Mục tiêu:
- Thanh tra và kiểm tra thuế tại trụ sở NNT phải đạt tối thiểu 20% số lượng doanh nghiệp quản lý, theo cơ cấu thanh tra tối thiểu từ 4 đến 5% và kiểm tra tối thiểu từ 6 đến 18%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 - Đôn đốc số truy thu và phạt nộp vào NSNN qua thanh tra, kiểm tra (trong phạm vi 90 ngày) đạt từ 80% trở lên.
- Thanh tra tập trung vào các doanh nghiệp có qui mô lớn; các doanh nghiệp có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế như: Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tục nhưng vẫn đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng phạm vi, quy mô sản suất kinh doanh; Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng có cùng tính năng trên thị trường; Doanh nghiệp có dấu hiệu nâng khống chi phí đầu vào thông qua các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu đầu vào với giá cao, Doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời quá thấp so với các doanh nghiệp có cùng qui mô, ngành nghề; Doanh nghiệp có giá trị tài sản góp vốn cao bất thường so với giá chung của thị trường; Doanh nghiệp có các chi phí quảng cáo với các hãng nước ngoài, chi phí tư vấn, tiền bản quyền, phí chuyển giao công nghệ từ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành vv...
Giải pháp thực hiện:
- Hàng năm công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ đúng qui trình và hướng dẫn của Tổng cục thuế. Việc đưa doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải dựa trên kỹ thuật phân tích rủi ro, phải thuyết minh được mức độ rủi ro cụ thể đối với từng doanh nghiệp.
- Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phải được coi trọng và phải tạo được sự chuyển biến thật sự về chất. Kiểm tra hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế phải thực hiện đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu trên tờ khai thuế các tài liệu kèm theo tờ khai thuế và với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước, năm trước; với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế; đối chiếu với số nộp ngân sách trong dữ liệu của ngành và với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh. Theo đó lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về thuế để tăng cường kiểm tra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 - Công tác kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tại trụ sở NNT phải đi sâu vào bản chất kinh tế của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Hoàn thuế cho hoạt động xuất khẩu, hoàn thuế cho tài sản cố định, hoàn thuế cho công cụ, dụng cụ, sản phẩm tồn kho, hoàn thuế do các trường hợp gửi giá, chuyển giá, giá bán thấp hơn giá mua ... Coi trọng thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế là nhiệm vụ quan trọng, hàng năm phải kiểm tra ít nhất đựơc 50% hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn trước, kiểm sau.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoá đơn trên địa bàn để phát hiện kịp thời các vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn theo Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ tài chính đã qui định và qui trình thanh tra, kiểm tra hoá đơn do Tổng cục thuế ban hành.
- Tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra: Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, cơ quan thuế cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng kiểm tra, thanh tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra thuế. Những trường hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều điểm khác biệt về chế độ kế toán, các điều kiện ưu đãi, các quan hệ kinh tế tài chính phức tạp, hình thức trốn, tránh thuế rất tinh vi ... Vì vậy đòi hỏi lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm thuế cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, nâng cao kỹ năng kiểm tra, thanh tra, chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu về phương pháp thanh tra chống chuyển giá, kỹ năng thanh tra một số chuyên ngành, kỹ năng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, kiến thức kế toán doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính và khả năng sử dụng ứng dụng tin học, ngoại ngữ trong việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 phân tích, khai thác thông tin và quản lý kiểm tra, thanh tra thuế. Hàng năm tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ năng lực nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của công chức làm công tác thanh tra và công chức luân chuyển đến bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế để đánh giá hiệu quả công việc, kết hợp với bố trí sử dụng luân phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra hợp lý, đảm bảo số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu 30% số lượng cán bộ công chức của đơn vị.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động thanh tra, kiểm tra: Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng cho công tác lập kế hoạch thanh tra dựa trên bộ tiêu chí rủi ro đã được phê duyệt. Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng phục vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế thì mới đảm bảo kiểm tra được 100% hồ sơ khai thuế. Tập trung cập nhật dữ liệu của NNT vào hệ thống của ngành để thiết lập một kho dữ liệu thống nhất toàn ngành, góp phần đẩy nhanh việc ứng dụng tin học vào hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách thiết thực hiệu quả, giảm bớt thời gian thanh tra, kiểm tra, không gây phiền hà cho người nộp thuế, tránh được những rủi ro cho cán bộ thuế khi hành công vụ.
- Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra: Định kỳ hàng quý, năm Cục thuế tỉnh Hải Dương nên có báo cáo chuyên đề về công tác kiểm tra, thanh tra thuế, báo cáo này sẽ nêu lên những ưu điểm và hạn chế qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế, tổng hợp những vướng mắc đã được lãnh đạo thông qua tại buổi họp giải quyết vướng mắc và những kinh nghiệm qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế thực tiễn của cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế (những sai phạm mà trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế đã phát hiện và những bất cập trong chính sách thuế) để từ đó cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế học hỏi trao đổi nâng cao trình độ nghiệm vụ, chuyên môn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95