Tác động của chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng đến môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 72)

1 8 Xen canh Sắn, Cuộc sống người dân khi không có đất canh tác

3.5.3 Tác động của chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng đến môi trường

Dân số phát triển, áp lực phát triển kinh tế đã làm tăng áp lực lên đất đai và môi trường. Điều này dẫn đến tình trạng khai thác mở rộng thêm đất canh tác nông nghiệp, tăng chu kỳ sử dụng đất bằng xen canh và thâm canh, khai thác rừng tự nhiên không bền vững, trong bối cảnh đó việc phát triển rừng trồng từ chuyển đổi đất nương rẫy là một bước đi thiết thực tạo ra một hình thức nông nghiệp lâu dài và bền vững. Do hạn chế thời gian đề tài chúng tôi không thực hiện đo đếm chỉ tiêu môi trường cụ thể mà giới hạn đề tài chỉ thực hiện khảo sát về thay đổi môi trường và nhận thức về vấn đề môi trường của người dân và chính quyền địa phương.

Để đánh giá nhận thức của người dân về tác động của rừng trồng với điều kiện đất đai chúng tôi khảo sát với hai câu hỏi trong bảng hỏi.Thứ nhất, thu nhập từ những vụ mùa trước khi trồng keo và bời lời. Thứ hai, ý kiến của hộ gia đình về rừng keo lai và bời lời có ảnh hưởng tới độ phì của đất. Các hộ gia đình đánh giá kết quả canh tác trước đây trên những lô đất này là tốt. Về rừng trồng hầu hết hộ gia đình cho rằng trồng Keo lai làm giảm độ phì của đất trong khi bời lời thì ngược lại. Tuy nhiên theo những báo cáo khoa học mới được công bố [25].thì cây keo lai có tác dụng cải tạo đất tăng độ phì cho đất. Từ những ý kiến trên chúng tôi tìm hiểu và thấy rằng có 2 nguyên nhân của việc việc nhìn nhận cây keo lai gây xói mòn đất, đó là:

-Đây là chu kỳ đầu tiên người dân trồng keo lai do đó họ khó có thể đánh giá tác động lâu dài của keo lai.

-Dựa vào các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng người dân ở đây có ý kiến tiêu cực về cây keo, đây là kết quả của việc sử dụng đất thay đổi: lúc phỏng vấn là năm thứ 4 chu kỳ keo lai, người dân không thể xen canh cây nông nghiệp đặc biệt là cây sắn. Trong khi phải chờ thêm 2 năm nữa mới có thể thu hoạch keo lai và việc hỗ trợ gạo chất lượng kém.

Tuy nhiên chúng tôi phỏng vấn trưởng thôn thì ông cho rằng rừng trồng keo lai giúp ngăn chặn xói mòn và cải thiện nguồn nước.Đồng thời ông cũng nhận thức được rằng phát triển rừng giúp duy trì nguồn gỗ cho thế hệ con cháu.

Ở các điểm nghiên cứu nhiều người dân dự định sau khi thu hoạch keo sẽ trồng sắn thay thế nhằm có nguồn thu cao và nhanh. Tuy nhiên đó không phải là một biện pháp bền

vững đáng tiếc nhiều người dân thiếu một tầm nhìn dài hạn vì nhân lực thấp và thu nhập hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w