Về Quản lý thuế.
Thực tiễn công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa nói riêng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:
Một là, chưa tổ chức quản lý DN theo qui mô lớn, vừa, nhỏ: Quản
lý thuế hiện nay đã có những quy trình quản lý cụ thể, các doanh nghiệp đều được quản lý giống nhau, tuy nhiên các doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì sẽ có độ rủi ro cũng như cách hoạt động khác nhau. Vì vậy để quản lý thuế hiệu quả, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước đòi hỏi cách quản lý phải tuỳ theo quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp. Ngành thuế đã bắt đầu thực hiện quản lý riêng các ĐTNT có quy mô lớn vào một bộ phận trực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 thuộc Tổng cục thuế (Vụ quản lý doanh nghiệp lớn). Nhưng qui chế phối hợp quản lý giữa Tổng cục thuế và Cục thuế địa phương chưa rõ ràng nên hiệu quả mang lại không cao. Theo đó nên thành lập ở các địa phương có số thu lớn một nhánh đặc biệt để thực hiện toàn bộ các chức năng quản lý đối với các ĐTNT lớn ở các địa phương. Đây là một trong các vấn đề cần ưu tiên nhất của chương trình cải cách quản lý thuế.
Mô hình quản lý hiện nay vẫn chưa phân loại ĐTNT vừa và nhỏ. Tất cả các ĐTNT đều phải thực hiện các quy trình quản lý giống nhau, điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải về thủ tục giấy tờ. Luật Quản lý thuế đã quy định thống nhất thời gian nộp tờ khai cho các sắc thuế tuy đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi về thời gian nhưng điều này đã làm quá tải khi tiếp nhận tờ khai gây khó khăn cho ĐTNT cũng như cơ quan thuế.
Hai là, ứng dụng tin học vào quản lý thuế còn hạn chế: Để Quản lý thuế theo phương pháp hiện đại một cách hiệu quả, đòi hỏi ngành thuế phải áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, giúp tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện việc kê khai, nộp thuế, tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ thuế qua mạng máy tính.
Đến nay, ngành Thuế cũng đã đẩy mạnh đầu tư, trang bị và phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu quản lý thuế; đã triển khai ứng dụng đăng ký thuế, ứng dụng quản lý thuế thuế, ứng dụng quản lý thu nợ thuế, phần mềm theo dõi thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra; phần mềm nhập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ... Đặc biệt đã áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong việc nhập tờ khai thuế; đăng ký thuế, khai thuế TNCN qua mạng; thí điểm khai thuế điện tử ở một số địa phương nên vừa đảm bảo tính chính xác của số liệu và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân lực để tăng cường cho các khâu quản lý khác.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào một số chức năng chủ yếu của quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT, phân tích "rủi ro" phục vụ thanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 tra, kiểm tra thuế còn chưa được đáp ứng. Mô hình xử lý thông tin còn phân tán, hệ thống dữ liệu tại từng cấp, chưa xây dựng được kho dữ liệu chung cho toàn ngành, tuy đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế ở từng khâu, nhưng việc khai thác, sử dụng thông tin cho công tác chỉ đạo còn rất hạn chế. Hiện tượng dữ liệu thiếu đồng bộ, thống nhất giữa cơ quan Thuế các cấp vẫn còn xảy ra. Cơ sở hạ tầng truyền thông chưa đồng bộ, việc kết nối thông tin giữa 4 ngành (Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính) và triển khai nộp thuế qua ngân hàng thương mại chưa được triển khai rộng rãi. Hệ thống phần mềm quản lý chưa hoàn thiện với sự thay đổi của các quy trình quản lý thuế của ngành ban hành cũng là những trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ tin học còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn lại chưa cao nên chưa thực hiện chuyên môn hóa theo từng chức năng quản lý tin học.
Ba là, công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT còn hạn chế:
Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng.
Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, chưa thường xuyên, liên tục, chưa thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Công tác hỗ trợ trả lời chính sách, chế độ cho NTT chưa chuyên nghiệp, chưa có quy trình thống nhất trong toàn ngành. Do vậy các Cục thuế tự tổ chức nên chưa đầy đủ, chưa chính xác về nội dung và chưa nhất quán về trình tự và thời gian.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử nơi công sở còn hạn chế.
Việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa được tốt, chưa đồng bộ do đó chưa thực hiện tốt các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
Bốn là, công tác thanh tra kiểm tra đối với các DN ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, bất cập.
Các DN ngoài quốc doanh thường là nhỏ và siêu nhỏ kinh doanh rất đa dạng và phức tạp.
Một số DN ngoài quốc doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán, khó khăn phức tạp, đòi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra phải chuyên sâu và am hiểu về chế độ hạch toán kế toán.
Bên cạnh đó các DN ngoài quốc doanh được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, gây khó khăn cho quản lý vì có những ngoại lệ, khó giám sát các điều kiện ưu đãi. Vì vậy trong khi thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế phải nắm chắc các qui định của pháp luật thuế, các văn bản về ưu đãi đầu tư để áp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.
Trong khi đó tỷ lệ cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi cục thuế Gia Lộc, Hải Dương lại quá thấp (khoảng 16%) nhiều cán bộ đã lớn tuổi, trình độ chuyên môn, tin học còn hạn chế. Nên trong công tác kiểm tra Nhiều DN sản xuất kinh doanh thua lỗ nhiều năm, có số thuế nợ đọng kéo dài nhưng chưa được thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, công tác thanh tra phụ thuộc vào việc xác định rủi ro của Cục thuế.
Năm là, đội ngũ cán bộ công chức thuế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại: Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
thì đội ngũ công chức thuế còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý thuế quốc tế và khu vực, đòi hỏi cả hệ thống thuế phải chuyển mình, cán bộ thuế cần phải được đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung các kiến thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại. Các hạn chế cơ bản của đội ngũ công chức thuế hiện nay là:
- Nhìn chung đội ngũ công chức thuế còn thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, như kiến thức phân tích, dự báo, xử lý tờ khai và các dữ liệu thuế, tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT, theo dõi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế, điều tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về thuế; kiến thức kế toán, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp, kiến thức tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế.
- Một bộ phận cán bộ thuế, đặc biệt là cấp cơ sở chưa có ý thức trách nhiệm pháp luật cao, chưa làm tròn trách nhiệm, bổ phận của công chức.
- Một số ít cán bộ do thiếu rèn luện trong cơ chế kinh tế thị trường nên bị sa sút phẩm chất, có tư tưởng vụ lợi, đã xuất hiện các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế.
- Công tác đào tạo thiên về đào tạo kiến thức cơ bản và kinh tế tài chính, chưa coi trọng bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại. Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ công chức ngành thuế còn rất hạn chế, điều này sẽ gây khó khăn trong quản lý đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Về phân công quản lý và sự phối hợp giữa các bộ phận trong quản lý thuế.
Mặc dù đã có sự phân công và phối hợp giữa các bộ phận chức năng mang lại hiệu quả trong quản lý thuế. Nhưng hiện tại ở Chi cục thuế Gia Lộc vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Trong công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đã cố gắng ưu tiên bố trí cán bộ thuế có năng lực, phong cách ứng xử văn minh làm việc tại bộ phận "một cửa", nhưng hầu hết đều gặp khó khăn trong bố trí nhân sự, do thiếu biên chế. Hơn nữa, tâm lý một số cán bộ thuế không thích làm việc ở bộ phận "một cửa", do phải chịu áp lực công việc và đòi hỏi phải có chuyên môn, trách nhiệm cao.
- Việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế tại bộ phận "một cửa" đặt tại Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT sau đó chuyển cho Đội KK - KTT&TH gây mất nhiều thời gian, công sức do số lượng hồ sơ quá nhiều, lắm thủ tục bàn giao đã ảnh hưởng đến việc xử lý dữ liệu chưa kịp thời, có thể làm thất lạc hồ sơ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 - Bộ phận Kiểm tra thuế phải tiến hành kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế. Nhưng hiện tại nhiều loại hồ sơ khai thuế chưa được quét mã vạch vào cơ sở dữ liệu của ngành, trong khi đó hồ sơ khai thuế lại lưu lại bộ phận KK - KTT&TH. Do vậy để thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế thì Bộ phận kiểm tra thuế lại phải mượn hồ sơ khai thuế từ Bộ phận KK - KTT&TH, nên việc kiểm tra nhiều khi không đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng kiểm tra không cao.
- Bộ phận thanh tra tiến hành phân tích rủi ro không đủ dữ liệu để phân tích, chưa căn cứ vào số liệu kiểm tra của bộ phận kiểm tra chuyển thanh tra Cục.
- Bộ phận thu nợ: Việc phân công nhiệm vụ đôn đốc thu nợ thuế dưới 90 ngày cho Đội kiểm tra thuế còn trùng lắp với nhiệm vụ của Đội quản lý nợ. Chưa kiên quyết thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ. Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế, bộ phận kê khai và kế toán thuế chưa phối hợp với bộ phận quản lý nợ, trong việc đôn đốc người nộp thuế nộp số thuế bị phát hiện buộc tăng thu (nộp), qua thanh tra, kiểm tra và phạt vi phạm pháp luật thuế, theo các quyết định của cơ quan thuế…
Tóm lại, thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng là phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó kết quả chất lượng quản lý là kết quả của hệ thống chức năng, hoạt động của khâu trước phục vụ công việc tiếp theo của khâu sau. Nhưng hiện nay, cơ chế để nối kết các chức năng còn nhiều bất cập, thậm chí không ăn khớp. Do vậy, các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, hợp lý hóa bộ máy quản lý và có hướng dẫn triển khai đồng bộ các chủ trương, từng bước hiện đại hóa phương pháp quản lý thu thuế.