Đánh giá công tác quản lý thu thuế TNDN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 80)

Để đánh giá về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của đối tượng nộp thuế, nghiên cứu tiến hành khảo sát sự tự đánh giá của lãnh đạo, đội trưởng và đánh giá của đối tượng nộp thuế về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng số mẫu khảo sát ở hai nhóm đối tượng này là 38 mẫu, trong đó có 8 mẫu dành cho cán bộ lãnh đao và đội trưởng các đội chức năng, 30 mẫu dành cho đối tượng nộp thuế đánh giá trên các mặt: việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, công tác quản lý thuế TNDN hiện nay, Thủ tục hành chính, tuyên truyền hỗ trơn N NT hiện nay, tình hình sử dụng hóa đơn của NNT hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế, công tác thanh tra kiểm tra, môi trường kinh tế văn hóa xã hội, chính sách thuế. Nghiên cứu để lãnh đạo, đội trưởng và đối tượng nộp thuế tiến hành cho điểm với từng chỉ tiêu; trong đó, 1 là mức điểm thấp nhất tương ứng với kết quả đánh giá là chưa tốt; điểm 5 là mức điểm cao nhất tương ứng với kết quả đánh giá là rất tốt về về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả đánh giá được tổng hợp tại bảng số liệu 4.9 cho thấy:

- Mức điểm của lãnh đạo, đội trưởng tự đánh giá:

+ Về thủ tục hành chính thuế, tuyên truyền hỗ trợ NNT và cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế hiện nay có mức điểm cao nhất là (4,0 điểm), mức điểm thấp nhất là tình hình sử dụng, in, đặt in hóa đơn của NNT hiện nay (3,5 điểm);

- Mức điểm đánh giá của đối tượng nộp thuế:

Các chỉ tiêu đánh giá của đối tượng nộp thuế đều đánh giá cho điểm thấp hơn so với đánh giá của cơ quan thuế với mức điểm cao nhất là (3,27 điểm) và thấp nhất là (3,17 điểm)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Bảng 4.9 Kết quả đánh giá về công tác thu thuế TNDN của các đối tượng nộp thuế

Chỉ tiêu Mức điểm trung bình Lãnh đạo, đội trưởng tự đánh giá (n=8) Đánh giá của đối tượng nộp thuế (n=30)

1.Việc lựa chọn đề tài công tác quản lý thuế

TNDN hiện nay là: 3,63 3,27

2. Công tác quản lý thuế TNDN hiện nay 3,63 3,23

3. Thủ tục hành chính thuế, tuyên truyền hỗ

trợ NNT hiện nay là: 4,00 3,17

4.Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

thuế hiện nay là: 3,63 3,17

5. Tình hình quản lý sử dụng, in, đặ in

hoá đơn của NNT hiện nay là: 3,50 3,20

6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế

hiện nay là: 4,00 3,17

7.Công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay là: 3,75 3,27

8.Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh

hưởng tới quản lý thuế TNDN của cơ quan thuế 3,75 3,27 9.Chính sách thuế thay đổi có ảnh hưởng đến

việc chấp hành luật thuế của NNT và công tác quản lý của cơ quan thuế:

3,88 3,23

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)

4.2.2 Đánh giá năng lc qun lý thuế qua tuyên truyn, kê khai, kim tra và qun lý nđối tượng np thuế

Đánh giá về năng lực quản lý thuế qua tuyên truyền, kê khai, kiểm tra và quản lý nợ đối tượng nộp thuế, nghiên cứu tiến hành khảo sát sự tự đánh giá của cán bộ thuế và đánh giá của đối tượng nộp thuế. Tổng số mẫu nghiên cứu điều tra là 40 mẫu; trong đó có 10 mẫu dành cho cán bộ thuế tự đánh giá và 30 mẫu dành cho đối tượng nộp thuế đánh giá trên các chỉ tiêu đánh giá năng lực tuyên truyền hỗ trợ NNT, năng lực kê khai thuế, năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, năng lực xử lý kết quả sau kiểm tra. Dựa trên phương pháp đánh giá cho điểm, trong đó điểm 1 là mức điểm thấp nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 tương ứng với kết quả đánh giá là chưa tốt, điểm 5 là mức điểm cao nhất tương ứng với kết quả đánh giá là rất tốt về năng lực công tác quản lý thu nợ. Kết quả đánh giá được tổng hợp tại bảng số liệu 4.10 cho thấy:

