T T Nhân tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 60)

1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác

T T Nhân tố

T Nhân tố Nhóm nhân tố Mức độ quan trọng

Mô tả và vai trò nhân tố

1 Kiểm lâm địa bàn Chính quyền địa phương 3

- Kiểm lâm địa bàn cấp xã là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa, phân công về công tác tại địa bàn xã chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

- Phối hợp với chính quyền xã quản lý bảo vệ rừng, cùng với cán bộ địa chính xã theo dõi diễn biến về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

- Đề xuất việc quy hoạch diện tích sản xuất nương rẫy, tổ chức cấp phát gạo, giống cây, phân tại địa bàn quản lý

2 Già làng Chính quyền địa phương 2 - Già làng là một chức sắc trong các bản của người dân tộc thiểu số nói chung và người Ka Tu Vân Kiều nói riêng, được xem là Lãnh tụ tinh thần. Đây là một chức vụ tồn tại song song với trưởng bản. Già làng thường là một người già và có uy tín cao trong buôn. - Người chịu trách nhiệm đứng ra xử lý theo luật tục các vấn đề, tranh chấp phát sinh trong cuộc sống. Tiếng nói của già làng có trọng lượng có khi còn hơn cả pháp luật.

3 Trưởng thôn Chính quyền địa phương 1

- Vị trí được bầu bởi người dân trong thôn,có lương cơ bản 1.050.000 đồng/tháng.

- Cùng với kiểm lâm, trưởng thôn cung cấp thông tin kỹ thuật về rừng trồng, nương rẫy. Tổ chức các cuộc họp tuyên truyền về trồng rừng, tham gia nhóm lựa chọn hộ được chuyển đổi nương rẫy. - Là sợi dây liên kết giữa chính quyền và người dân. 4 UBND Xã, Huyện, Tỉnh Chính quyền địa phương 1 - Một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia.

- Phổ biến các chủ trương, chính sách và pháp luật (trong đó có phát triển rừng trồng,…) của Nhà nước đến người dân, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặt ra kế hoạch cụ thể và kiểm tra, giám sát kế hoạch đã thực hiện ở các cấp.

5 Thương lái Kinh tế 3

- Là người dân có vốn và năng động trong kinh tế, họ mua cây đứng, sản phẩm đã chặt hạ cây keo lai, bời lời và bán lại cho nhà máy chế biến MDF, trạm cân ở Đông Hà .

- Ở Hướng Hóa thương lái tổ chức thành nhóm và đôi khi mang tính bảo kê, làm giá sản phẩm trong vùng, gây thiệt hại cho người dân.

6 Cơ sở hạ tầng Kinh tế 2 -Tạo giao thương thuận lợi cho người dân tiếp cận thị trường gỗ cạnh tranh.

62

giá cao hơn những lô nằm xa.

7 Diện tích đất Kinh tế 2

-Phụ thuộc khả năng chiếm được trong quá khứ do có sức và nhân lực lao động. -Diện tích đất lớn sẽ giúp người dân có thu nhập cao trong tương lai.

-Được hỗ trợ nhiều gạo hơn.

8 Thu nhập Kinh tế 2

-Việc có thu nhập cao và nhiều nguồn giúp người dân yên tâm trông việc trồng rừng, họ sẽ có thời gian xây dựng quy cách cho sản phẩm gỗ , bán được sản phẩm lúc giá cao.

- Việc thu nhập từ rừng trồng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đánh giá rừng trồng.

9 Thông tin giá cả Kinh tế 1

-Trong cuộc thảo luận nhóm, người dân coi đây là yếu tố rất quan trọng giúp họ trả giá và bán được giá tốt nhất.

-Ở Hướng Hóa rừng trồng, đặc biệt là rừng keo người dân có rất ít thông tin về thị trường và bị động về đầu ra nên hay bị thương lái ép giá, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy những lô rừng có thể được bán giá cao hơn nếu họ cập nhật tốt thong tin thị trường.

10 Nhân lực Kinh tế 1

- Chu kỳ cây keo, bời lời kéo dài trong 5 – 7 năm nên tính theo chu kỳ tổng nhân công lớn. Tuy nhiên lao động chỉ tập trung cao lúc trồng và khai thác, đặc biệt là cây keo lai, cây bời lời người dân thu hoạch từ từ và bán cho thương lái nhỏ.

