* Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý thuế;
- Tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế/tổng cán bộ ngành thuế; - Số lượng và tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế có trình độ trên đại học, đại học, dưới đại học/tổng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế có trình độ lý luận chính trị/tổng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế có trình độ quản lý Nhà nước/tổng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý đối tượng nộp thuế
- Số lượng, tỷ lệ hồ sơ kiểm tra thuế tại doanh nghiệp/hồ sơ khai thuế TNDN được gửi đến cơ quan thuế;
- Số lượng, tỷ lệ hồ sơ kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế/hồ sơ khai thuế TNDN được gửi đến cơ quan thuế;
- Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp có xử lý truy thu thuế TNDN qua hoạt động kiểm tra thuế;
- Số thuế TNDN truy thu qua hoạt động kiểm tra thuế hàng năm;
- Số lượng hồ sơ có sai sót, nghi vấn qua hoạt động kiểm tra hóa đơn người nộp thuế
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả quản lý thuế
- Số DN, tỉ lệ hoạt động kê khai/tổng số DN đã ĐKKD cấp MST - Số thuế TNDN thực thu, tỉ lệ thực thu/ kế hoạch giao
- Số thuế, tỉ lệ tự khai, tự nộp/tổng thực thu trong năm - Số DN, tỉ lệ thực hiện nộp NSNN đúng quy định - Số DN nợ đọng thuế, tỉ lệ nợ/tổng thu trong năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Gia Lộc
Theo điều 2. Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Người nộp thuế TNDN là tổ chức họat động SXKD hàng hoá dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật này (gọi là doanh nghiệp.
Như vây, các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại điều 3 của luật này phải nộp thuế TNDN. Theo số liệu thống kê của Cục thuế tỉnh Hải Dương, đến nay DN NQD đăng ký và đã cấp Mã số thuế là 156 đơn vị. (trong đó: Năm 2011: 102 DN; năm 2012: 134 DN; năm 2013: 156 DN)
Ngoài ra chưa tính đến một số doanh nghiệp khác có kinh doanh nhưng không xin đăng ký thuế hoặc có trường hợp có đăng ký kinh doanh và được cấp MST nhưng Chi cục thuế không quản lý được.
Trong những năm qua, Cục Thuế Hải Dương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện công tác quản lý thuế; đặc biệt, từ 01/7/2007 thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng, thực hiện Luật quản lý thuế đã phát huy tốt hiệu lực quản lý, góp phần quan trọng tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN đã được Trung ương và tỉnh giao. Công tác quản lý thuế nói chung và Quản lý thuế TNDN nói riêng trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương được tổ chức thực hiện theo bốn chức năng, cụ thể như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
Sơđồ: Tổ chức bộ máy Quản lý thuế TNDN huyện Gia Lộc
Cơ quan Thuế Tuyên truyền pháp luật Thuế và Hỗ trợ người nộp Thuế Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Kiểm tra thanh tra Kê khai
và kế toán Thuế
Người nộp thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
4.1.1. Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế đối với các doanh nghiệp nói riêng và người nộp thuế nói chung trong phạm vi quản lý.
- Quản lý đăng ký thuế, cấp MST DN
Thường xuyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký thuế, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đối tượng không kinh doanh, thành lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn bất hợp pháp; Tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, nắm chắc tình trạng hoạt động của các đối tượng nộp thuế.
Tính đến 31/12/2013 đã cấp 3.568 mã số thuế. Theo dõi, xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai, tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế của 175 doanh nghiệp trong phạm vi phân cấp của Cục thuế.
Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế, thường xuyên đôn đốc người nộp thuế nộp tờ khai, hồ sơ thuế theo đúng thời gian quy định (nhờ áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều và đã triển khai đạt 100% các doanh nghiệp trên địa bàn, đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ tờ khai sai số học hàng năm hiện còn khoảng 5%, tỷ lệ nộp tờ khai và nhập tờ khai đúng hạn tăng lên lên 95%); kiểm tra đối tượng tạm ngưng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động để đóng Mã số thuế kịp thời.
