KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa
3.2.2. Hiện trạng canh tác và quản lý nương rẫy ở huyện Hướng Hóa
3.2.2.1. Phương thức canh tác nương rẫy
Phương thức canh tác canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh, phát đốt rừng giâm cành, tra hạt. Năng suất cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và đất đai. Theo tập quán truyền thống các dân tộc khác nhau có những phương thức canh tác khác nhau, nhưng tựu chung ỏ Hướng Hóa được thể hiện ở phương thức chủ yếu là:
- Canh tác nương rẫy tiến : Nương rẫy chỉ được canh tác trong một số năm đến khi đất bạc màu (3 - 5 năm) sẽ bỏ rẫy chuyển sang vùng khác còn rừng, đất tốt. Cơ cấu cây trồng là Lúa nương, Ngô, Sắn và một số cây đặc sản cả địa phương, rau màu ở ven khe suối, trong thung lũng hẹp. Phương thức này ít được sử dụng hiện nay.
- Canh tác nương rẫy quay vòng: Theo phương thức này nương rẫy được canh tác trong một số năm, khi đất bạc màu thì bỏ hoá và chuyển sang canh tác tại vùng khác, đến khi trạng thái thực bì và đất được phục hồi tự nhiên (khoảng 5- 7 năm) thì quay lại rẫy cũ để canh tác. Phương thức này được sử dụng từ trước năm 2000 khi chương trình 134, 135 định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được triển khai. Hiện nay do diện tích đất hạn chế thời gian bỏ hóa chỉ 1-2 năm, có nơi không bỏ hóa. [4]. Phương thức này được cụ thể hóa qua sơ đồ 3.1:
44
Sơ đồ 3.1. Chu kỳ canh tác nương rẫy trước năm 2000 và hiện nay tại Hướng Hóa (** Trước năm 2000 - * Hiện nay)
Qua sơ đồ trên cho thấy trong chu kỳ canh tác nương rẫy bao giờ cũng có pha bỏ hóa cho đất phục hồi nhưng pha bỏ hóa ngày càng bị rút ngắn, thậm chí ngay cả pha canh tác cũng bị rút ngắn lại, kết hợp với mất rừng, đất bị cạn kiệt và xói mòn làm cho năng suất cây trồng giảm sút nhanh chóng dẫn đến cuộc sống của cư dân miền núi khó khăn là hậu quả tất yếu của canh tác nương rẫy hiện nay. Hình thức canh tác nương rẫy có thời gian bỏ hóa ngắn tỏ ra không còn bền vững và thích hợp với khu vực Hướng Hóa đặc biệt ở những nơi đất dốc nhiều sỏi đá. Vì vậy cần có biện pháp canh tác trên đất dốc thích hợp giúp phục hồi dinh dưỡng và bảo vệ nguồn nước, môi trường. Một trong những hướng đi được đưa ra là trồng rừng thay thế trên diện tích nương rẫy đã thoái hóa.
3.2.2.2. Cơ cấu cây trồng trong sản xuất nương rẫy
Canh tác đất rẫy là nghề truyền thống của dân tộc Vân Kiều và Pa Cô. Việc chọn cơ cấu cây trồng của người dân tộc phụ thuộc vào chất lượng đất nương rẫy. Tổng hợp kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ, kết quả cho thấy 43,3 % tổng số hộ (26/60 hộ) cho rằng k hu vực Hướng Hóa có đất đai tương đối màu mỡ, khí hậu ôn hòa thuận lợi, tuy nhiên địa hình nhiều đồi núi, chia cắt bởi các suối , thung lũng nhỏ nên chất lượng đất bị người dân phàn nàn là quá nhiều sỏi đá nên khó canh tác nông nghiệp. Trong khi đó, chỉ có 6,7 % tổng số hộ (4/60 hộ) cho rằng mùa hè thì khô cằn, còn mùa mưa hay có lũ quét. Biểu đồ dưới đây cho ta thấy chất lượng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu
( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)
Biểu đồ 3.4. Chất lượng đất nương rẫy theo hộ gia đình
Qua điều tra và phỏng vấn kết quả cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu chủ yếu là làm nương rẫy. Cơ cấu các loài cây trồng chủ yếu được trồng nhiều nhất là sắn, lúa rẫy, chuối và ngô...Biểu đồ sau cho ta thấy tổng diện tích đất dành cho các loài cây nông nghiệp của 60 hộ gia đình nghiên cứu.
( Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2014.)
