1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác
3.6.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng tại địa phương và phát triển sinh kế cho người dân tộc thiểu số một cách bền vững
sinh kế cho người dân tộc thiểu số một cách bền vững
Nâng cao hiệu quả rừng trồng trên địa bàn huyện Hướng Hóa có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của toàn huyện.Trên cơ sở những căn cứ về phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện những năm tới; quan điểm, định hướng và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đổi đất nương rẫy sang TRSX, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
3.6.3.1. T ng c ng công tác qui ho ch v qu n lý quy ho chă ườ ạ à ả ạ
rẫy, phân loại xác định từng loại đất nương rẫy phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi và diện tích nương rẫy tiếp tục để đồng bào canh tác nương rẫy theo tập tục truyền thống để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sản xuất nương rẫy và phương án hỗ trợ, cân đối nhu cầu để hỗ trợ người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy.
Trên cơ sở quy hoạch đất nương rẫy, và hiện trạng sử dụng đất canh tác nương rẫy lâu nay của từng hộ gia đình, xem xét phù hợp với quy hoạch thì tiến hành giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho người dân để sản xuất nông lâm nghiệp ổn định lâu dài.
Qua khảo sát thực tế thấy rằng: Phần lớn đất quy hoạch TRSX của huyện là không tập trung, khá manh mún, phân bố rải rác xen kẻ với RPH, đất nông nghiệp và khu dân cư. Vì vậy, trong triển khai thực hiện qui hoạch đối với các diện tích nhỏ lẻ, nằm xen kẻ với các loại đất khác và khu dân cư nên giao cho dân để trồng rừng, đối với các vùng đất có khả năng trồng rừng tập trung thì nên có kế hoạch triển khai theo hình thức cuốn chiếu, trồng vùng nào xong vùng đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư thâm canh, xây dựng hạ tầng đường sá và thuận lợi cho việc thu hoạch khai thác vận chuyển sau này;
3.6.3.2. Gi i pháp v t ch c qu n lýả ề ổ ứ ả
- Thực hiện cải cách hành chính, tăng chất lượng, giảm số lượng cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý PTLN ở cấp trên (tỉnh, huyện). Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ quản lý PTLN ở cấp xã, và thôn bản có RSX để chỉ đạo công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm phát huy hiệu quả.
- Khuyến khích thành lập hiệp hội TRSX trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm và gắn kết giữa sản xuất với chế biến. Chính quyền địa phương có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp tạo liên kết chặt chẽ giữa người dân TRSX, nhà máy chế biến nguyên liệu và thị trường đầu ra của sản phẩm sản xuất trên địa bàn.
- Phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các lâm trường, Ban quản lý dự án RPH, các doanh nghiệp tư nhân với hộ gia đình để trồng rừng và chế biến lâm sản; phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp. Chú trọng phát triển hình thức TRSX theo qui mô hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã trồng rừng.
- Chính quyền các cấp cần tập trung hoàn thành các thủ tục giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý PTLN cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển rừng theo hình
78
thức xã hội hoá. Các tổ chức, cá nhân, trang trại, hộ gia đình tự chủ tài chính, thực hiện đầu tư TRSX và hưởng thành quả theo qui định pháp luật.
3.6.3.3. . i m i v t ng c ng chính sách h tr TRSXĐổ ớ à ă ườ ỗ ợ
- Tập trung giải quyết đất đai cho trồng rừng nguyên liệu tập trung, liền vùng, liền khoảnh tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai hoang, trồng mới, chăm sóc và vận chuyển khai thác sau này. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc sử dụng đất theo mục đích quy hoạch và phương án sản xuất kinh doanh của các chủ thể nhận đất trồng rừng, kiên quyết xử lý và thu hồi các diện tích đã chuyển đổi nhưng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả hoặc không đưa vào sử dụng theo đúng thời hạn quy định.
Việc trồng rừng và kinh doanh TRSX mang tính đặc thù chuyên ngành: có thời gian thu hồi vốn chậm, tính rủi ro cao và phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh doanh của từng loại rừng, hầu hết người trồng rừng đều có nhu cầu vay vốn để sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng: việc TRSX ngoài mang lại HQKT cao còn đưa lại hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội và tạo môi trường thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển một cách bền vững. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia TRSX. Cụ thể:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư TRSX bằng cách miễn, giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cho các doanh nghiệp hộ gia đình, cá nhân TRSX trong chu kỳ đầu; miễn giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mới xây dựng hoặc đổi mới công nghệ.
- Vận dụng và lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ thực hiện TRSX có hiệu quả hơn. Ưu tiên hỗ trợ nông dân vùng sâu, vùng xa bằng các hình thức hỗ trợ kỹ thuật, giống, cho vay không lãi hoặc bù lãi suất tạo điều kiện ban đầu để phát triển TRSX. Việc này được xem là khoản chi trả của Nhà nước cho người trồng rừng vì các lợi ích môi trường từ rừng của họ đem lại cho xã hội.