- Về mức điểm cán bộ thuế tự đánh giá:

+ Năng lực quản lý thuế, có mức điểm cao nhất là năng lực công tác quản lý thu nợ đạt 3,7 điểm; các năng lực khác đều đạt ở mức nằm trong khoảng từ 3,5 – 3,6 điểm;

- Về mức điểm do đối tượng nộp thuế đánh giá:

+ Năng lực quản lý thuế năng lực công tác quản lý thu nợ, có mức điểm cao nhất ở một số chỉ tiêu đạt 3,27 điểm; mức điểm thấp nhất là 3,00 điểm;

Bảng 4.10 Kết quả đánh giá năng lực quản lý thuế qua tuyên truyền, kê khai, kiểm tra thuế, quản lý nợ

Chỉ tiêu Mức điểm trung bình Cán bộcông chức thuế tự đánh giá (n=10) Đánh giá của đối tượng nộp thuế (n=30)

1. Năng lực tuyên truyền hỗ trợ NNT 3,50 3,00

2 . Năng lực kê khai - KTT 3,60 3,27

2. Năng lực tổ chức kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

- Năng lực trong công tác chuẩn bị kiểm tra 3,60 3,23

- Năng lực trong lập nhật ký kiểm tra thuế 3,50 3,17

- Năng lực trong vệc thực hiện kiểm tra 3,60 3,27

- Năng lực lập biên bản kiểm tra thuế 3,50 3,27

3. Năng lực xử lý kết quả sau kiểm tra

- Năng lực dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế 3,50 3,23

- Năng lực dự thảo Quyết định xử lý vi phạm

hành chính về thuế 3,60 3,17

- Năng lực xử lý truy thu thuế 3,60 3,20

4. Năng lực công tác quản lý thu nợ 3,70 3,20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 Như vậy, qua phân tích đánh giá của cán bộ lãnh đao- đội trưởng, cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế về từng chỉ tiêu giá năng lực quản lý thuế qua tuyên truyền, kê khai, kiểm tra thuế, quản lý thu nợ, kết quả cho thấy, mức điểm đánh giá của cơ quan thuế thường cho điểm cao hơn so với mức điểm đánh giá của đối tượng nộp thuế ở từng năng lực khảo sát.

Số liệu bảng 4.11 thể hiện kết quả đánh giá chung về Mức điểm trung bình đánh giá năng lực quản lý thuế các đối tượng nộp thuế về các chỉ tiêu: năng lực bộ máy tổ chức, năng lực nguồn nhân lực, năng lực cán bộ quản lý thuế về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, linh hoạt trong mọi tình huống, kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Nghiên cứu dựa trên phương pháp đánh giá cho điểm; trong đó, điểm 1 là mức điểm thấp nhất tương ứng với kết quả đánh giá là chưa tốt, điểm 5 là mức điểm cao nhất tương ứng với kết quả đánh giá là rất tốt. Kết quả đánh giá của từng nhóm đối tượng lãnh đạo- đội trưởng, cán bộ công chức thuế và đối tượng nộp thuế được tổng hợp cho thấy:

- Đánh giá về năng lực bộ máy tổ chức: cán bộ lãnh đạo đội trưởng với 8 cán bộ được khảo sát thì cho mức điểm đánh giá trung bình có được là 3,75 điểm; cán bộ công chức thuế với 10 cán bộ được khảo sát cho đánh giá về năng lực bộ máy tổ chức với mức điểm trung bình là 3,3 điểm; đối tượng nộp thuế đánh giá với mức điểm trung bình là 3,07 điểm, thấp hơn mức điểm đánh giá của cán bộ lãnh đạo, công chức thuế;

