Đổi mới quy trình quản lý thuế đối với DN NQD

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 94)

Để công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Gia Lộc nói riêng và ở Việt Nam nói chung thì quy trình quản lý thuế phải được đổi mới cho phù hợp với điều kiện của nước ta và với xu thế hội nhập quốc tế nhưng vẫn đảm bảo kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được.

Thứ nhất, tăng cường các hình thức tuyên truyền về nghĩa vụ nộp

thuế đối với các doanh nghiệp.

Rà soát, đánh giá hiệu quả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm các nước và kết quả đã đánh giá để có điều chỉnh phù hợp.

Triển khai các hình thức kê khai thuế điện tử và các dịch vụ điện tử khác của cơ quan thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kê khai, nộp thuế và đồng thời đơn giản các thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế. Tiến tới cho phép các các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 tiếp nước ngoài thực hiện cơ chế tự khai tự nộp đối chiếu nghĩa vụ thuế trên mạng Internet ngành thuế trên cơ sở các qui định pháp lý về các giao dịch điện tử và hệ thống an toàn bảo mật ngành thuế.

Từng bước xây dựng hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai các chương trình, nội dung giáo dục về thuế bắt buộc ở các cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia thông qua phối hợp với cơ quan giáo dục đào tạo.

Chuẩn hóa các nội dung tuyên truyền, hỗ trợ. Từng bước hoàn thiện các nội dung tuyên truyền hỗ trợ và thống nhất triển khai toàn quốc

Chuẩn hóa tài liệu theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế đã sửa đổi, bổ sung, mới ban hành

Tiếp tục hoàn thiện, cập nhật cơ sở dữ liệu về hệ thống văn bản hướng dẫn về thuế để cung cấp trên trang Internet của ngành thuế.

Phát triển, nâng cấp phần mềm và tài liệu hỗ trợ hướng dẫn kê khai, nộp thuế theo sắc thuế, theo ngành, nhóm đối tượng nộp thuế. Thực hiện cung cấp cho các đối tượng nộp thuế trên phạm vi toàn quốc

Rà soát, hoàn thiện các qui trình, qui chế tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp và hiện hành. Xây dựng qui trình và sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế triển khai thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các chuẩn mực về công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cơ chế tự khai tự nộp của năm nay, sau đó đánh giá, hoàn chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tuyên truyền hỗ trợ cho các năm kế tiếp trên địa bàn và phạm vi toàn quốc

Tổ chức xây dựng mẫu biểu, phương pháp điều tra đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đối với các đối tượng trong và ngoài ngành thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Triển khai điều tra, thu thập thông tin đánh giá hàng năm. Tiếp tục xây dựng kế hoạch nhằm đạt được các chỉ số đo lường của chất lượng hỗ trợ theo mục tiêu đến năm 2020.

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác trong toàn xã hội nhằm thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ về thuế. Phối hợp với các ngành và các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội… tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế.

Thiết kế lại tổng thể hệ thống tin học theo hướng tập trung nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ cải cách bao gồm: hệ thống mạng và hạ tầng truyền thông; cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm ứng dụng và trang thiết bị tin học.

Thứ hai, hoàn thiện quy trình khai thuế điện tử.

Xây dựng, nâng cấp, tích hợp và chuyển đổi hệ thống các phần mềm ứng dụng xử lý thông tin thuế như: kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế và kế toán tài khoản nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế.

Xây dựng các ứng dụng hỗ trợ chức năng kiểm soát tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế, phân tích và quản lý các trường hợp vi phạm về thuế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu tại từng cấp, mô hình trao đổi dữ liệu trong ngành thuế và tạo lập kho cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành Thuế.

Xây dựng hệ thống phần mềm phân tích, lựa chọn đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thuế hoặc cưỡng chế nợ thuế. Quản lý chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi một cách hợp lý, có thứ tự ưu tiên đối với các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi nhằm chuyển đổi dữ liệu tối đa từ hệ thống cũ sang hệ thống mới một cách hiệu quả, không gây gián đoạn quá trình quản lý trong phạm vi toàn ngành thuế.

Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin về thuế đã nộp vào NSNN giữa cơ quan kho bạc và cơ quan thuế sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 đối chiếu giữa số thuế thực tế đã nộp với số thuế kê khai, nhanh chóng phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về thuế.

Cải tiến hệ thống xử lý thông tin, trao đổi, báo cáo thông tin trong ngành thuế. Các chế độ báo cáo kế toán, thống kê thuế rườm rà, thiếu tính khả thi, hiệu quả sử dụng thấp cần được cải tiến để phù hợp với quy trình tự tính, tự khai, tự nộp thuế và thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ tin học để xử lý thông tin.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Chức năng thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một nhiệm vụ thường xuyên của công tác quản lý thuế. Tuy nhiên khi đưa tất cả các khoản nợ của đối tượng nộp thuế về một bộ phận chức năng để thu nợ là điều mới mẻ trong công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, bộ phận chức năng này vừa thực thi theo qui định của Luật quản lý thuế, vừa tìm tòi nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nội dung quy trình quản lý cho hoạt động này ở tất cả các cấp quản lý.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế hiệu quả cần phải:

- Triển khai các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo các điều khoản qui định trong Luật quản lý thuế

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong việc áp dụng các biện pháp thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế: ngân hàng, toà án….

Áp dụng "quản lý rủi ro" trong công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: - Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu (bao gồm các thông tin trong và ngoài ngành thuế) cho việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế (xây dựng các chỉ tiêu thông tin, cơ chế thu thập thông tin, tổ chức việc thu thập và cập nhật thông tin...)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 - Phải xây dựng được hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Ban hành các chuẩn về kiểm soát, đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của đối tượng nộp thuế trong công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy trình nghiệp vụ về quản lý thu nợ thuế. Hoàn thiện, thực hiện quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế trong cơ chế tự khai tự nộp. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời xây dựng hệ thống hỗ trợ theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

- Trên cơ sở nhiệm vụ theo chức năng, và quy định hiện hành, đúc rút qua thực tiễn thi hành Luật quản lý thuế, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu nợ thuế từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng và thực hiện chức năng quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế tại từng cấp.

- Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thực hiện công tác quản lý thu nợ và phân cấp cán bộ theo mức chuyên gia. Đào tạo cán bộ theo kỹ năng của công tác thu nợ phù hợp với từng cấp quản lý và cơ chế quản lý đảm bảo cán bộ có đủ năng lực và hiệu quả công việc.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra.

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi quy trình thanh tra để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra, phân tích thông tin về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nộp thuế tại cơ quan thuế trước khi quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

- Triển khai các chương trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra phù hợp với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 - Xây dựng các tiêu chí đo lường hiệu quả công tác thanh tra theo cơ chế tự khai, tự nộp qua mỗi năm, trên cơ sở đó xây dựng biện pháp thực hiện chỉ tiêu chất lượng cho những năm sau.

- Nghiên cứu xây dựng phương pháp và sử dụng một số chỉ tiêu kinh tế của một số ngành trong công tác thanh tra thuế.

- Triển khai áp dụng mạnh mẽ hệ thống ứng dụng tin học phục vụ công tác thanh tra thuế, tiến tới xây dựng chuẩn thực hiện quy trình thanh tra trên máy tính.

- Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đối tượng nộp thuế và phương pháp đánh giá rủi ro lựa chọn đối tượng nộp thuế từ đó quyết định thanh tra mức chuyên sâu theo từng loại thuế, loại đối tượng nộp thuế và ngành nghề kinh doanh.

- Phải xây dựng và triển khai được các hoạt động điều tra thuế đối với các hành vi trốn thuế

Thứ năm, phải xây dựng quy trình quản lý thuế về hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế và giám định về thuế đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định về thuế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thuế quan nhằm nâng cao trình độ công chức thuế và nắm bắt đầy đủ các thông tin về thuế quốc tế, từ đó có các biện pháp ngăn ngừa tình trạng trốn thuế, ẩn lậu thuế xuyên quốc gia và vùng lãnh thổ, thực hiện có hiệu quả công tác tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hiệp định.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)