1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác
3.6.1. Rừng trồng và cơ hội phát triển
Để đánh giá ảnh hưởng của phát triển rừng trồng tới người dân tộc thiểu số ở vùng nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT, kết quả phân tích điểm mạnh (S) và điểm yếu (W), các cơ hội (O) và thách thức (T) trong việc phát triển rừng trồng hiện nay và tương lai được thể hiện ở Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Bảng phân tích (SWOT) đối với công tác phát triển trồng rừng sản xuất
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
-Tạo ra hình thức canh tác ổn định lâu dài khu vực miền núi, thay thế du canh.
-Giảm xói mòn đất đai, dòng chảy nước khi rừng khép tán.
-Các chương trình hỗ trợ mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật, chính sách từ chính quyền. -Việc hỗ trợ gạo được xem là điểm mạnh chương trình này tại đây.
- Nhận thức người dân ngày càng tăng cao về quản lý sử dụng đất.
- Cây bời lời lúc đầu tự phát bây giờ quy hoạch dần như trồng keo lai.
-Diện tích đất hạn chế, đất chưa cấp sổ đỏ -Khí hậu khô nóng và đất đai nhiều đá. - Nguồn nhân lực thấp
- Hạn chế truy cập thông tin về giá cả thị trường;
-Thương lái ít nên cạch tranh giá cả chưa cao.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém
-Nhà máy thu mua gỗ tại Đông Hà
- Thu hoạch keo, bời lời quá sớm do nhu cầu tiền mặt.
-Đời sống người dân khó khăn trong năm 3-6 của chu kỳ keo và 3-8 của bời lời do không thể xen canh sắn.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
-Được tập huấn và đào tại giúp nâng cao
kỹ năng trồng và quản lý rừng trồng. -Nhiều cây lâm nghiệp được đưa vào trồng hơn.
-Nhận thức ngày càng tăng về sinh kế bền vững giữa các thế hệ
-Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có bão lớn có thể tàn phá rừng trồng.
-Việc tăng áp lực vào đất qua xen canh cây nông nghiệp có thể giảm chất lượng đất.
74 -Nhiều việc làm lâm nghiệp và phi nông nghiệp được tạo ra, giảm áp lực lên đất đai.
-Sau khi khai thác rừng sẽ có một khoản vốn giúp tạo hướng đầu tư mới.
-Các cơ chế PES, REDD+ đang được triển khai giúp người dân tăng thu nhập -Được tham gia vào tiến trình giao đất giao rừng, cấp sổ đỏ nhằm phát triển lâu dài
-Nền kinh tế thị trường phát triển, giao
lưu kinh tế mạnh với người Kinh.
-Đa phần người dân không trồng keo sau chu kỳ thứ nhất nếu không được hỗ trợ gạo , giống.
-Việc trình độ lao động thấp có thể làm người dân chiu thiệt thòi khi gia nhập kinh tế thị trường.
(Nguồn: thảo luận nhóm, 2014)
Qua bảng trên kết quả cho thấy rằng người dân phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả hiện tại và tương lai. Mặc dù người dân nơi đây đa phần cần cù, cố gắng, nhà nước đầu tư mạnh mẽ. Chỉ có một số ít nông dân đề cập đến phát triển rừng keo cải thiện, đó là kết quả của việc chưa có bất kỳ thu nhập từ việc trồng rừng. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp gạo là một lý do mạnh mẽ để hỗ trợ cho người mở rộng trồng rừng, vì nó có thể làm tăng số tiền để chi tiêu trong ngân sách hàng tháng thậm chí 40% trong trường hợp các hộ gia đình nghèo nhất. Chúng tôi hy vọng rằng mặc dù người nông dân hiện nay rất khó khăn do năm thứ 4 của chu kỳ rừng trồng tuy nhiên sau khai thác có thể thuyết phục các nông dân trồng rừng keo mới sau chu kỳ hiện tại ,thậm chí không có các chương trình hỗ trợ. Đồng thời song song đa dạng cây lâm nghiệp như Bời Lời…