- Đánh giá về năng lực nguồn nhân lực: cán bộ lãnh đạo đội trưởng cho đánh giá với mức điểm trung bình là 3,88 điểm; cán bộ công chức đánh giá với mức điểm trung bình là 3,6 điểm; và đối tượng nộp thuế cho đánh giá với mức điểm trung bình là 3,17 điểm, thấp hơn mức điểm đánh giá của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế;

- Đánh giá về năng lực quản lý thuế đối tượng nộp thuế:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 giá có mức điểm trung bình là 4,0 điểm; cán bộ công chức thuế tự đánh giá có mức điểm trung bình là 3,6 điểm; và đối tượng nộp thuế cho đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,27 điểm;

+ Phẩm chất đạo đức: cán bộ lãnh đạo đội trưởng tự đánh giá có mức điểm trung bình là 4,0 điểm; cán bộ công chức thuế tự đánh giá có mức điểm trung bình đạt 3,9 điểm; và đối tượng nộp thuế cho đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,37 điểm;

+ Tác phong làm việc: cán bộ lãnh đạo đội trưởng tự đánh giá có mức điểm trung bình đạt 4,13 điểm; cán bộ công chức thuế cho đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,9 điểm; và đối tượng nộp thuế cho đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,37 điểm;

+ Linh hoạt trong mọi tình huống: cán bộ lãnh đạo đội trưởng tự đánh giá có mức điểm trung bình đạt 4,13 điểm; cán bộ công chức thuế tự đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,9 điểm; và đối tượng nộp thuế cho đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,27 điểm;

+ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: cán bộ lãnh đạo đội trưởng tự đánh giá với mức điểm trung bình đạt 4,13 điểm; cán bộ công chức thuế tự đánh giá với mức điểm trung bình đạt 3,9 điểm; và đối tượng nộp thuế cho đánh giá với mức điểm đạt 3,6 điểm.

Như vậy, trong kết quả đánh giá về năng lực quản lý thuế đối tượng nộp thuế cho thấy, không có sự sai khác nhiều trong mức điểm đánh giá của các nhóm đối tượng cho từng chỉ tiêu nghiên cứu; mức điểm trung bình về năng lực quản lý thuế đối tượng nộp thuế đều đạt ở mức trên 4 điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Bảng 4.11 Mức điểm trung bình đánh giá năng lực quản lý thuế các đối tượng nộp thuế

Chỉ tiêu Lãnh đạo, đội trưởng tự đánh giá (n=8) Cán bộ công chức thuế tự đánh giá (n=10) Đánh giá của đối tượng nộp thuế (n=30) 1. Năng lực về bộ máy tổ chức 3,75 3,22 3,07 2. Năng lực nguồn nhân lực 3,88 3,60 3,17

3. Năng lực cán bộ quản lý thuế

- Chuyên môn nghiệp vụ 4,00 3,60 3,27 - Phẩm chất đạo đức 4,00 3,90 3,37 - Tác phong làm việc 4,13 3,90 3,37 - Linh hoạt trong mọi tình huống 4,13 3,90 3,27 - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 4,13 3,90 3,60 - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 4,40 4,17 4,40

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)

4.2.3. Hn chế trong qun lý thuếđối vi DN ngoài quc doanh.

Về Quản lý thuế.

