Diện tích đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 57)

1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác

3.3.5 Diện tích đất lâm nghiệp

Tổng hợp phỏng vấn điểm 60 hộ gia đình kết quả điều tra đánh giá hiện trạng và sự thay đổi đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở 3 xã điểm nghiên cứu của huyện Hướng Hóa trước khi chuyển đổi (năm 2008) và sau khi chuyển đổi (năm 2014) được thể hiện ở Biểu đồ 3.8.

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.8. Diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình

Qua biểu đồ trên cho thấy có sự thay đổi về số hộ và diện tích sử dụng đất lâm nghiệp ở hai thời điểm. Tại thời điểm sau khi chuyển đổi (năm 2014), có 91,7 % (55/60) tổng số hộ điều tra có diện tích đất sản xuất lâm nghiệp trung bình mỗi hộ gia đình có đất lâm nghiệp là 1,55 ha, trong đó 56,7 % hộ dân có diện tích đất từ 1.1 – 2 ha, 16,7 % hộ dân có diện tích từ 2,1-3 ha và 18 % hộ dân có ít đất lâm nghiệp từ 0.1-1 ha, tập trung vào những hộ trẻ , mới tách hộ hoặc những hộ già, neo đơn trước kia có nhiều đất nhưng nay chia cho con cháu, chỉ giữ lại những mảnh đất gần nhà để tiện canh tác. Trong khi đó, chỉ có 8,3 % (5/60) tổng số hộ điều tra không sản xuất lâm nghiệp. Trái lại, trước khi chuyển đổi (năm 2008), tỷ lệ số hộ không sản xuất lâm nghiệp cao hơn nhiều với 21 hộ chiếm 34,5 % (21/60) và tỷ lệ số hộ sản xuất lâm nghiệp thấp hơn với 39 hộ chiếm 65,5 % (39/60), trung bình mỗi hộ gia đình có đất sản xuất lâm nghiệp là 0,68 ha, trong đó tỷ lệ số hộ điều tra có diện tích trung bình 0,1-1 ha, 1,1,-2 ha và 2,1- 3 ha tương ứng lần là 48,3 % (29 hộ), 11,7 % (7 hộ) và 5 % 83 hộ). Đất lâm nghiệp trước khi chuyển đổi chủ yếu trồng bời lời, một số trồng keo trong chương trình của Peace Tree, cây cao su, diện tích đất manh mún. Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diện tích đất lâm nghiệp trung bình tăng lên 2.28 lần.

Diện tích rừng trồng là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất tới thu nhập từ cây Keo và Bời lời khi khai thác. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng và sự thay đổi đất trồng Keo lai của hộ gia đình ở 3 xã điểm nghiên cứu của huyện Hướng Hóa trước khi chuyển đổi (năm 2008) và sau khi chuyển đổi (năm 2014) được thể hiện ở Biểu đồ 3.9.

58

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.9. Diện tích đất trồng keo lai của hộ gia đình

Tại thời điểm điều tra năm 2014, diện tích đất trồng cây keo lai trung bình của 53 hộ gia đình có trồng keo lai là 1.16 ha. Có 7 hộ gia đình nghiên cứu không có đất. Có 26 hộ gia đình điện tích đất dưới 1 ha, đây là kết quả của diện tích đất nương rẫy manh mún trong quá khứ. Trước chuyển đổi năm 2008, diện tích đất trồng cây keo lai trung bình của 12 hộ gia đình có trồng keo lai là 1.35 ha. Đây là những lô rừng được tài trợ bởi dự án thí điểm.

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.10. Diện tích đất rừng bời lời của hộ gia đình

Tại thời điểm điều tra năm 2014, diện tích rừng cây bời lời trung bình của 37 hộ gia đình có trồng Bời lời là 0.63 ha. Có 23 hộ gia đình nghiên cứu không có đất. Có 21 hộ gia đình điện tích đất dưới 0.5 ha, đây là kết quả của diện tích đất nương rẫy manh mún trong quá khứ kết hợp với phát triển rừng trồng tự phát. Trước chuyển đổi năm 2008, diện tích đất trồng cây bời lời trung bình của 23 hộ gia đình có trồng bời lời là 0.77 ha. Tuy diện tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w