- Khi trồng hay khai thác rừng người dân thường đổi công cho nhau hay thuê nhân công.

134-135

nhân tố bên ngoài

của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ- TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). - Theo nhóm thảo luận đây là những chương trình tiền đề giúp người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và đảm bảo cơ sở hạ từng cơ bản.

12 FDPP Những

nhân tố bên ngoài

1 - Đây là chương trình các hộ gia đình coi là quan trọng nhất, là quy định, yếu tố nòng cốt cho phát triển rừng trồng. Cung cấp tài chính, tổ chức và đào tạo. Nếu không có chương trình thì diện tích rừng trồng thấp hơn rất nhiều, thậm chí không

64 tồn tại.

- Đa phần người dân hài lòng về chương trình tuy nhiên một số yếu tố như quá trình tập huấn hay chất lượng gạo cần được nâng cao.

13 Sổ đỏ Những nhân tố bên ngoài 1

- Sổ đỏ là thuật ngữ bình dân được dùng để chỉ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Luật đất đai 2003 (có hiệu lực từ 1/1/2004).

- Tại điểm nghiên cứu người dân chưa có sổ đỏ đất lâm nghiệp do thiếu kinh phí thực hiện. 14 Phân bón Điều kiện trồng rừng 3

- Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...

- Trong chương trình nông dân được cấp phân lân Lâm Thao, đây là yếu tố cấn thiết để trồng rừng thành công, đặc biệt trên đất thoái hóa và bị rửa trôi.

- Việc sự dụng phân hóa học là một sự thay đổi lớn trong tư duy người dân nơi đây bởi yếu tố lịch sử và văn hóa canh tác nương rẫy. Tuy nhiên cần xây dựng lớp tập huấn để người dân biết bón phân đúng cách, 15 Kỷ thuật trồng, chăm sóc Điều kiện trồng rừng 2

- Trước đây người dân trồng rừng bời lời dựa vào kinh nghiệm bản thân hay già làng.

- Người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch….

16 Thời tiết Điều kiện trồng rừng 2

-Thời tiết quan trọng khi người dân xác định được lúc nào trồng rừng thuận lợi… giúp cây con phát triển tốt và hạn chế trồng dặm. Khu vực Hướng Hóa hằng năm chịu nhiều cơn bão lớn ví dụ như năm 2013 bão Wutip tàn phá diện tích lớn rừng keo, bời lời, cao su….

17 Nguồn nước, chất lượng đất Điều kiện trồng rừng 1

-Chất lượng đất và nguồn nước rất quan trọng với người dân nơi đây. Vì khu vực này khô cằn, ít mưa, đất nhiều đá và ảnh hưởng chiến tranh hóa học trong quá khứ.

( Nguồn:Thảo luận nhóm hộ, 2014.)

Theo lựa chọn người dân nhóm nhân tố quan trọng nhất là nhóm chính quyền địa phương, thứ 2 là nhóm điều kiện trồng rừng, thứ 3 là nhóm kinh tế thứ 4 cuối cùng ít quan trọng nhất là nhóm nhân tố bên ngoài.

Theo chúng tôi cần xem xét vị trí thứ 1 là chính quyền địa phương và thứ 4là các nhân tố bên ngoài như các chương trình 134,135, FDPP, sổ đỏ .Thứ tự hiện tại mà người dân nhận thức được cho thấy tầm nhìn của họ vẫn mang tính địa phương, họ chỉ thấy được những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân và cho đấy là quan trọng nhất. Tuy nhiên nếu không có những chương trình trồng rừng quy mô, chiến lược phát triển kinh tế toàn diện mang tầm quốc gia thì việc phát triển rừng trồng thành công trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam manh mún và bấp bênh. Đây là hệ quả của việc thiếu cập nhật thông tin và kiến thức, nơi mà hầu hết người dân đều sống an phận, thói quen cần kiệm, tích góp ngày trước không còn mà thay vào đó là thói quen ăn nhậu xả láng. Thực tế cũng phải thừa nhận rằng cây keo lai mới bắt đầu trồng và trồng theo dự án hỗ trợ nên người trưởng thôn có quyền lực trong lựa chọn hộ tham gia và hướng dẫn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 60)