Tình hình thực hiện QHVSXNR và chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 48)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa

3.2.4 Tình hình thực hiện QHVSXNR và chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng

sang rừng trồng

3.2.4.1 Tình hình thực hiện QHVSXNR

-Trước năm 2000. Quản lý canh tác nương rẫy bắt đầu được cấp chính quyền quan tâm nhưng không thể cấm người dân. Trước thực trạng trên UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cho ngành Kiểm lâm theo dõi, quản lý và QHVSXNR. Nhưng do thiếu kinh phí, nhân lực, vật lực, các chính sách nhà nước còn thiếu, bất cập và chưa thống nhất, lực lượng kiểm lâm đơn phương trong việc quản lý rừng và đất nương rẫy. Quy định về QHVSXNR chưa cụ thể, dẫn đến hiệu quả QHVSXNR chưa cao mà chỉ mang tính hình thức. Diện tích QHVSXNR chỉ thực hiện trên bản đồ trong khi ranh giới ngoài thực địa không có, mức độ chi tiết không cao nên hiệu quả mang lại thấp gây khó khăn cho việc kiểm tra giám sát. Do tập tục du canh, luân canh và bỏ hóa, hồ sơ lập sơ sài và công tác lưu trữ hồ sơ kém, các ngành chức năng bỏ ngõ trong việc giám sát thực hiện quy hoạch.

-Từ năm 2001- 2006, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hoá đã triển khai quy vùng sản xuất nương rẫy kết quả như sau:

+ Đã quy vùng được 3.600 ha cho 65 thôn của 12 xã với 2.355 hộ.

+ Việc quy vùng chỉ được khoanh vẽ trên bản đồ. Qua 6 năm tiến hành quy vùng chỉ mới thực hiện 12/ 22 xã tại huyện Hướng Hóa

-Từ năm 2007 đến nay công tác QHVSXNR được giao trở lại cho kiểm lâm mà Hạt KL huyện là đơn vị trực tiếp thực hiện trên địa bàn. Được sự hỗ trợ của Dự án Lâm nghiệp hướng tới người nghèo và nguồn kinh tế sự nghiệp bố trí hàng năm. Công tác QHVSXNR đã thực hiện đúng theo quy trình và đặc biệt là có sự tham gia của người dân. Đã quy vùng được 1.113,1 ha cho 8 thôn của 3 xã với 228 hộ.

Việc QHVSXNR thực hiện theo đúng quy trình và giao đất đến tận hộ gia đình. Tất cả các hộ gia đình đều có quyết định giao đất và sơ đồ thửa đất xin giao. Tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ vẫn chưa được tiến hành do thiếu kinh phí. [22].

3.2.4.2 Chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng

Quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng tại huyện Hướng Hóa như sau:

Lúc đầu bắt buộc người dân không được xâm lấn thêm rừng để lấy đất SXNR thông qua các hình thức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, ký cam kết với từng hộ gia đình, thực hiện xử lý thông qua xây dựng quy ước thôn, đồng thời giám sát chặt chẽ việc canh tác nương rẫy của bà con phát hiện kịp thời và xữ lý nghiêm túc

Trong quá trình thực hiện Chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng tổ chức họp dân thông qua các chủ trương chính sách, đồng thời rà soát nhu cầu và xác định thực trạng về đất đai canh tác, số hộ, số khẩu. Tiến hành phân tích tình hình sử dụng đất nương rẫy trong canh tác, có tính đến tỷ lệ gia tăng dân số và nhu cầu tách hộ tự nhiên và sản lượng lương thực cho các loại cây trồng trên đơn vị diện tích.... Trên cơ sở đó kiểm lâm xác định từng hộ gia đình cần bao nhiêu diện tích tương ứng với lương thực cần thiết là đủ để canh tác trong năm. Tiếp đó tiến hành rà soát hiện trạng và diện tích canh tác hiện có của từng hộ gia đình, trên cơ sở đó hạt kiểm lâm nhân lên 3 lần và chia ra 3 mảnh để quảng canh. Đây là một giải pháp mà người dân rất đồng tình ủng hộ vì nó phù hợp với phong tục tập quán canh tác nương rẫy, đồng thời đất đai có thời gian nghĩ để phục hồi dinh dưỡng và chuẩn bị cho lần canh tác kế tiêp. Cũng trong quá trình này cán bộ kỹ thuật Hạt kiểm lâm đã hướng dẫn cho bà con biết sử dụng phân vô cơ và dần tiến đến sử dụng phân hữu cơ thông qua chăn nuôi, biết thâm canh, biết chọn giống, biết điều tiết mật độ cây trồng cho từng loại cây và biết điều tiết nguồn nước để tưới tiêu.

Trên cơ sở quy hoạch đất nương rẫy, tiến hành chuyển đổi đất cho người dân để sản xuất lâm nghiệp ổn định. Tất cả các hộ gia đình đều có quyết định chuyển đổi đất và sơ đồ thửa đất được chuyển. Dựa vào diện tích đất và nhân khẩu hộ gia đình mà kiểm lâm cấp phát gạo và giống. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu lấy số liệu cụ thể tại 3 xã (xã Thuận, Hướng Lộc và A Xing), đây là các xã được tổ chức thí điểm chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng keo lai, có sự hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn lực, kỹ thuật và tổ chức từ nhà nước. Kết quả thống kê diện tích chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng kinh tế ở vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả trồng rừng thay thế nương rẫy các xã nghiên cứu

TT Đất nương rẫy năm 2008 (ha)

Đất chuyển đổi sang trồng rừng (ha)

Thay đổi 2010-

2013 (ha) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Keo lai Bời lời Keo lai Bời lời Ke o lai Bời lời Ke o lai Bời lời 1 Thuận 883.04 52.47 8.8 8 6.5 6.15 801.12 2 HướngLộc 875.10 49.91 11.05 12.5 9 7.3 785.34 3 A Xing 852.07 42.72 7.2 7.4 11 8 775.75

50

Tổng 145.1 27.05 27.9 26.5 21.45

Từ bảng số liệu trên chúng cho thấy việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng diễn ra chậm chạp theo từng năm. Biến động lớn diện tích xảy ra năm 2010 khi chuyển đổi 145.1 ha đất nương rẫy sang keo lai. Sau đó người dân tự chuyển đổi sang rừng bời lời.

3.2.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng

a, Thuận lợi:

- Chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng là một chủ trương lớn của nhà nước nên được các cấp các nghành và cả xã hội quan tâm. Sự giúp đỡ người dân trong quá trình này của các bộ phận liên quan là rất tích cực và hiệu quả. Trước khi tiến hành chuyển đổi đất cho người dân thì cán bộ phụ trách công tác này được đi tập huấn tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, tạo điều kiện để nhanh chóng tổ chức thực hiện dễ dàng hơn, tạo nên tâm lý an tâm cho hộ gia đình nhận đất

- Là xã miền núi có diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp lớn, người dân phần nhiều sống phụ thuộc vào rừng. 100% dân số là đồng bào katu nên có kinh nghiệm phong phú về sử dụng rừng và đất rừng

- Đất nương rẫy cơ bản đã có chủ, ít xảy ra tranh chấp đất rẫy.

- Nhận thức của người dân về phát triển kinh tế rừng ngày càng được nâng cao. -Có hỗ trợ như gạo, giống, kỹ thuật nên người dân hăng hái tham gia

- Trước và sau khi giao cho hộ gia đình đều có tổ chức họp thôn bản nên người dân có thể nêu lên suy nghĩ nguyện vọng của mình củng như có thể cùng nhau đưa ra bàn bạc thảo luận khắc phục những khó khăn vướng mắc, bàn bạc lựa chọn cây trồng hợp lý thích hợp điều kiện tự nhiên kinh tế địa phương, nhu cầu thị trường.

b, Khó khăn

Bên cạnh rất nhiều thuận lợi mà người dân chính quyền nơi đây có được thì cũng gặp phải một số hạn chế trong và sau khi chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng

- Sự thụ động và lúng túng của một số cấp chính quyền ở huyện Hướng Hóa và chính quyền xã trong việc triển khai chuyển đổi. Công tác quy hoạch sử dụng đất đai, sử dụng đất nương rẫy trước khi tiến hành công tác chuyển đổi đất nương rẫy sang rừng trồng chưa được rõ ràng, sự tham gia của người dân chưa cao còn mang tính hình thức, Việc bất bình đẳng giới còn nhiều và cơ hội cho người dân nghèo tiếp cận đất rất ít.

- Việc chuyển đổi đất cho người dân vẫn mang tính cào bằng theo hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình nhận đất nhưng không có hoặc ít lao động, không có mục đích phát triển. Hiện

nay một bộ phận lao động trẻ đang suy giảm khi có một bộ phận lớn có xu hướng tìm một công việc ở địa phương khác

- Sự thống nhất các văn bản giao đất chưa rõ ràng, không đồng bộ, không quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm, việc thu thập số liệu thông tin không kịp thời, cán bộ chuyên trách đa phần thuộc cơ quan địa chính xã nên hạn chế kinh nghiệm chuyên trách.

- Hiệu quả sử dụng đất sau khi chuyển đổi còn rất hạn chế dẫn đến sự quan tâm của người dân đến các hoạt động lâm nghiệp chưa cao. Người dân chưa thực sự biết được gía trị và thị trường của cây keo lai

- Nhiều khu đất được chuyển đổi cằn cỗi nên cây keo phát triển chậm, trữ lượng thấp gây tâm lý chán nản trong dân.

.- Việc đồng bào du canh cùng với tác động cơ chế thị trường đã có biểu hiện tranh giành giữ đất hoặc bán đất canh tác, tiếp tục tiến sâu vào rừng để làm rẫy. Như vậy ý thức sử dụng đất theo kiểu luân canh, phục hồi độ phì của đất giảm dần và áp lực về xâm lấn rừng, phá rừng để lấy đất canh tác càng mạnh mẽ hơn.

- Khó áp dụng khoa học công nghệ, các thành tựu về giống cây con do đồng bào không được tiếp cận hoặc do phong tục tập quán và tính bảo thủ trì trệ.

- Thiếu thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ, cơ sở chế biến; đồng bào thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, tình trạng sử dụng vốn vay, vốn trợ cấp kém hiệu quả.

- Chưa có chính sách, quy định rõ ràng về cơ chế quản lý về nương rẫy một cách hệ thống và toàn diện. Công tác quản lý Nhà nước về nương rẫy thiếu thống nhất, nhiều đầu mối, thiếu sự phối hợp và chỉ đạo chung của chính quyền địa phương.

- Chưa có chính sách đồng bộ, cụ thể bảo đảm xây dựng sinh kế bền vững trên đất nương rẫy như chính sách hỗ trợ về vật chất, tài chính, kỹ thuật, công nghệ và thị trường.

- Mặc dù Nhà nước rất quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội của người dân miền núi, tuy nhiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, chế biến nông lâm sản ở vùng sâu, vùng xa còn quá ít chưa đáp ứng với yêu cầu.

- Nguồn ngân sách bị thiếu hụt dẫn đến sự thắc mắc trong quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w