Tác động của chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng đến sinh kế hộ gia đình ở vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 65)

1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác

3.5.1 Tác động của chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng đến sinh kế hộ gia đình ở vùng nghiên cứu

vùng nghiên cứu

3.5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng rừng keo lai và bời lời tại Hướng Hóa

Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, Chúng tôi đã xác định được các nhân tố sau ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo lai và Bời lời:

-Tiếp cận thị trường : Một tiếp cận tốt với các thị trường bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện địa phương nói chung, tức là sự phổ biến của cây trồng

66

trong khu vực và sự sẵn có của các nhà máy chế biến. Một thị trường phát triển tốt khi các chi phí vận chuyển thấp hơn (do khoảng cách gần hơn) và khả năng cạnh tranh công bằng giữa các người mua ; Tại Hướng Hóa cơ sở hạ từng còn yếu kém, các lô rừng nằm ở đồi không có đường lâm sinh. Thu mua bời lời còn có tính cạnh tranh khi người dân mang sản phẩm ra chợ bán hay thương lái mua tai vườn, thị trường keo lai thường bị ép giá và giá thấp do ít người mua và muốn bán phải đưa về trạm cân, hay nhà máy ở Đông Hà.

- Khí hậu : Hướng Hóa hằng năm thường xuất hiện bão lớn, năm 2013 bão Wutip tàn phá một phần lớn cây Keo lai, Bời lời, Cao su…tại đây.

- Tỷ lệ chết của cây : Tỉ lệ chết của cây cao là nguyên nhân của các khoản đầu tư ban đầu thấp, nguồn nhân lực kém và điều kiện địa phương làm giảm thu nhập trong tương lai, đòi hỏi việc thay thế các cây đã chết trong trồng dặm hoặc hạn chế số cây chết;

- Kinh nghiệm : Các kinh nghiệm trong việc quản lý rừng trồng, không chỉ về cá nhân mà còn giúp cộng đồng trong chia sẻ kiến thức và tránh những sai lầm trong đầu tư và quá trình quản lý;

- Phân bón : Sử dụng phân bón hợp lý giúp tiết kiệm chi phí , giảm tỷ lệ chết của cây và tăng cơ hội năng suất lô rừng cao khi khai thác.

- Nhân lực : Trình độ, sức khỏe và kỹ năng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tiếp nhận kỷ thuật, yếu tố này sẽ cải thiển nếu người dân được tiếp cận tốt các khóa đào tạo quản lý và thị trường.

- Diện tích đất : Diện tích càng lớn cho thu nhập càng cao trong tương lai, người dân có nhiều đất để xen canh nông nghiệp.

- Quyền sử dụng đất : Quyền sử dụng đất ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của nông dân, tăng độ tin cậy của một khoản đầu tư, Người nông dân có thể chắc chắn họ sẽ không bị mất đất mà họ sử dụng nếu không được đền bù thỏa đáng;

- Thương lái: Khả năng cạnh tranh giữa các thương lái cũng như chất lượng của cơ sở hạ tầng và kiến thức về giá cả thị trường người dân tạo thành một bộ ba ảnh hưởng đến giá đưa ra cho một vụ thu hoạch .

-Chất lượng giống : Chất lượng của cây ảnh hưởng đến sự phát triển của lô rừng và tỷ lệ trồng dặm.

3.5.1.2. Thu nhập và an ninh lương thực

Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một nguồn tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn.Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế. Ở Việt Nam nói chung và Hướng Hóa nói riêng quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập và một

tài sản có giá trị.Vì thế biến đổi trong cơ chế tiếp cận đất đai, thay đổi mục đích sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sinh kế người dân. Nguồn thu từ nương rẫy mất đi và một nguồn thu mới từ rừng trồng được thay thế,

Rừng trồng trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, nếu tính trong từng năm sẽ ít nhưng khi bán một lô rừng người dân sẽ có một khoản tiền lớn nhất định để làm nhiều việc.

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.11. Thu nhập từ keo lai và bời lời (hộ/ha)

Theo phiếu điều tra, thu nhập trung bình từ một ha cây bời lời là 48.7 triệu đồng, trong khi keo lai chỉ 21 triệu đồng. Thu nhập từ cây bời lời cao gấp 2.3 lần keo lai. Tuy nhiên thời gian khai thác keo lai trung bình 5.9 năm trong khi bời lời cần đến 8.7 năm đồng thời cây bời lời đầu ra không ổn định và đòi hỏi chất lượng đất tốt hơn cây keo.

Tuy nhiên mô hình rừng keo ở Hướng Hóa vẫn có thể được bán với giá 50-60 triệu/ha (Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ) để bán được giá này cần kỹ thuật, đất đai, thị trường cạnh tranh và đầu tư lúc đầu tốt như phân, giống.

Tại Huyện Hướng Hóa vấn đề lớn nhất ảnh hướng tới giá cả cây bời lời và cây keo lai là việc tiếp cận giá cả thị trường và cơ sở hạ từng. Vấn đề giá cả thường được đưa ra bởi một nhóm buôn gỗ rừng trồng tại thị trấn Khe Sanh là người Kinh. Vì vậy để phát triển rừng trồng cần tăng cường cơ sở hạ từng, xây dựng thị trường gỗ cạnh tranh.

