư trang thiết bị đồng bộ ngay từ khâu sản xuất cho đến khi chế biến nhằm tạo ra sản

phẩm chất lượng cao, đồng đều, ổn định, khối lượng khơng bị thất thốt, mẫu mã hàng hĩa hấp dẫn.

+ Đối với những thị trường khĩ tính, cĩ nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cao, nên tìm hiểu những quy định về tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, bao bì đĩng gĩi… để cĩ được sản phẩm phù hợp thì mới cĩ thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này.

+ Nên cĩ sản phẩm đặc trưng bằng cách tăng nhanh gạo đặc sản chất lượng cao của vùng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

+ Xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu.

Thứ hai,giảm giá thành sản xuất để sản phẩm cùng chủng loại cĩ được giá bán ngang bằng hoặc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Để làm được việc này cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: + Chính phủ cần hỗ trợ kịp thời nguồn giống và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nơng dân.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường, bến bãi và các nhà máy chế biến, bảo quản lúa sau thu hoạch.

+ Nên cải tiến hệ thống lưu thơng phân phối theo hướng giảm bớt các khâu trung gian, từ đĩ sẽ giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, tỷ lệ hao hụt, rút ngắn thời gian vận chuyển. Cĩ thể cải tiến trên cơ sở tham khảo hệ thống lưu thơng phân phối gạo của Thái lan như hình 2 dưới dây:

Hình 2: Hệ thống lưu thơng phân phối gạo ở Thái Lan NƠNG DÂN Các HTX nơng nghiệp Chương trình mua lúa của chính phủ Cơ sở xay xát huyện hoặc tỉnh Thương nhân cấp làng xã Thương nhân cấp huyện Các đại lý Người bán lẻ Liên đồn HTXNN Cơ sở xay xát HTX Người bán buơn Thương nhân các tỉnh Người tiêu dùng trong ước Các nhà xuất khẩu

Nếu tham khảo theo mơ hình này, chúng ta vẫn thực hiện theo chủ trương của nhà nước là tự do hĩa lưu thơng phân phối, quy tụ các đầu mối xuất khẩu và mở rộng quyền tự chủ cho tư nhân mua bán lúa gạo xuất khẩu. Bên cạnh đĩ, lơi kéo được các HTXNN tham gia tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đĩ cĩ thể chuyển đổi phát triển thành các doanh nghiệp.

+ Nâng cao chất lượng các dịch vụ sản xuất, vận chuyển cần thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn. Cảng chuyên dụng phải được trang bị những cơng cụ chuyên dùng hỗ trợ cho việc bốc xếp hàng xuất khẩu.

Thứ ba, đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu để cung ứng đúng thời điểm. + Xây dựng ngân hàng thĩc nhà nước nên đầu tư hệ thống kho bãi đủ lớn với các điều kiện bảo quản tốt, cho phép thu mua lúa của nơng dân vào thời điểm thu hoạch theo giá chỉ đạo sau đĩ chế biến và cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bằng cách này, chúng ta cĩ thể chủ động hơn trong nguồn hàng.

+ Các doanh nghiệp nên ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trực tiếp với nhĩm nơng dân, tổ sản xuất, tập đồn hoặc HTX, giá thu mua theo thỏa thuận cĩ lợi cho cả hai. Tuy nhiên để hạn chế vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho người sản xuất phải cĩ điều kiện pháp lý ràng buộc giữa doanh nghiệp với người sản xuất và người sản xuất với doanh nghiệp.

Thứ tư, hoạt động thị trường và tiếp thị sản phẩm:

+ Đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm thị trường. Ngồi việc củng cố thị trường truyền thống như Malaixia, Philipin… nên khai thác thị trường châu Phi – nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường này rất lớn, hiện tại phải giải quyết nạn đĩi do vậy đây là một thị trường rất dễ tính. Bên cạnh đĩ thâm nhập vào những thị trường cao cấp như Nhật Bản, EU… cũng cần chú trọng.

+ Nên nhanh chĩng xây dựng thương hiệu sản phẩm.

+ Tích cực tham gia các hội thảo hội chợ triển lãm qua đĩ để giới thiệu, chào hàng sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm bạn hàng để ký kết các hợp đồng thương mại.

Thứ năm, Để thực hiện tốt những giải pháp trên cần phải cĩ sự liên kết của bốn nhà :Nhà nơng – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nước.

3.4. Kiến nghị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 51)