- Tăng ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ TRSX, đặc biệt là đường giao thông và quy hoạch lại các vùng dân cư kinh tế mới; cung cấp các dịch vụ công như khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến lâm. Đồng thời cho cơ chế áp dụng các định mức chuyên ngành phù hợp với tình hình thực tế và giá cả thị trường theo từng thời điểm trong lập các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh.
- Cần có sự liên kết kinh tế chặt chẽ giữa 5 nhà (nhà nước-nhà nông-nhà doanh nghiệp-nhà khoa học và ngân hàng) để thực hiện chiến lược LNXH mà trọng tâm là phát triển TRSX.
- Xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của địa phương từ các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách, vốn ODA, các phí dịch vụ môi trường, tín dụng các-bon, du lịch sinh thái, khoản thu xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các đóng góp để có cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý quỹ này.
3.6.3.4. Kỹ thuật - Khoa học Công nghệ
Trồng RSX mang tính đặc thù chuyên ngành cao, các giải pháp kỹ thuật trồng rừng ảnh hưởng trực tiếp đến HQKT TRSX rất lớn, xuất phát từ quy trình TRSX chúng tôi đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất, HQKT TRSX như sau:
a) Giải pháp về giống
UBND huyện cần tích cực chỉ đạo các quan quản lý chuyên ngành ( phòng nông nghiệp và PTNT huyện) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác kiểm tra kiểm định chất lượng giống trước khi đem trồng. Để chủ động nguồn giống, hàng năm các hộ gia đình phải báo cáo kế hoạch trồng rừng của hộ với Ban quản lý dự án trồng rừng xã đồng thời đăng ký nhu cầu về số lượng, chủng loại cây trồng để xã có kế hoạch chỉ đạo sản xuất giống hoặc chủ động hợp đồng cây giống với các cơ sở sản xuất giống có uy tín trên địa bàn ngay từ đầu vụ; kiểm tra giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước kiểm định chất lượng giống trước khi xuất vườn nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu TRSX theo kế hoạch.
Tổ chức thành lập hệ thống kiểm định, kiểm nghiệm giống từ tỉnh, huyện xuống cơ sở, tiến hành quản lý theo chuổi hành trình từ nguồn giống, phương thức sản xuất giống đến khâu vận chuyển cung ứng giống phục vụ trồng rừng; có xác nhận và cấp chứng chỉ giống, thực hiện dán nhản mác kèm theo lý lịch nguồn gốc đối với các loại cây giống lưu thông trên thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn, kiên quyết thu hồi giấy phép đối với các cơ sở không đủ điều kiện về vườn gốc ghép, vườn nhân, hạ tầng kỹ thuật; có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các chủ vườn giống không tuân thủ các quy trình sản xuất giống; không chấp hành các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chất lượng giống cây trồng.
80
Để nâng cao HQKT TRSX việc chọn đất, chọn hiện trường đối với từng loại cây trồng là hết sức quan trọng. UBND huyện cần trực tiếp chỉ đạo các đơn vị điều tra khảo sát quy hoạch chi tiết trồng rừng nguyên liệu phải đánh giá thành phần cơ giới của đất, lập bản đồ thổ nhưởng tạo điều kiện để sau này khi tiến hành sản xuất căn cứ vào đó để có chế độ chăm sóc, bón phân thích hợp đưa lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Trên cơ sở đó xác định loại cây trồng phù hợp với từng điều kiện lập địa cụ thể phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo mục tiêu PTBV trên cả 3 phương diện: Kinh tế - xã hội và môi trường.
Chúng ta biết rằng đất đai là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, sản lượng và chất lượng của cây trồng nói chung và của rừng trồng sản xuất nói riêng. Khi xác định trồng loại cây gì cần phải xem xét các yếu tố tự nhiên, KTXH như: cây trồng phải phù hợp với vùng sinh thái, điều kiện lập địa, tập quán canh tác, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đối với việc TRSX, tuỳ theo từng loại cây trồng mà có thể chọn đất trồng, biện pháp kỹ thuật trồng khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, HQKT TRSX trên địa bàn nên áp dụng các phương thức trồng như sau[18]:
+ Trồng gần trước, xa sau.
+ Đất tốt trồng trước, đất xấu trồng sau. + Lấy ngắn nuôi dài.