Tổng thu nhập bình quân của 60 hộ nghiên cứu là 21.3 triệu cho trung bình 5 người trong hộ gia đình, phân bố thu nhập được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.12. Tổng thu nhập hộ gia đình

Dựa biểu đồ 3.12 ta thấy thu nhập các hộ gia đình ở đây khá thấp, và tường đối bình đẳng. Một số hộ có thu nhập trên 40 triệu đồng là do có hưu trí hay nhân viên nhà nước. Ta thấy những hộ nông dân có thu nhập dưới 20 triệu đồng có diện tích đất trung bình là 2.01 ha gần bằng 2.15 ha diện tích đất trung bình 60 hộ nghiên cứu. Điều này cho thấy việc thu nhập thấp của các hộ này không chỉ do đất đai mà còn yếu tố như trình độ, tiếp cận vốn. Việc hỗ trợ gạo không chỉ có tác dụng tăng diện tích rừng trồng mà còn giúp ổn định xã hôi.tạo cho người dân có cơ hội tiếp cận ngành nghề mới.

Với một mức thu nhập hạn hẹp thì chi phí cho gia đình là một phần quan trọng trong nền kinh tế hộ gia đình. Nó cho thấy nhu cầu, ưu tiên và khả năng của mình. Ở mức nghiên cứu

68

của chúng tôi, trong bảng hỏi và thảo luận nhóm chúng tôi chỉ tìm hiểu về những chi phí chung. An ninh lương thực như định nghĩa ở mục tổng quan nghiên cứu nằm ở hai khía cạnh quan trọng nhất là sẵn có lương thực và tiếp cận lương thực. Việc cung cấp thực phẩm sẵn có phụ thuộc thời tiết và tài nguyên thiên nhiên đặc biệt người dân tộc thiểu số nơi đây một phần khác cung cấp thực phầm từ bán hay trao đổi hoa màu như chuối, mít,…giúp họ vượt qua khó khăn lúc thời tiết không thuận lợi. Theo thảo luận nhóm trong quá khứ 10-15 năm trước thực phẩm sẵn có đa dạng và nhiều hơn hiện tại rất nhiều, nhất là lúc rừng tự nhiên còn nhiều. Ngày nay kinh tế thị trường phát triển, nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân đa dạng hơn. Hàng hóa từ thành phố Đông Hà, hải sản từ cảng Cửa Việt đã được thương lái vận chuyển bằng ô tô đến tận bản. Với nguồn thu đa dạng từ sắn, mít, bơ, làm thợ… giúp người dân dễ dàng mua được những mặt hàng trên.

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.13. chi tiêu hộ gia đình

Nhóm hộ không nghèo: Trong số 60hộ gia đình điều tra có 30 hộ không nghèo chiếm 50% tổng số hộ điều tra.. Đặc điểm chung của nhóm hộ này là có lực lượng, số người ở trong độ tuổi trung niên nhiều.Nhóm hộ không nghèo có nguồn thu nhập từ lương và tiền phụ cấp, lao động với đất nông nghiệp nhiều, làm thuê. Tuy nhiên, hộ không nghèo vẫn thiếu sự đầu tư và thiếu kinh nghiệm sản xuất, đây là nguyên nhân tại sao họ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất, vì vậy nguồn thu nhập chính của nhóm hộ không nghèo là từ nông nghiệp và từ nguồn sản xuất hàng ngày hoặc từ lao động thuê.Nhiều hộ thuộc nhóm này vẫn dễ dàng bị tái nghèo nếu bị “sốc” về kinh tế.

- Nhóm hộ nghèo: Đặc điểm nổi bật của nhóm hộ này là thu nhập thấp, thiếu lao động trong gia đình hoặc mất sức lao động hoặc là những gia đình mới tách hộ. Trong số 60 hộ điều tra có 30 hộ nghèo chiếm 50%.. Như vậy số hộ nghèo cũng chiếm tỷ lệ lớn ở khu vực nghiên cứu, trung bình cứ 10 hộ là có 5 hộ nghèo. Điều đó đồng nghĩa với quan điểm của nhóm hộ nghèo, mà nguyên nhân đầu tiên làm cho họ nghèo khổ là thiếu vốn đầu tư, nguyên nhân thứ hai làm cho họ nghèo là thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, nguyên nhân thứ ba làm cho họ nghèo là thiếu đất sản xuất chiếm và thiếu lao động cũng. Ngoài ra lý do sức khoẻ và bệnh tật ở một vài hộ gia đình cũng là nguyên nhân làm cho họ nghèo.

