Chi cục Thuế Gia Lộc đã chú trọng đến việc tăng cường và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng quy trình của Tổng cục thuế ban hành, hàng năm đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thực hiện theo đúng quy trình, kế hoạch đã xây dựng.
Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2011 - 2013 như sau:
(1) Kết quả thanh tra:
Bảng 4.5: Kết quả truy thu thuế hàng năm qua hoạt động thanh tra thuế
Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Số lượng DN 2 2 3 100,00 150,00 122,47
Số thuế truy thu 215 296 385 137,67 130,07 133,82
- Trong đó : thuế TNDN 131 142 195 108,4 137,32 122,86
BQ số thuế truy thu/1 DN 107,5 148,0 128,3 137,67 86,71 109,26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 từ bảng 4.5 cho thấy được ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT thông qua công tác thanh tra của cơ quan thuế từ năm 2011-2013 chưa cao thể hiện tổng số thuế tăng thêm qua thanh tra tăng dần trong các năm, riêng thuế TNDN chiếm gần 50% trong tổng số thuế phát hiện tăng thêm qua công tác thanh tra
Bảng 4.5.1: Kết quả truy thu bình quân /01 đơn vị và tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số thuế truy thu bq/01đơn vị (Tr đổng) 106 148 128,3
Tỷ lệ DN được thanh tra (%) 7,25 6,04 5,77
(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở số liệu của Chi cục thuế Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)
(2) Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại cơ quan thuế.
Bảng 4.6: Báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại CQT
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Số hồ sơ đã kiểm tra 370 405 450 109,46 111,11 110,28 Số hồ sơ phải kiểm tra 510 670 780 131,37 116,42 123,67 Số hồ sơ phải điều chỉnh 15 21 25 140,00 119,05 129,10 Điều chỉnh tăng số thuế phải
nộp (triệu đồng) 115 25 27 21,74 108,00 48,45
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
(3) Kiểm tra tại trụ sở NNT.
Bảng 4.7: Báo cáo kiểm tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm trên địa bàn Gia Lộc
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu 2011 Năm Năm 2012 Năm 2013
So sánh (%) 2012/
2011
2013
/2012 BQ 1 Số doanh nghiệp hoạt động 102 134 156 131,37 116,42 123,67 2 Số doanh nghiệp vi phạm 25 28 27 112,00 96,43 103,92 3 Số tiền truy thu (triệu đồng) 915 1.150 1.657
125,68 144,09 134,57 4 Số tiền phạt hành chính (triệu đồng) 25 55 78 220,00 141,82 176,64 5 Giảm lỗ (triệu đồng) 2.186 1.950 2.386 89,20 122,36 104,47
(Nguồn: Chi cục thuế Gia Lộc2013 )
Qua bảng 1 ta có thể thấy mặc dù số doanh nghiệp vi phạm qua các năm tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp vi phạm / tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động giảm đi đáng kể qua từng năm. Năm 2011 tỷ lệ này là 24% thì năm 2012 là 20,1% và năm 2013 là 17,3%. Đây là một dấu hiêu khả quan bởi nó cho thấy việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế tốt hơn của các doanh nghiệp. Thời gian đầu khi mới thực hiện cơ chế tự khai tự nộp nên các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thường xảy ra sai sót nhưng sau đó các doanh nghiệp đã quen dần và áp dụng cơ chế mới tốt hơn.
Sự phối hợp giữa các bộ phận của cơ quan thuế trong quản lý thuế.
Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế thì mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong qui trình quản lý thuế như: Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học, Đội quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, Đội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Kiểm thuế... Mỗi Đội thực hiện một hoặc một số chức năng quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau để quản lý đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo chức năng được phân công thực hiện.
- Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT được thực hiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 17/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế ”một cửa” của Tổng cục Thuế.
Bộ phận Hỗ trợ NNT tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và thực hiện: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho NNT để bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế nếu hồ sơ chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định; Thực hiện nhận hồ sơ khai thuế bằng thiết bị đọc mã vạch hai chiều (hồ sơ khai thuế có mã vạch);
Tiếp theo Bộ phận Hỗ trợ NNT thực hiện phân loại hồ sơ khai thuế (Loại thuế, mẫu hồ sơ khai thuế, Hồ sơ khai thuế đã được nhận bằng thiết bị quét mã vạch, không được nhận bằng thiết bị quét mã vạch...); Chuyển hồ sơ khai thuế và các tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế của NNT cho bộ phận KK – KTT & TH.
- Đội Kê khai và kế toán thuế: Bộ phận KK – KTT & TH nhập đầy đủ các thông tin trên hồ sơ khai thuế và các phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế không có mã vạch hoặc có mã vạch nhưng không nhận được bằng thiết bị đọc mã vạch vào CSDL và căn cứ số thuế phải nộp phát sinh trên hồ sơ khai thuế của NNT để hạch toán vào Sổ theo dõi thu nộp thuế; Căn cứ hồ sơ khai thuế có lỗi số học theo kết quả kiểm tra của hệ thống ứng dụng Quản lý thuế và thực hiện: Thông báo yêu cầu NNT giải trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Theo dõi việc điều chỉnh, giải trình hồ sơ khai thuế của NNT theo thông báo của cơ quan thuế và thực hiện điều chỉnh lại thông tin trên CSDL quản lý thuế đảm bảo thông tin khớp đúng với hồ sơ khai thuế của NNT. Bộ phận KK - KTT&TH lập, tổng hợp báo cáo về công tác kê khai thuế, kế toán thu NSNN, kế toán theo dõi thu nộp thuế trên cơ sở dữ liệu và trên giấy để các bộ phận có liên quan có căn cứ để thực hiện chức năng quản lý thuế của mình.
Bộ phận KK - KTT&TH thực hiện lưu trữ các hồ sơ khai thuế và các tài liệu sau khi đã xử lý. Sau thời hạn 1 năm, bộ phận KK - KTT&TH chuyển hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính doanh nghiệp, bảng kê hoá đơn cho Kho lưu trữ của cơ quan thuế để thực hiện lưu trữ theo quy định hiện hành.
Ngoài ra Đội KK - KTT&TH còn tiếp nhận các hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm trước hoàn sau, hồ sơ đề nghị quyết toán thuế, hồ sơ đề nghị giải thể, phá sản, sáp nhập, đóng cửa MST ... từ Bộ phận hỗ trợ NNT; Sau khi kiểm tra, phân loại, chuyển cho Đội Kiểm tra thuế để tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT.
- Đội Kiểm tra thuế: Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế. Căn cứ dữ liệu của Bộ phận KK - KTT&TH đã xử lý trên các ứng dụng quản lý thuế, Bộ phận Kiểm tra thuế rà soát danh sách NNT có hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung, kiểm tra và đối chiếu số liệu, lý do điều chỉnh, bổ sung của NNT và thực hiện xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Quy trình kiểm tra thuế.
Hiện tại để thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, Bộ phận Kiểm tra thuế phải mượn các loại hồ sơ khai thuế lưu giữ tại Đội KK - KTT&TH (Do nhiều hồ sơ khai thuế chưa thể thực hiện quét mã vạch 2 chiều vào cơ sở dữ liệu của ngành).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Bộ phận Kiểm tra thuế còn tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở NNT theo những hồ sơ do bộ phận KK - KTT&TH chuyển đến và qua kiểm tra tại cơ quan thuế phát hiện vi phạm mà NTT không giải trình được.
Qua kiểm tra thuế nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để bổ sung vào kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế.
- Đội Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Căn cứ thông tin kê khai thuế, tài liệu, hồ sơ về người nộp thuế đã thu thập được; thông tin về người nợ thuế, số tiền nợ thuế từ bộ phận kê khai và kế toán thuế chuyển sang, công chức quản lý nợ tiến hành phân loại nợ thuế theo các tiêu thức: Nợ khó thu; Nợ chờ xử lý; Nợ có khả năng thu; nhằm xác định được nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả. Bộ phận quản lý thu nợ bước đầu đã có sự phối hợp với các bộ phận khác như KK - KTT&TH, bộ phận thanh tra kiểm tra và tuyên truyền hỗ trợ để đôn đốc và thu nợ kiọp thời. Cho đến 31/12/2013 số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn là dưới 5% so với số thực hiện thu ngân sách, trong đó số nợ thuế TNDN không quá 2% số thu NS của khu vực này.
Tóm lại từ khi tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng, mỗi bộ phận thực hiện chức năng của mình nhưng trong quá trình thực hiện giữa các bộ phận có có sự phối hợp với nhau trong cung cấp cơ sở dữ liệu, luân chuyển hồ sơ khai thuế ... để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN.