Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam về công tác quản

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 40)

thuế TNDN nói chung và cho địa bàn huyn Gia Lc nói riêng.

Qua tham khảo kinh nghiệm các nước đã áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, đồng thời trên cơ sở thực trạng nước ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai cơ chế này, tăng hiệu quả và khả năng thành công.

Thứ nhất, mặc dù cơ chế tự khai tự nộp đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt của mình, đồng thời trong điều kiện phát triển ngày nay, áp dụng cơ chế này là tất yếu, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tượng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.

Thứ hai, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế này vào công tác quản lý, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị ...mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Thứ ba, cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng chế tự kê khai, tự nộp thuế được thuận tiện như: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Thương mại....; tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu; thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.

Thứ tư, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng.

Thứ năm, tiến hành phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm có cùng đặc tính tương đồng để tìm ra cách thức, biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, tăng cường quản lý thuế hiện đại.

Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.

Nhìn chung, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý hiện đại, nếu áp dụng thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Do vậy, cơ quan thuế cần có những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý và các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng hiệu quả và thành công cơ chế quản lý này.

Luật Thuế TNDN (sửa đổi) được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ ba, có hiệu lực từ 1/1/2009. Đến nay sau 4 năm thực hiện, mặc dù đạt những kết quả tích cực nhưng trong nội dung đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Để khắc phục những bất cập, đảm bảo đơn giản hóa, cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Bộ Tài chính đã hoàn tất việc xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Luật Thuế TNDN để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân và cộng đồng DN. Dự kiến sau khi hoàn thiện, dự thảo sẽ được trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2013 và áp dụng từ năm 2014. Nhằm cung cấp cho độc giả đầy đủ các thông tin liên quan, Tạp chí Thuế giới thiệu tóm tắt các nội dung chính của dự thảo theo 3 phần chính: kết quả sau 4 năm thực hiện Luật Thuế TNDN sửa đổi; Xác định những vấn đề vướng mắc phát sinh; Hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện luật.

Thuế suất giảm, số thu tăng

Giảm mức độ động viên từ 28% xuống 25%

Báo cáo đánh giá về những kết quả đạt được của Luật Thuế TNDN hiện hành, Bộ Tài chính cho rằng, từ 1/1/2009, thuế suất thuế TNDN đã hạ từ 28% xuống mức 25%, đồng thời, mức khống chế các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới được trừ của DN mới thành lập đã được nâng từ mức 10 lên 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi thành lập. Việc giảm thuế suất đã có tác động khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN tăng tích lũy, có thêm nguồn lực để đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DN vượt qua khó khăn khi gặp tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, có điều kiện tài trợ giúp đỡ cho các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, Luật Thuế TNDN hiện hành đã bổ sung quy định khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN. Bổ sung các khoản chi tài trợ cho y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Bổ sung khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thuộc diện được miễn thuế TNDN.

Với các quy định đó, trong thời gian qua Luật Thuế TNDN sửa đổi đã góp phần thu hút đầu tư, tạo điều kiện để DN tăng thêm nguồn tài chính, tăng tích lũy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Cụ thể, số DN thành lập mới tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2008 trên phạm vi cả nước mới có 286.401 DN; năm 2009 là 348.421 DN; năm 2010 là 423.073 DN, năm 2011 là 464.190 DN thì năm 2012 đã có trên 500.000 DN. Vốn FDI vào Việt Nam không ngừng tăng, năm 2009 vốn đầu tư thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 10%; năm 2011 đạt 11 tỷ USD; năm 2012 đạt trên 11 tỷ USD.

Đặc biệt, từ năm 2009 đến năm 2011, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới và việc giảm thuế suất từ 28% xuống 25% nhưng số thu từ thuế TNDN vẫn tăng trưởng qua các năm, góp phần bảo đảm số thu, giữ vững khả năng tự lực của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi cho phát triển kinh tế xã hội.

Chính sách thuế TNDN đã công khai, minh bạch đơn giản, đồng bộ hơn

Thực tế cho thấy, việc áp dụng luật hiện hành so với Luật Thuế TNDN 2003 thì các khoản chi phí được trừ khi tính thuế; thu nhập chịu thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, về các ưu đãi thuế, luật hiện hành đã đơn giản hoá chính sách ưu đãi, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực; tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng đầu tư vào các ngành nghề mũi nhọn như công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đảm bảo cho sự phát triển cân đối, đồng đều giữa các vùng, miền, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế chung của đất nước.

Về tỷ lệ động viên, luật hiện hành giữ 2 mức thuế suất ưu đãi là 10%, 20% trong thời hạn tương ứng 15, 10 năm, bỏ mức thuế suất ưu đãi 15%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 trong 12 năm và bỏ việc áp dụng ưu đãi đối với DN mới thành lập trong khu công nghiệp và một số ngành thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư. Thu hẹp diện áp dụng mức ưu đãi cao nhất (chỉ áp dụng đối với các DN mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn gồm đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác; các lĩnh vực đang được khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá là giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với các trường hợp đặc biệt thì có thể được hưởng thuế suất 10% trong 30 năm). Bổ sung ưu đãi thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân. Bổ sung khoản thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá dịch vụ của DN dành riêng cho lao động là người sau cai nghiện, người nhiễm HIV được miễn thuế TNDN. Bổ sung quy định về trích tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích DN chủ động đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị. Bổ sung quy định không áp dụng ưu đãi thuế đối với “Các khoản thu nhập khác; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác; thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản”. Quy định rõ thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục kể từ năm đầu tiên DN có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế. Bổ sung quy định về thời điểm hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với DN không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư nhằm khắc phục việc lợi dụng chính sách ưu đãi để trục lợi và định hướng cho các nhà đầu tư xác định phương án chắc chắn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Về đối tượng thuộc diện nộp thuế TNDN, đã sửa đổi chính sách theo hướng chuyển hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là đối tượng nộp thuế TNDN sang đối tượng nộp thuế TNCN để đảm bảo đúng bản chất, thu nhập của người nộp thuế. Đặc biệt, Luật Thuế TNDN hiện hành áp dụng thống nhất một mức thuế suất phổ thông 25% và mức ưu đãi thuế đối với tất cả các loại hình DN, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; quy định các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, luật cũng quy định việc bảo lưu các cam kết của Chính phủ về ưu đãi đối với DN được thành lập trước ngày luật có hiệu lực thi hành được tiếp tục hưởng các ưu đãi theo pháp luật hiện hành tại thời điểm phát sinh cho thời gian còn lại, hoặc chọn hưởng ưu đãi theo luật mới cho thời gian còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc đim điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Gia Lộc là một Huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương hay còn gọi là cửa ngõ phía Nam Thành phố Hải Dương có Trung tâm huyện là Thị trấn Gia Lộc. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 Thị trấn. Phía Bắc giáp Thành phố Hải Dương, Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Miện và Ninh Giang, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp huyện Bình Giang thuộc tỉnh Hải Dương. Gia Lộc có diện tích tự nhiên 112,4 km2, dân số trung bình theo điều tra dân số năm 2010 là 134.910 người. Mật độ dân số trung bình 1.200 người/km2.

Gia Lộc là huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm phía nam thành phố Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương;

Phía Nam giáp huyện Ninh Giang và Thanh Miện; Phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ;

Phía Tây giáp huyện Bình Giang

Huyện Gia Lộc gồm 22 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 11.242,21ha, chiếm khoảng 6,83% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Gia Lộc có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực khác.

3.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Đất đai của huyện tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam và từ tây sang đông, cao nhất là 3,5m ở xã Đoàn Thượng, vùng thấp từ 0,6 - 1,5m nằm rải rác ở các thôn ven sông. Địa hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa.

3.1.1.3 Khí hậu

Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Nhiệt độ nóng nhất từ 37-390C (thường vào tháng 6 và tháng 8). Nhiệt độ lạnh nhất khoảng 5-60C (thường vào tháng 1 và tháng 2).

Số giờ nắng trung bình từ 1.600-2.000 giờ/năm, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.000 giờ.

Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600-1.700mm và tập trung vào các tháng 6,7,8.

Gia Lộc chịu ảnh hưởng của 2 loại gió rõ rệt, gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió tây nam và đông nam.

3.1.1.4 Thủy văn

Gia Lộc có nhiều sông ngòi: sông Sặt qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện; sông Đĩnh Đào từ Trùng Khánh đến Thống Kênh; sông Đồng Tràng từ Gia Xuyên đến Hoàng Diệu... Ngoài ra, Gia Lộc còn có hệ thống kênh mương chảy theo hướng nghiêng của địa hình.

3.1.2 Các ngun tài nguyên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng Gia Lộc được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gồm các loại đất:

Đất phù sa có feralit bạc màu: phân bố chủ yếu tại các xã phía đông và giữa huyện như Đoàn Thượng, Hồng Hưng, Toàn Thắng, Hoàng Diệu, Gia Khánh, Gia Tân và Thị trấn

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)