Việc cấp mã số thuế cho Doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng để cơ quan thuế quản lý thông tin, tình hình sản xuất kinh doanh của NNT được thể hiện ở bảng 4.1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Bảng 4.1 Tình hình cấp mã số thuế của DN tại Chi cục thuế Gia Lộc
Nôi dung Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng số DN được cấp MST 115 142 175 123,48 123,24 123,36 Trong đó: - DN hoạt đông và
kê khai thường xuyên 102 134 156 131,37 116,42 123,67 - DN đăng ký cấp MST không
hoạt động, không kê khai 13 8 19 61,54 237,50 120,89
(Nguồn: Chi cục thuế Gia Lộc 2013)
Qua bảng 4.1 cho thấy các DN do chi cục thuế Gia Lộc quản lý đã tăng lên hàng năm. Tổng số DN được cấp MST năm 2012 tăng so 2011 là 23,48%, năm 2013 tăng so 2012 là 23,24%. Tăng bình quân là: 23,36%
- Quản lý kê khai thuế:
Quản lý kê khai thuế là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý thuế. Bộ phận kê khai tại Chi cục thuế thực hiện xử lý các thông tin đầu vào của DN từ bộ phận nhận hồ sơ khai thuế, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế và xử lý các hồ sơ vào hệ thống quản lý thuế của Chi cục thuế. Việc xử lý tờ khai được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2. Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Chi cục thuế Gia Lộc
Năm Tình hình nộp tờ khai Tình hình xử lý tờ khai Số ĐTNT phải nộp tờ khai thuế Số ĐTNT đã nộp tờ khai thuế Tỉ lệ ĐTNT đã nộp tờ khai thuế (%) Tỉ lệ ĐTNT chưa (không) nộp tờ khai thuế (%) Số ĐTNT nộp tờ khai đúng hạn quy định Số ĐTNT nộp tờ khai quá hạn quy định Số tờ khai đã xử lý Số tờ khai có lỗi số học Tỉ lệ tờ khai có lỗc số học (%) 2011 102 97 95.10 7,84 72 25 411 88 21.41 2012 134 128 95.52 4,48 85 43 560 86 15.36 2013 156 151 96.79 3,21 91 60 677 92 13.59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Qua bảng 4.2 ta thấy tỉ lệ NNT thuộc đối tượng phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN đã khau thuế TNDN từ năm 2011 đến năm 2013 đạt từ 95% đến 97% đây là một tỉ lệ khá cao và là kết quả của công tác tuyên truyền cũng như sự tích cực của cán bộ ngành thuế.
+ Công tác thu, nộp thuế TNDN qua các năm 2011 – 2013
Bảng.4.3 Công tác thu nộp thuế TNDN của DN tại Chi cục thuế Gia Lộc
Diễn giải 2011 2012 2013 12/11 13/12 So sánh (%) BQ Kế hoạch giao 1.800 2.000 3.000 111,11 150,00 129,10 Thuế TNDN phải thực hiện 2.605 2.762 4.245 106,03 153,69 127,65 Tring đó: 1.DN tự kê khai, tự nộp 1.450 1.261 2.125 86,97 168,52 121,06 2. Truy thu qua kiểm tra,
thanh tra, phạt HC 1.155 1.501 2.120 129,96 141,24 135,48
- Thanh tra 215 296 385 137,67 130,07 133,82
- kiểm tra 915 1.150 1.657 125,68 144,09 134,57
- Phạt hành chính 25 55 78 220,00 141,82 176,64
(Nguồn: Chi cục thuế Gia Lộc)
Nhìn bảng trên chúng ta thấy doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp thuế còn ở mức hạn chế so với tổng thu NSNN: Năn 2011 là 36%; năm 2012 là 32%; năm 2013 là 34%
4.1.2. Quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế
- Quản lý nợ thuế: Công tác quản lý nợ thuế là một khâu của quy trình quản lý thuế được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế
Trong những năm qua Chi cục Thuế Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai các biện pháp thu nợ theo Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/05/2008; Quy trình 1395/Q Đ-TCT ngày 14/10/2011 về việc ban hành quy trình thu nợ thuế và quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/05/2009 về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế; tổng hợp đầy đủ, đúng số nợ đọng thuế của từng đối tượng nợ thuế, phân loại nợ thuế theo nhóm nợ (nợ khó thu, nợ chờ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 xử lý và nợ có khả năng thu), từng sắc thuế và quan tâm đến các đối tượng nợ thuế lớn để có các biện pháp đôn đốc kịp thời.
Chi cục thuế đã ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế để hiện đại hoá công tác quản lý nợ thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế.
Để công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Chi cục thuế Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng tự giác nộp thuế kịp thời, đúng qui định. Bên cạnh đó thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các đối tượng chây ỳ nợ thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế của những đối tượng dây dưa, chây ỳ. Tính đến 31/12/2013 số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Gia Lộc là dưới 5%, trong đó thuế TNDN chiếm 2% so với số thực hiện thu ngân sách.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Bảng 4.4 : Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếở chi cục thuế Gia Lộc.