Biểu đồ 3.5. Diện tích đất canh tác nông nghiệp a) Sắn
Cây sắn có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế và văn hóa người đồng bào dân tộc nơi đây. Trước đây, sắn là cây lương thực chống đói của đồng bào vùng cao, ngày nay với sự ra đời của nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa cây sắn lên ngôi, trở thành cây công nghiệp có giá trị. Về cơ bản có hai loại sắn được trồng: Loại ăn được như giống sắn Ba Trăng, loại không ăn được là giống sắn cao sản thường do nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa cấp có năng suất cao như giống KM 101; HL-S10, HL11. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững. Sắn đựơc nông dân ưa trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các loại đất đã kiệt, cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn.
Sắn ăn được luôn là một phần quan trong trong bữa ăn của người dân tộc , trong củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng ( Hoang Kim, Wikipedia 2013), là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho đồng bào nơi đây trong mùa thiếu đói. Ngoài ra chúng còn được sử dụng làm thức ăn gia súc.
Sắn công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong kinh tế của khu vực nghiên cứu, được trồng phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình, có tới 83% hộ gia đình trồng sắn với diện tích trung bình 0.78ha/hộ trồng. Thu nhập từ cây sắn có thể lên đến 20 triệu đồng/ha/năm. Trên địa bàn có nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa được thành lập năm 2004 có khả năng thu mua toàn bộ lượng sắn mà các hộ dân trồng.
Trên đây là lý do tại sao đa phần các hộ dân phỏng vấn đều muốn trồng sắn thay vì trồng keo vì lâu thu hoạch. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhấn mạnh rằng trồng cây sắn cũng có những nhược điểm rất lớn đó là: trồng sắn làm kiệt đất sau chu kỳ khai thác 2-3 năm trong bối cảnh đất không có để bỏ hóa; Củ sắn nghèo đạm và vitamin, có độc tố HCN trong sắn củ tươi; Chế biến sắn gây ô nhiễm môi trường ( Hoang Minh, Wikipedia 2013).
46
Thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào Trung Quốc, điệp khúc được mùa mất giá vẫn diễn ra, năm 2013 có vào mùa thu hoạch 1 Kg sắn giá 1000 đồng. Đa phần người dân không biết nhược điểm này hoặc đơn giản là họ không thể chờ 6 năm thu hoạch khi trồng Keo, hay 8 năm thu hoạch khi trồng bời lời.
b) Lúa
Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 87 triệu người không ai không ăn gạo hàng ngày ( Bùi Bá Bổng, Bộ NN&PTNT ). Khảo sát 60 hộ nghiên cứu có 34 hộ trồng lúa rẫy với 5.092 ha, trung bình mỗi hộ có 1497 m2 và lúa nước có 32 hộ trồng với 0.309 ha trung bình mỗi hộ có 96.5 m2.
Lúa nước được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước. Các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học. Lúa rẫy là cây gắn liền với tập tục người dân tộc nơi đây, khi thu hoạch thường tổ chức lễ hội cúng lúa mới.
Hiện nay tại Hướng Hóa diện tích lúa rẫy đã giảm đáng kể do phải dành đất cho trồng Keo, Bời Lời đặc biệt cây Sắn công nghiệp. Qua phỏng vấn Chủ tịch UBND xã A Xing diện tích lúa rẫy giảm 4 lần trong 15 năm qua, ở xã Thuận giảm đến 5 lần. nguyên nhân đưa ra là năng suất, giá trị cây lúa rẫy không cao, hằng năm có gạo nhà nước cấp. Cây lúa nước được nhiều dự án khuyến nông đưa vào từ năm 1998, cho năng suất cao hơn lúa rẫy 2-3 lần tuy nhiên điều kiện thiên nhiên khu vực không cho phép mở rộng diện tích này.
c) Cây trồng khác
Do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi nên các làng còn phù hợp với các loại cây Ngô, Chuối, Bơ…Chuối ở Hướng Hóa tạo ra thương hiệu riêng, gần như cung cấp cả khu vực Bình Trị Thiên.
Cây Ngô là cây cứu cánh cho đồng bào dân tộc mùa giáp hạt, thường được sử dụng ăn trong mùa đông.
Cũng như sản phẩm nông nghiệp Việt Nam , sản phẩm nông nghiệp Huyện Hướng Hóa cũng không thoát khỏi ngoại lệ được mùa mất giá, do đó chính quyền địa phương cần có chiến lược phát triển bền vững nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân dân nơi đây.