2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng của việc chuyển đổi đất nương rẫy canh tác kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất trên địa bàn vùng nghiên cứu.
- Phân tích các bên liên quan tác động vào quá trình chuyển đổi đất nương rẫy sang đất rừng trồng
- Phân tích được những tác động của rừng trồng sản xuất đến kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường trên địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng tại địa phương và phát triển trồng rừng một cách bền vững
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa
- Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế xã hội.
2.2.2.Đánh giá hiện trạng quy hoạch sử dụng và biến động của nương rẫy, rừng trồng ở huyện Hướng Hóa
30
- Tình hình việc thực hiện chuyển đổi đất nương rẫy sang đất trồng rừng tại khu vực. - Thay đổi diện tích và phương thức canh tác nông nghiệp, rừng trồng tại vùng có chuyển đổi
2.2.3. Phân tích tác động của chuyển đối đất nương rẫy sang TRSX đến sinh kế ngườidân dân
- Phân tích các nhân tố và vai trò của các bên liên quan tác động vào tiến trình chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng.
- Đánh giá những tác động việc chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng Keo Lai và Bời Lời đến người dân vùng nghiên cứu:
+ Tác động về kinh tế + Tác động về xã hội + Tác động về môi trường
- Đánh giá những tồn tại của việc thực hiện chuyển đổi đất nương rẫy sang đất trồng rừng hiện nay tại địa phương.
2.2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng tại địa phương và pháttriển sinh kế cho người dân tộc thiểu số một cách bền vững . triển sinh kế cho người dân tộc thiểu số một cách bền vững .
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu đã có của các cơ quan liên quan như: Ủy ban nhân dân các xã, UBND huyện Hướng Hóa, Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng tài nguyên và môi trường huyện, Chi cục lâm nghiệp Quảng Trị, Trạm khí tượng Thủy văn thành phố Đông Hà,...được cập nhật qua các thời kỳ và trong năm. Thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; địa hình; khí hậu, thủy văn; thổ nhưỡng,... - Các tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Về dân số, lao động và thu nhập; Thực trạng cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội; phong tục tập quán trên địa bàn huyện,…
- Các tài liệu về thống kê đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của huyện; sổ thống kê diện tích; tài liệu về diện tích đất sử dụng có thời hạn; các tài liệu về tình hình thâm canh,...
- Các tài liệu điều tra khảo sát đã tiến hành trên địa bàn: Các tài liệu khảo sát về thổ nhưỡng, xói mòn đất; tài liệu khảo sát thực vật, tài nguyên rừng; khảo sát về thủy văn và thủy nông; khảo sát về giao thông,...
- Các tài liệu về bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ phân bố sử dụng đất của huyện Hướng Hóa,…
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp đánh giá có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal) như phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát thực tế.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin từ những người có liên quan như Chi cục Lâm Nghiệp Quảng Trị, Phòng Nông Nghiệp huyện Hướng Hóa, lãnh đạo xã, thôn, chuyên gia lâm nghiệp. Phỏng vấn sâu và tổ chức thảo luận nhóm tại 3 thôn thuộc 3 xã vùng nghiên cứu, có sự tham gia của những già làng, người trung niên, đại diện Hội phụ nữ, người nghèo và không nghèo. Công cụ PRA đã được sử dụng trong thảo luận nhóm là: Lịch hoạt động mùa vụ, bản đồ thôn bản.
Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn 20/65 chủ hộ thôn Tà Núc xã Hướng Lộc, 22/54 chủ hộ thôn Kỳ Rỉ xã A Xing, 18/ 47 chủ hộ thôn Pả Xây xã Thuận huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Thời gian phỏng vấn một bảng hỏi từ 30 – 35 phút. Nội dung chính của bảng hỏi là thông tin về rừng trồng keo lai và bời lời cũng như những thay đổi về sinh kế, an ninh lương thực hộ gia đình trong vài năm lại đây.
Thảo luận nhóm hộ, sau khi thu thập đủ bảng hỏi, để có cái nhìn tổng quan cũng như trả lời một số câu hỏi phát sinh như gia đình bạn có vấn đề lương thực, cách đảm bảo lương thực trong một chu kỳ kinh doanh rừng trồng, các bên liên quan đến rừng trồng.
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệuPhương pháp đánh giá tác động kinh tế Phương pháp đánh giá tác động kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế bao gồm thu nhập hộ, chi tiêu trong hộ gia đình, mức tăng thu nhập cho người dân.
Phương pháp phân tích đánh giá tác động xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gồm: Mức độ đầu tư, khả năng ứng dụng của các mô hình, khả năng cho sản phẩm, giải quyết việc làm, mức độ rủi ro của mô hình,...Một mô hình rừng trồng có mức đầu tư thấp, kỹ thuật xây dựng mô hình đơn giản, nhanh chóng cho sản phẩm, sử dụng lao động hiệu quả, mức độ rủi ro thấp nhất sẽ được người dân chấp nhận.
Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) để so sánh mức độ chấp nhận của xã hội với từng mô hình canh tác.
Phương pháp phân tích đánh giá tác động về môi trường
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu các yếu tố định lượng có ảnh hưởng trực tiếp của rừng đến môi trường, mà chỉ đánh giá hiệu quả môi trường
32
thông qua việc phỏng vấn người dân trong địa bàn đối với khả năng bảo vệ đất chống xói mòn của rừng trồng và kế thừa một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã được công bố.
Phương pháp phân tích thông tin
- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (Strong, Weakness, Opportunity, Threaten) để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đánh giá phát triển rừng trồng với dân địa phương.
- Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích vai trò của các bên liên quan trong phát triển trồng rừng theo cách nhìn của lãnh đạo địa phương và người dân
CHƯƠNG 3