thuế và pháp luật quản lý thuế.
Hệ thống văn bản pháp luật về thuế đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết, trong đó quy định rõ các chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm về thuế. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, việc áp dụng các chế tài này còn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh, một số quy định còn chung chung dẫn đến các quan điểm về cách xử lý không thống nhất. Một số biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về thuế còn chưa đúng mức, chưa đủ sức ngăn chặn các vi phạm pháp luật thuế và đề cao tính tự giác của NNT. Do vậy cần phải đổi mới hình thức chế tài áp dụng đối với các DN vi phạm pháp luật thuế và pháp luật quản lý thuế.
- Đối với xử phạt vi phạm về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế: Khung xử phạt quá rộng nhưng mức xử phạt không cao (Cao nhất là 5.000.000 đồng). Để đảm bảo tính nghiêm minh và hạn chế hành vi vi phạm cần thu hẹp khung xử phạt và nâng cao mức xử phạt lên; tăng thẩm quyền cho người ra quyết định xử phạt.
- Đối với hành vi trốn thuế: Pháp luật cần quy định rõ chế tài đối với hành vi trốn thuế và hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì hai hành vi trên đều được coi là hành vi trốn thuế và áp dụng Điều 161 Bộ luật Hình sự để xác định trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam. Mức hình phạt quy định đối với các hành vi này là quá nhẹ, không tương xứng với hành vi vi phạm và chưa đảm bảo được tính răn đe giáo dục đối với loại tội này. Bộ luật Hình sự nên phân biệt rõ hai loại tội danh trên đây căn cứ vào hành vi phạm tội như đã phân tích ở trên, đồng thời phải tăng mức hình phạt đối với tội trốn thuế tương đương với mức hình phạt tội tham nhũng để đảm bảo tính răn đe và tương xứng với mức độ nguy hiểm mà hành vi này gây ra đối với Nhà nước và xã hội.
+ Nếu số lỗ lớn hơn vốn đầu tư: Yêu cầu làm thủ tục phá sản. Căn cứ Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 quy định pháp nhân phải có đủ các điều kiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 sau đây: “Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Căn cứ vào quy định đó, những DN lỗ hết vốn sẽ không còn tư cách pháp nhân.
+ Kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn hoàn thuế: cơ quan quản lý thuế được quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi doanh nghiệp khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật dân sự của Việt Nam quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế.