Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.5. Bài học kinh nghiệm

Đánh giá hiệu quả hoạt đông kinh doanh bằng thẻ điểm cân bằng giúp các ngân hàng nhìn rõ cục diện các vấn đề cốt lõi, các điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng mình và tìm ra các giải pháp toàn diện hơn là chỉ đánh giá qua các chỉ tiêu tài chính. Năm 2001 trên thế giới đã có khoảng 50% các công ty lớn và ngân hàng ở khu vực Nam Mỹ và 45% ở Châu Âu áp dụng mô hình BSC, nhƣng đến nay hầu nhƣ các công ty, tập đoàn và ngân hàng lớn đều áp dụng BSC trong quản trị điều hành của mình.

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ mối quan hệ giữa xây dựng chiến lƣợc với điều hành và phát triển doanh nghiệp cũng nhƣ quan tâm đến việc gắn kết tầm nhìn chiến lƣợc với thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh.Sự thay đổi đó là một tiền đề tốt để các doanh nghiệp tiến những bƣớc vững chắc trong xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phù hợp với lợi thế cạnh tranh của mình và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trƣờng.

Cho đến nay để đánh giá hiệu quả kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chỉ mới dựa vào các chỉ tiêu tài chính nhƣ doanh thu lợi nhuận. Việc đánh giá hiệu qủa kinh doanh một cáh toàn diện bằng hai công cụ BSC và KPI vẫn còn khá mới mẻ với doanh nghiệp trong nƣớc.đa phần mới ở giai đoạn thử nghiệm. Kết quả bƣớc đầu từ các doanh nghiệp đã áp dụng cho thấy, BSC và KPI phát huy tác dụng rõ rệt nhất ở các bộ phận " tiền sảnh" nhƣ tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng... Nhờ có công cụ đánh giá hiệu quả của công việc KPI mà động lực làm việc của nhân viên đƣợc cải thiện đáng kể và điều này đƣợc thể hiện qua ý thức, thái độ cũng nhƣ tinh thần làm việc nhóm.

Các ngân hàng, đã và đang triển khai áp dụng các công cụ đánh giá, đo lƣờng chiến lƣợc cho doanh nghiệp. Con số này cho thấy các doanh nghiệp lớn

của Việt Nam có sự chủ động trong việc chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ bản quá trình quản trị chiến lƣợc và quản trị doanh nghiệp.Và tháng 5 năm 2013 Vietinbank đã chính thức triển khai KPI trên toàn hệ thống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã đề cập tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại theo phƣơng thức của BĐCB. Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng liên quan đến mọi ngành, do vậy, NHTM tồn tại và phát triển là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế.

Đo lƣờng hiệu quả hoạt động hiện tại, chủ yếu dựa vào các thƣớc đo tính toán tài chính đã dần trở nên lỗi thời,. Hiệu quả kinh doanh qua góc nhìn của BSC tiến bộ hơn. ngƣời ta không còn đánh giá hiệu quả kinh doanh đơn thuần bằng các chỉ tiêu tài chính, mà là một tập hợp hoàn chỉnh các thƣớc đo hiệu suất tài chính và phi tài chính theo một quá trình từ trên xuống, đƣợc qui định bởi nhiệm vụ và chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị gồm phƣơng diện về khách hàng, quy trình nội bộ, đào tạo và phát triện, cuối cùng là chỉ tiêu tài chính.

Trong phƣơng diện đánh giá bằng chỉ tiêu tài chính, có các công cụ nhƣ tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trƣởng tín dụng, tỷ suất doanh lợi…

Trong chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank ) để đánh giá hiệu quả hoạt động, những thành tựu đã đạt đƣợc để tìm ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục, thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank .

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)