Thu hoạch và cơng nghệ sau thu hoạch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 26)

Tình hình thu hoạch lúa và cơng nghệ sau thu hoạch ở tỉnh Cần Thơ trong những năm qua cĩ thể thấy như sau:

Đối với thu hoạch

Do thực trạng sản xuất lúa hiện nay cịn nhiều bất cập đĩ là sản xuất lúa chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, chưa chủ động được tưới tiêu do đĩ dẫn đến tình trạng thời gian gieo sạ giữa các vùng khơng đồng nhất. Bên cạnh đĩ, sử dụng nhiều giống lúa khác nhau nên thời gian sinh trưởng là khác nhau dẫn đến việc thu hoạch lúa khơng được tập trung và thời gian thu hoạch kéo dài.

Vụ Đơng Xuân do điều kiện thời tiết khơng cĩ mưa rất thuận lợi cho khâu thu hoạch, dễ phơi được hạt thĩc khơ vàng, đẹp mắt. Tuy nhiên, do khơng cĩ đủ sân phơi và nơng dân thường cĩ thĩi quen để lúa quá chín, phơi lúa theo mớ trên

ruộng nên lúa khơ khơng đồng đều dẫn đến hạt gạo bị gãy khi chế biến, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm cấp gạo xuất khẩu.

Vụ Hè Thu mưa nhiều, cuối vụ thường cĩ lũ nên nơng dân thường thu hoạch sớm tránh lũ (khi cây lúa chưa chín hồn tồn) chấp nhận năng suất giảm từ 15 – 20 %, để tránh thiệt hại hoặc mất trắng. Thêm vào đĩ, do thiếu nắng - lúa phơi khơng được khơ, hệ thống lị sấy đạt tiêu chuẩn chưa nhiều làm cho chất lượng gạo sau chế biến chưa đạt yêu cầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo xuất khẩu.

Cơng nghệ sau thu hoạch

Trong sản xuất lúa, hệ thống sau thu hoạch bao gồm một loạt các khâu bao như gặt, tuốt, phơi sấy, phân loại, làm sạch, xay xát chế biến, vận chuyển, bảo quản… Tồn bộ hệ thống này của tỉnh chưa đồng bộ, chưa đúng tiêu chuẩn và trình độ tổ chức cịn yếu kém, mang nặng tính truyền thống giản đơn, thủ cơng lạc hậu. Đặc biệt trong khâu bảo quản cịn quá ít các phương tiện phịng chống tác nhân gây hại như chuột, mối, mọt, ẩm mốc.

Thực tế là nhiều bà con nơng dân đã tận dụng sân nhà, đường lộ để phơi lúa do chưa cĩ đủ sân phơi làm cho lúa khơ khơng đúng yêu cầu sơ chế, lẫn sạn, sỏi. Thêm vào đĩ, số lượng máy sấy hiện cĩ của tỉnh chưa đủ đáp ứng nhu cầu sấy lúa của nơng dân (số máy sấy của cả tỉnh Cần Thơ năm 2002 là 700 máy SRR trong đĩ 614 máy 4-8 tấn /mẻ) mới đáp ứng được 10,22% nhu cầu cả năm và 31,76 % trong vụ hè thu, trong khi lượng máy sấy cần cĩ là 2.400 máy mới đáp ứng đủ nhu cầu sấy ở vụ Hè Thu.

Hiện nay hầu hết hệ thống máy xay xát dùng trong chế biến đã cũ kỹ lạc hậu, điều này dẫn đến hạt gạo sau chế biến khơng đồng nhất làm giảm chất lượng gạo hàng hố. Bên cạnh đĩ hệ thống kho bảo quản cịn tạm bợ, xuống cấp, khơng đủ trang thiết bị để bảo quản sản phẩm. Trong khi đĩ ở những nước như Thái Lan thì đây là những khâu được đầu tư nhiều nhất với các trang thiết bị hiện đại do đĩ chất lượng gạo xuất khẩu của họ luơn chiếm được ưu thế trên thị trường gạo thế giới.

Theo kết quả điều tra của Viện Cơng nghệ sau thu hoạch và Tổng cục thống kê (trích dẫn - Lúa gạo Việt Nam trước thiên nhiên kỷ mới hướng xuất khẩu, trang 206), tỷ lệ tổn thất bình quân sau thu hoạch lúa của Việt Nam diễn ra cụ thể ở các khâu như sau:

- Khâu vận chuyển: 1,2 –1,5% - Khâu nhai (tuốt): 1,4 –1,8% - Khâu phơi (sấy) 1,9 –2,1% - Khâu bảo quản: 3,2 –3,9% - Khâu xay xát chế biến: 4,1 –5,0%

Tổng số: 13,9 –16.0%

Như vậy tổn thất lớn nhất là ba khâu cuối, chiếm 68 –70% tổng số tổn thất, trong khi đĩ ở các nước tiên tiến thường chỉ chiếm 3,9 –5,6%. Với thực trạng cơng nghệ sau thu hoạch của tỉnh như trên rõ ràng chúng ta đã, đang và sẽ bị thất thốt một khối lượng lúa gạo đáng kể, điều đĩ đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của tồn tỉnh kể cả về số lượng và chất lượng trong những năm qua.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (Trang 26)