Tác động của chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng đến xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 70)

1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác

3.5.2. Tác động của chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng đến xã hộ

Tác động tích cực: Nhiều hộ gia đình được phỏng vấn thừa nhận rằng hình thức

mới của quản lý đất đai làm cho cuộc sống hàng ngày của họ dễ dàng hơn. Có 93,2 % tổng số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu thừa nhận rằng các khoản trợ cấp gạo trong chương trình chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng là một nguồn thu nhập đáng kể trong hộ gia đình của họ. Mặc dầu, chưa có nguồn thu nhập từ trồng cây keo lai vì chưa đến độ tuổi khai thác, nhưng qua điều tra phỏng vấn có 27,3 % tổng số hộ điều tra đã thừa nhận rằng trồng cây keo lai đã có một tác động tích cực vào vị trí kinh tế của họ. Một lần nữa, rừng đang

trồng chu kỳ đầu có vẻ là câu trả lời hợp lý nhất cho điều này, vì chúng chưa được đánh giá toàn bộ các lợi ích có thể.

TRSX giải quyết một số lượng lớn lực lượng lao động tại chổ từ việc sản xuất cung ứng giống, trồng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đến khai thác, thu hoạch rừng chủ yếu là sử dụng lao động thủ công nên đã giải quyết việc làm, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội do thiếu việc làm; tăng thu nhập đáng kể cho người lao động góp phần ổn định đời sống nhân dân trong vùng.

Việc thực hiện TRSX tạo vùng nguyên liệu tâp trung cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm giấy, ván dăm, ván sợi...và mộc dân dụng khác. Khi nguồn nguyên liệu ổn định sẽ phát huy công suất và hiệu quả của các nhà máy chế biến; đây là điều kiện cơ bản để phát triển, tạo sinh kế bền vững cho người dân ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc và cũng là cơ hội quan trọng để tạo thêm việc làm mới cho dân địa phương trong huyện, trong tỉnh.

Việc thay đổi phương thức canh tác, và được tập huấn canh tác giúp họ thay đổi tư duy canh tác truyền thống, đồng thời giúp trao đổi với môi trường bên ngoài thôn bản. Từ chỗ đời sống của người dân vùng ven rừng và gần rừng phụ thuộc hoàn toàn vào RTN và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay người dân đã tự chủ động sản xuất và ổn định cuộc sống một phần thông qua thu nhập từ TRSX, cuộc sống của họ đã cơ bản dựa vào thành quả lao động chính đáng mà họ đã bỏ ra, ngoài ra còn thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; chủ động sản xuất và ổn định cuộc sống, không trồng chờ, ỉ lại, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Song song với việc phát triển RSX, hệ thống hạ tầng giao thông cũng dần được cải thiện, đời sống người dân được nâng lên, trình độ nhận thức của người dân dần dần được nâng cao.

Tác động tiêu cực: Hầu hết nông dân (35 trong số 50 hộ điều tra) đã thừa nhận rằng phát triển rừng trồng cũng làm thay đổi đời sống văn hóa của họ, vì lúa rẫy có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân địa phương.

Bản sắc dân tộc ngày càng mai một.

Nhiều hộ dân không có đất làm rẫy, nhàn rỗi nên sinh ra các tệ nạn bài bạc, rượu chè…

Cơ sở hạ tầng trong những năm qua được cải thiện đáng kể, giúp thuận lợi cho sự di chuyển của người dân và giao thương của hàng hóa sản xuất hàng loạt từ miền xuôi. Do đó,

72

nông dân trên thực tế đã bắt đầu tham gia vào nền kinh tế thị trường theo định hướng hiện đại, trong đó có an ninh lương thực thay đổi và mô hình thu nhập là một ví dụ. Tuy nhiên, người dân ở đây chưa thực sự bước vào một xã hội cạnh tranh hiện đại, thường hay bị thua thiệt trong các giao thương kinh tế do các yếu tố giáo dục, kiến thức và kỹ năng hạn chế. Nếu không được đầu tư đúng mức khi kinh tế thị trường ngày càng bám sâu sẽ tạo ra khoảng cách giàu nghèo, người kinh-người dân tộc sẽ làm mâu thuẩn xã hội tăng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w