Thực tiễn công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa nói riêng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:

Mt là, chưa tổ chức quản lý DN theo qui mô lớn, vừa, nhỏ: Quản

lý thuế hiện nay đã có những quy trình quản lý cụ thể, các doanh nghiệp đều được quản lý giống nhau, tuy nhiên các doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì sẽ có độ rủi ro cũng như cách hoạt động khác nhau. Vì vậy để quản lý thuế hiệu quả, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước đòi hỏi cách quản lý phải tuỳ theo quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp. Ngành thuế đã bắt đầu thực hiện quản lý riêng các ĐTNT có quy mô lớn vào một bộ phận trực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 thuộc Tổng cục thuế (Vụ quản lý doanh nghiệp lớn). Nhưng qui chế phối hợp quản lý giữa Tổng cục thuế và Cục thuế địa phương chưa rõ ràng nên hiệu quả mang lại không cao. Theo đó nên thành lập ở các địa phương có số thu lớn một nhánh đặc biệt để thực hiện toàn bộ các chức năng quản lý đối với các ĐTNT lớn ở các địa phương. Đây là một trong các vấn đề cần ưu tiên nhất của chương trình cải cách quản lý thuế.

Mô hình quản lý hiện nay vẫn chưa phân loại ĐTNT vừa và nhỏ. Tất cả các ĐTNT đều phải thực hiện các quy trình quản lý giống nhau, điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải về thủ tục giấy tờ. Luật Quản lý thuế đã quy định thống nhất thời gian nộp tờ khai cho các sắc thuế tuy đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi về thời gian nhưng điều này đã làm quá tải khi tiếp nhận tờ khai gây khó khăn cho ĐTNT cũng như cơ quan thuế.

Hai là, ứng dụng tin học vào quản lý thuế còn hạn chế: Để Quản lý thuế theo phương pháp hiện đại một cách hiệu quả, đòi hỏi ngành thuế phải áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, giúp tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện việc kê khai, nộp thuế, tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ thuế qua mạng máy tính.

Đến nay, ngành Thuế cũng đã đẩy mạnh đầu tư, trang bị và phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu quản lý thuế; đã triển khai ứng dụng đăng ký thuế, ứng dụng quản lý thuế thuế, ứng dụng quản lý thu nợ thuế, phần mềm theo dõi thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra; phần mềm nhập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ... Đặc biệt đã áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong việc nhập tờ khai thuế; đăng ký thuế, khai thuế TNCN qua mạng; thí điểm khai thuế điện tử ở một số địa phương nên vừa đảm bảo tính chính xác của số liệu và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân lực để tăng cường cho các khâu quản lý khác.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào một số chức năng chủ yếu của quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT, phân tích "rủi ro" phục vụ thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 tra, kiểm tra thuế còn chưa được đáp ứng. Mô hình xử lý thông tin còn phân tán, hệ thống dữ liệu tại từng cấp, chưa xây dựng được kho dữ liệu chung cho toàn ngành, tuy đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế ở từng khâu, nhưng việc khai thác, sử dụng thông tin cho công tác chỉ đạo còn rất hạn chế. Hiện tượng dữ liệu thiếu đồng bộ, thống nhất giữa cơ quan Thuế các cấp vẫn còn xảy ra. Cơ sở hạ tầng truyền thông chưa đồng bộ, việc kết nối thông tin giữa 4 ngành (Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính) và triển khai nộp thuế qua ngân hàng thương mại chưa được triển khai rộng rãi. Hệ thống phần mềm quản lý chưa hoàn thiện với sự thay đổi của các quy trình quản lý thuế của ngành ban hành cũng là những trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ tin học còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn lại chưa cao nên chưa thực hiện chuyên môn hóa theo từng chức năng quản lý tin học.

Ba là, công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT còn hạn chế:

Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng.

Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, chưa thường xuyên, liên tục, chưa thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Công tác hỗ trợ trả lời chính sách, chế độ cho NTT chưa chuyên nghiệp, chưa có quy trình thống nhất trong toàn ngành. Do vậy các Cục thuế tự tổ chức nên chưa đầy đủ, chưa chính xác về nội dung và chưa nhất quán về trình tự và thời gian.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử nơi công sở còn hạn chế.

Việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa được tốt, chưa đồng bộ do đó chưa thực hiện tốt các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)