Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 47)

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng Gia Lộc được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gồm các loại đất:

Đất phù sa có feralit bạc màu: phân bố chủ yếu tại các xã phía đông và giữa huyện như Đoàn Thượng, Hồng Hưng, Toàn Thắng, Hoàng Diệu, Gia Khánh, Gia Tân và Thị trấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 các xã phía bắc và phía nam huyện như Đức Xương, Đồng Quang, Liên Hồng, Gia Xuyên, Thống Nhất…

Đất phù sa được bồi: phân bố rải rác ở một số xã phía nam huyện

Đất phù sa không được bồi glây ít chua: phân bố rải rác ở các xã phía tây và phía nam huyện

Đặc điểm nổi bật của thổ nhưỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên qua nhiều năm do thâm canh và cải tạo, chất đất đã được nâng lên tốt hơn. Độ dày tầng canh tác khoảng 15cm, ở độ dày từ 20-30cm đã có kết von ống.

Nhìn chung, thổ nhưỡng Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp.

3.1.2.2 Tài nguyên nước

Bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, ao, hồ và lượng mưa hàng năm. Nguồn nước chủ yếu được lấy từ các sông chính như sông Sặt, sông Đĩnh Đào, sông Đồng Tràng. Ngoài ra còn có kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng dài 12,5km, kênh tiêu Tây Bắc dài 7km và kênh Cầu Gỗ đi Đò Đáy dài 4,5km. Ngoài nguồn nước mặt của các sông, Gia Lộc còn có các ao, hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nhu cầu cung cấp nước tại chỗ.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ, nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15-25m.

3.1.2.3 Tài nguyên văn hóa - nhân văn

Trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện luôn thể hiện tinh thần đoàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 kết, tương thân tương ái, cần cù sáng tạo trong lao động, sản xuất. Đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. Kế thừa những thành quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền thống vốn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đang vững bước tiến lên, cùng với tỉnh Hải Dương và cả nước vượt qua những khó khăn, thách thức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Gia Lộc còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa trong đó có một số di tích đã được Nhà nước xếp hạng như đền Quát, đền Đươi, đền Đồng Bào, đền Vàng, đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa… Ngoài ra, huyện còn có nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa truyền thống có giá trị khác. Trong những năm tới, với chính sách đầu tư, quảng bá, đây sẽ là những điểm thu hút mạnh khách du lịch, là cơ sở để huyện phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao thu nhập người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)