+ Cải tạo đất xấu theo chu kỳ kinh doanh của các loài cây họ đậu. Sau đó nghiên cứu trồng có loại cây trồng khác có HQKT cao hơn.
c). Giải pháp kỹ thuật về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng sau trồng
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sau trồng đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định năng suất, chất lượng của RT, đây là yếu tố quan trọng tác động đến HQKT TRSX. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng: Việc đầu tư chăm sóc bảo vệ rừng sau trồng của huyện còn nhiều bất cập, chưa quan tâm đến chăm sóc, trồng dặm đảm bảo mật độ rừng trồng vì vậy mặc dù rừng sau trồng sinh trưởng tốt nhưng vẫn chưa đạt được mong muốn so với khả năng, tiềm năng về đất đai và nguồn lực con người hiện có trên địa bàn. Vì vậy, phòng nông nghiệp huyện cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, trồng dặm rừng đối với từng loại cây cụ thể, hướng dẫn, khuyến cáo cho bà con nông dân tuân thủ quy trình trồng đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt là công
tác đào hố, bón phân phải đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Một số giải pháp kỹ thuật cần khuyến cáo trong TRSX trên địa bàn huyện như sau:
+Phát dọn thực bì: Đối với những vùng đất có độ dốc thấp < 150; các vùng manh mún nhỏ lẻ nằm xen kẻ với các loại rừng khác, đất sản xuất nông nghiệp nên xử lý thực bì toàn diện tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí công lao động trong công tác đào hố, vận chuyển cây con trồng rừng. Đối với các hiện trường trồng rừng còn lại có độ dốc cao > 150 nên xử lý thực bì theo băng, hàng.
+ Đào và lấp hố: Cần tuân thủ quy trình kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành. Sau khi đào hố xong, tiến hành lấp hố kết hợp với bón phân trước khi trồng từ 10-15 ngày để ủ cho đất xốp và giữ độ ẩm cho đất[18].
+ Trồng cây: Để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và sinh trưởng tốt, cần phải đảm bảo đúng các thao tác kỹ thuật trồng theo hướng dẫn: Xé bỏ túi bầu, đặt cây vào hố, ấn chặt đất tạo lổ nhỏ giữ nước, phủ phân xanh quanh cây và tưới nước.
Để nâng cao HQKT cần thiết phải đầu tư thêm phân bón theo quy trình kỹ thuật của từng loài cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc, bảo vệ rừng hạn chế cỏ dại và cây bụi chèn lấn cây trồng và hạn chế người và gia súc ra vào rừng tác động xấu đến cây trồng. Tiến hành chăm sóc 3 năm đầu bằng luổng phát thực bì (2 lần/năm); làm cỏ quanh gốc, xới gốc kết hợp trồng dặm bổ sung những cây bị chết, cây còi cọc phát triển kém. Trong thời kỳ rừng non chưa khép tán cần tăng cường công tác bảo vệ, cấm không cho gia súc vào dẫm đạp làm đổ gãy cây, trong quá trình chăm sóc bảo vệ cần theo dõi sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
d, Xác định mật độ trồng rừng
Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng (mỗi hố trồng một cây) trên một đơn vị diện tích (ha). Mật độ trồng rừng sản xuất phổ biến hiện nay là 1.650 cây/ha.
Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng, đến giá thành rừng trồng.
- Điều kiện tự nhiên nơi trồng (khí hậu, đất đai), nói chung nơi khí hậu, đất tốt nên trồng mật độ thưa, ngược lại nên trồng mật độ dày.
82
Trong mật độ trồng rừng việc xác định cự ly hàng và cự ly cây (khoảng cách từ hàng cây này đến hàng cây kia và từ cây này đến cây kia trong hàng) và phương thức phối trí các điểm gieo trồng có liên quan chặt chẽ với nhau.
Do vậy, các hộ trồng rừng sản xuất cần trồng rừng theo mật độ, cự ly hàng và cự ly cây theo đúng tiêu chuẩn để sản lượng, chất lượng rừng trồng sản xuất nâng lên đem lại hiệu quả về mặt tài chính cho các nông hộ.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiêu quả Chương trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 Chính phủ đã phê duyệt, tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các Trường đại học, Viện nghiên cứu với địa phương trong việc nghiên cứu tuyển chọn và chuyển giao quy trình sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng tốt cho TRSX của các chương trình, dự án trên địa bàn. Khuyến khích và ưu tiên trồng khảo nghiệm các tập đoàn giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ TRSX; nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình trồng rừng thâm canh và biện pháp phòng trừ dịch sâu bệnh hại trên địa bàn huyện.
- Tạo mối liên kết kinh tế chặt chẻ giữa hộ nông dân- doanh nghiệp-nhà khoa học-các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện TRSX nhằm đảm bảo ổn định, chia sẽ quyền lợi và rủi ro.
3.6.3.5. Gi i pháp v th tr ng v tiêu th s n ph mả ề ị ườ à ụ ả ẩ
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu cao về dăm giấy, sản phẩm