(ĐVT: triệu đồng) STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ I Tổng thu 80.761 56.584 74.149 70,06 131,04 95,82 II Tổng số nợ 4.122 2.826 3.736 68,54 132,22 95,20 1 Các khoản thu vềđất 1.182 1.182 1.182 100,00 100 100,00 2 Thu ngoài quốc doanh 2.940 1.644 2.554 55,90 155,39 93,20 - Thuế GTGT 2.079 998 1.992 48,03 199,51 97,89
- Thuế môn bài 150 180 87 120,00 48,33 76,16
- Thuế TNDN 712 465 475 65,31 102,15 81,68 (Nguồn: Chi cục thuế Gia Lộc 2013 )
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy tổng số nợ thuế qua các năm giảm, cụ thể nợ thuế TNDN năm 2013 là 475 triệu đồng chiếm 12,71% trong tổng số thuế nợ.
- Cưỡng chế nợ thuế: sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ tiền thuế, hồ sơ nộp thuế quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế nhưng doanh nghiệp vẫn không nộp đủ số tiền thuế còn nợ thì cơ quan thuế sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều 93 Luật Quản lý thuế.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trên chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào NSNN.
Năm 2013 Chi cục thuế đã tiến hành cưỡng chế nợ thuế đối với 6 doanh nghiệp số tiền nợ thuế lớn và thời gian kéo dài. Áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản do các doanh nghiệp không có tiền trong tài khoản nên đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
4.1.3. Quản lý thông tin về người nộp thuế:
Cơ sở dữ liệu người nộp thuế do chi cục thuế quản lý phân tán theo mô hình cấp chi cục. Đến tháng 9 năm 2013 đã nâng cấp quản lý theo mô hình tập trung cấp cục và đến nay cơ bản đã đươc tập trung tại cấp Tổng cục thuế. Tuy nhiên truy cập khai thác sử dụng thông tin về hệ thông Quản lý thuế có lực còn chậm do nghẽn mạng, việc khai thác sử dụng, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế vẫn còn hạn chế.
Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp là cơ quan thuế phải có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế đủ mạnh để thẩm tra, xác minh, đánh giá khả năng rủi ro, tìm ra các vùng trọng điểm cần quản lí. Trong các thông tin về người nộp thuế do những chủ thể khác nhau cung cấp có thông tin mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Thông thường những thông tin có tính bí mật dường như người nộp thuế vẫn còn dè dặt cung cấp khi cơ quan thuế yêu cầu. Phần vì sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chưa thấy đảm bảo chắc chắn những thông tin đó không bị lạm dụng, bóp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 méo có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của mình trong tương lai và thậm chí còn ảnh hưởng đến cả những vấn đề nhạy cảm trong quá khứ. Từ thực tế tâm lí đó, người nộp thuế tìm mọi cách để giữ các thông tin, còn cơ quan quản lí thuế tìm mọi cách khai thác các thông tin kể cả từ nguồn không chính thức. Trong tình trạng đó, độ tin cậy của các thông tin mà cơ quan thuế có được ở mức nào? Nếu thông tin cơ quan thuế thu thập được mà thiếu chính xác hoặc không đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của người nộp thuế. Sự thiếu chính xác của nguồn dữ liệu thông tin có thể dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp thì liên tục bị cơ quan thuế săm soi làm phiền bởi các cuộc thanh tra, kiểm tra trong khi đó doanh nghiệp cần được kiểm tra, thanh tra thì vẫn có thể đứng ngoài cuộc. Vì vậy, vấn đề pháp lí đặt ra đối với việc bảo mật thông tin của người nộp thuế cần phải được làm rõ và được quy định cụ thể, chi tiết.
4.1.4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế
Chi cục Thuế Gia Lộc đã chú trọng đến việc tăng cường và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng quy trình của Tổng cục thuế ban hành, hàng năm đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thực hiện theo đúng quy trình, kế hoạch đã xây dựng.
Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2011 - 2013 như sau:
(1) Kết quả thanh tra:
Bảng 4.5: Kết quả truy thu thuế hàng năm qua hoạt động thanh tra thuế
Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Số lượng DN 2 2 3 100,00 150,00 122,47
Số thuế truy thu 215 296 385 137,67 130,07 133,82
- Trong đó : thuế TNDN 131 142 195 108,4 137,32 122,86
BQ số thuế truy thu/1 DN 107,5 148,0 128,3 137,67 86,71 109,26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65