Qua biểu đồ 3.13 ta thấy rằng việc cung cấp lương thực không còn tự cung tự cấp như trước, phần lớn tiền mặt được dành cho việc mua thức ăn, tuy nhiên người nghèo dành phần lớn thu nhập vào đáp ứng thực phẩm. Tiếp theo một phần quan trọng của thu nhập dành cho giáo dục, mặc dù ở đây trẻ em cấp 1 được miễn học phí thậm chí cung cấp miễn phí sách vở nên chủ yếu chi phí cho quần áo đồng phục và đóng góp khác. Ngoài ra họ còn dành chi phí khác như xăng xe máy, áo quần, xà phòng, đám cưới, đám giỗ. Thu nhập cũng một phần lớn chi vào rượu, đây là vấn nạn trong các vùng dân tộc thiểu số nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Nhóm hộ nghèo chi phí dành cho rượu bằng ½ chi phí cho thức ăn. Việc trợ cấp gạo ở điểm nghiên giúp ổn định an ninh lương thực cho người dân, nơi người dân thu nhập chính từ sắn, ngô, lúa rẫy, giúp cải thiện đáng kể thu nhập chung cho gia đình. Qua kết quả thảo luận nhóm hộ cho thấy hộ nghèo ở khu vực nghiên cứu có thu nhập trung bình 13, 2 triệu đồng/năm , có diện tích keo lai 1,14ha sẽ được hỗ trợ 375 kg gạo /năm tương đương 31 kg gạo/ tháng - tương đương 300.000 đồng .Với chi phí mua gạo 40% hàng tháng họ sẽ phải dành 440.000 đồng mua gạo. Như vậy mỗi tháng họ chỉ bỏ thêm 144.000 đồng mua gạo. Việc trợ cấp gạo thực sự giúp đóng góp lớn vào ngân sách và ổn định lương thực của gia đình. Tuy nhiên có một số hộ gia đình lại lệ thuộc vào chính sách,ỷ lại nhà nước, không tìm cách thoát nghèo, bán gạo lấy tiền uống rượu.

3.5.1.3. Nâng cao sinh kế và kế hoạch tương lai của người dân

Các hộ dân được tham vấn họ có dự định gì trong tương lai để nâng cao thu nhập hơn so với hiện tại. Bắt đầu từ dự định nông nghiệp, người dân muốn mở rộng diện tích sắn hay xen canh cây sắn với rừng keo hoặc bời lời. Từ khi nhà máy sắn Hướng Hóa hoat động họ có thể bán mỗi hecta sắn với giá 20 triệu đồng. Về dự định rừng trồng, chỉ có 19 hộ gia đình điều tra chiếm 31,7 % tổng số hộ điều tra muốn tiếp tục phát triển cây keo lai sau khi khai thác nếu có hỗ trợ giống và gạo từ nhà nước. Có 33 hộ được hỏi (chiếm 55 %) muốn phát triển cây bời lời vì có giá cao và sau khi khai thác cây tự tái sinh.

Tại Hướng Hóa có một yếu tố là khả năng làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, xây dựng. Nơi mà có đường 9 băng qua, Khu thương mại Lao Bảo giáp Lào rất phát triển. Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận nhóm mọi người đã đề cập tiêu cực đến khả năng làm việc ở bên ngoài khu vực họ sinh sống: họ cảm thấy không an toàn ở đó và 'không

70

thích'. Những người tham gia các cuộc phỏng vấn cũng được hỏi nếu di cư đến các thành phố như Huế, Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Kết quả là chỉ có một vài người trước đây đã cố gắng để di chuyển và không đạt được một thành công lớn, và do đó nhiều người không tham gia. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, thậm chí được nêu lên bởi những người được khảo sát là họ thiếu kỹ năng và kiến thức, tức là vốn con người.

Trong chiến lược phát triển kinh tế hộ dân thì việc phát triển TRSX vẫn là mong muốn đầu tiên của họ bằng việc nhận thức việc trồng rừng và cải thiện tình hình kinh tế

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng rừng trồng tới kinh tế hộ gia đình

Có đến 76% hộ gia đình điều tra cho rằng TRSX giúp cải thiện hoặc cải thiện phần nào kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên số hộ nắm chắc cải thiện cũng chỉ chiếm 27%, thậm chí có 4 % hộ gia đình cho rằng làm giảm kinh tế, khi không canh tác được cây sắn. Nhưng cũng nhìn nhận rằng chương trình chuyển đổi nương rẫy sang TRSX mới có 4 năm, và người dân chưa khai thác được sản phẩm trên lô rừng đó, họ mới hưởng lợi ích từ trợ cấp gạo.

Việc trợ cấp gạo ảnh hưởng đến kinh tế người dân qua khảo sát 44 hộ gia đình trả lời dưới đây

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)

Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng trợ cấp gạo tới kinh tế hộ gia đình

Câu hỏi đặt ra là liệu TRSX nói chung và rừng trồng keo lai thực sự nâng cao cuộc sống của họ ? tuy nhiên phải thừa nhận cuộc sống của họ so với 15 năm trước có thay đổi vượt bậc, việc phát triển rừng trồng thực sự là bước đi giúp nâng cao sinh kế của họ không vẫn là câu hỏi mở. Theo ý kiến chúng tôi cần thời gian sau khi thu hoạch vụ keo lai này, chúng ta mới có thể đánh giá đầy đủ ý kiến của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w