KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa
3.3.1 Hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu
Tổng hợp phỏng vấn 3 trưởng thôn tại 3 xã nghiên cứu và bảng hỏi chúng tôi xây dựng được bảng và biểu đồ diện tích rừng tại 3 thôn nghiên cứu như sau:
Bảng 3.4. Diện tích các loại rừng tại 3 thôn nghiên cứu
Xã Thôn Keo(ha) Bời
52 suối, đỉnh núi(ha) A Xing Kỳ Rỉ 22.6 16.5 2.3 2.5 15 Hướng Lộc Tà Núc 21.5 17.5 1.9 3.5 16 Thuận Pả Xây 18.4 11.7 2.3 3 11 Tổng(ha) 62.5 45.7 6.5 9 42
( Nguồn: Số liệu điều tra, 2014.)
( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)
Biểu đồ 3.6. Diện tích các loại rừng tại 3 thôn nghiên cứu
Qua khảo sát của tác giả và phỏng vấn chính quyền địa phương chất lượng đất lâm nghiệp Hướng Hóa được coi là kém chất lượng và nhiều đá, đất dốc. Khí hậu ảnh hưởng của gió lào, lượng mưa thấp, nhiều bão lớn. Hệ thống đường lâm sinh vẫn chưa được hình thành. Tuy nhiên phát triển rừng trồng ở đây vẫn được khuyến khích bởi chính quyền. Việc phát triển hình thức rừng trồng đầu tiên vào năm 1998 khi công ty Nông sản Tân Lâm trồng 2 ha Cao su tại thôn Kỳ Rỉ, 1.5 ha tại thôn Tà Núc. Diện tích rừng này được quản lý bởi công ty, một số người dân trong vùng chỉ có lợi ích việc làm như bảo vệ, làm cỏ, khai thác….Năm 2010 diện tích này được bán lại cho 1 hộ dân trong thôn Kỳ Rỉ. Năm 2011 có thêm 3 ha cao su được trồng tại Kỳ Rỉ phân chia giữa 11 hộ dân theo dự án khuyến nông của Huyện.
Cây Keo được trồng vào năm 2006 cho 5 hộ gia đình khảo sát với 10.7 ha keo, năm 2008 cho 1 hộ khảo sát với 1 ha keo như là một hợp phần của chương trình Peace Tree. Các sáng kiến của chương trình Peace Tree nhằm tái trồng rừng khu vực bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh Việt Nam-Mỹ. Nó được tài trợ bởi một tập hợp quỹ bà mẹ của binh sĩ Mỹ đã chết trong chiến tranh Việt Nam-Mỹ.. Trong chương trình này cây giống và một lượng nhỏ phân bón đã được cung cấp cho nông dân, nhưng không có bất kỳ khoản trợ cấp gạo, kỹ thuật nào. Năm 2008 được hỗ trợ của dự án Lâm nghiệp hướng tới người nghèo 5 ha keo được trồng bởi 5 hộ gia đình.
Một sự thay đổi lớn diễn ra trong năm 2010 khi chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng được triển khai ở Hướng Hóa. Chương trình này nhằm mục đích thay thế nương rẫy bằng trồng rừng trong các cộng đồng nghèo. Trong chương trình 44.8 ha rừng trồng cây keo được trồng. Với mục đích của chương trình này 40 hộ gia đình cả 3 thôn được lựa chọn. Trung bình mỗi hộ chuyển đổi 1.12 ha. Sự lựa chọn này đã được thực hiện trên cơ sở có đơn
tự nguyện của người dân, sau này có sự thảo luận, đánh giá của trưởng thôn và chính quyền xã Huyện. Theo trưởng thôn hầu hết các hộ gia đình nộp đơn cho chương trình đều đươc chuyển đổi, chỉ có một số đơn bị từ chối do các điều kiện đất đai bất lợi như manh mún, quá xa.Người dân khi tham gia được chương trình cung cấp miễn phí cây giống và phân bón thông qua Hạt kiểm lâm Hướng Hóa, chính phủ cung cấp khoản trợ cấp gạo 350 kg gạo cho mỗi ha một năm. Các khoản trợ cấp sẽ được cung cấp cho đến khi kết thúc chu kỳ rừng (2010-2015).
Bên cạnh cây Keo, cây Bời lời là một cây phổ biến và chiếm diện tích lớn tại khu vực nghiên cứu chiếm 45.7 ha, việc trồng bời lời tự phát từ những năm 2000 khi thị trường nguyên liệu làm hương bắt đầu phát triển. Người dân tự vào rừng nhổ cây bời lời con về trồng quang vườn, quanh rẫy . Hiện nay đã được nhà nước quan tâm hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp giống chất lượng. Cây bời lời đỏ trồng sau 7 đến 8 năm là cho thu hoạch. Vỏ, lá cây được thương lái mua để làm bột nhang, nấu keo dùng trong công nghiệp; thân cây được dùng trong công nghiệp chế biến gỗ, đồ gia dụng, cây bời lời đỏ được tận dụng hầu như từ cành đến gốc. Thời điểm hiện nay vỏ tươi,lá có giá 6.000 đồng/kg, giá 1m3 gỗ khoảng 400.000 đồng, ngoài ra gỗ bời lời còn dùng chất đốt, gỗ xây dựng. Khi nghiên cứu chúng tôi muốn so sánh cây Bời lời là cây bản địa và trồng tự phát tại địa phương với cây Keo lai được chính quyền đưa vào. Trong cuộc thảo luận nhóm hộ đa phần người dân thích trồng cây bời lời hơn, lý do đưa ra cây bời lời bền vững và có bán được giá hơn cây keo. Giải thích điều này người dân cho rằng:
+ Bời lời khi trồng có thể xen canh sắn, lúa rẫy,chuối trong 3 năm đầu, keo chỉ 1 năm. + Khi khai thác keo lai khai thác một lần và bị thương lái ép giá còn bời lời khai thác từ từ và đem ra chợ bán được giá thị trường.
+ Sản phẩm Bời lời được tận dụng từ lá, vỏ, thân, cành.
+ Sau khi khai thác cây bời lời sẽ tái sinh tự nhiên và hình thành cây mới.
Hiện nay cây bời lời có giá cao nhưng đầu ra không ổn định và rõ ràng bằng cây keo lai.