Đánh gía chung về canh tác nương rẫy tại huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 46)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa

3.2.3. Đánh gía chung về canh tác nương rẫy tại huyện Hướng Hóa

Những mặt tích cực

- Hoạt động canh tác nương rẫy truyền thống là tập quán canh tác lâu đời nhằm tự cung, tự cấp lương thực, thực phẩm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi trong lịch sử lâu dài. Với việc áp dụng chu kỳ luân canh, đồng bào đã biết cách phục hồi độ phì của đất, tạo điều kiện cho canh tác nông nghiệp được liên tục, lâu dài ở mức độ nhất định.

- Vấn đề nương rẫy là hoạt động canh tác trên đất dốc của đồng bào các dân tộc miền núi hình thành và tồn tại từ ngàn đời nay, là loại hình canh tác truyền thồng nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi. Trong một chừng mực, nếu kiểm soát được chặt chẽ thì nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên, mà nó góp phần ổn định tình hình dân cư sinh sống, tạo nguồn lương thực tại chổ nhằm thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng.

- Hiệu quả từ các chương trình 134 và 135 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho người dân nhiều thôn bản định cư, cã cuộc sống ổn định, hiện tượng du canh (phát rừng làm rẫy ngoài vùng qui hoạch giảm hẳn).

Những tồn tại và thách thức

- Canh tác nương rẫy truyền thống chỉ ổn định trong điều kiện nhất định, khi diện tích rừng tự nhiên lớn, chưa có sức ép về dân số, trình độ dân trí còn thấp và chưa có sự cạnh tranh về chế độ sử dụng, sở hữu về đất đai và rừng. Hiện nay, tất cả các yếu tố đó đã bị thay đổi nên phương thức canh tác này không còn phù hợp.

- Trong tình hình canh tác nương rẫy hiện nay chủ yếu các hộ gia đình độc lập sản xuất, diện tích thường nhỏ, phân tán, tự phát và thực tế đất nương rẫy chưa được coi là đất nông nghiệp. Mặt khác, sản xuất nương rẫy còn nhiều hạn chế và chưa được coi trọng, chưa gắn quy hoạch sử dụng đất với giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, việc quản lý của chính quyền chưa được quan tâm đúng mức...

- Sự quan tâm chỉ đạo công tác nương rẫy của các cấp chính quyền còn hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan chưa chặt chẽ, coi đây là nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong khi ngành này lại không thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai.

- Chính quyền các cấp ở địa phương chưa tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý sản xuất nương rẫy một cách hiệu quả và thường xuyên; chưa có qui định cụ thể trong việc phát đốt nương làm rẫy. Công tác kiểm tra giám sát còn coi nhẹ. Hiện ở Hướng Hóa công tác quản lý nương rẫy mới chỉ thực hiện ở việc quy vùng cho bà con phát nương làm rẫy, việc quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nương rẫy cho từng hộ chưa được thực hiện.

48

- Mặc dù Nhà nước rất quan tâm đến phát triển kinh tế- xã hội của người dân miền núi, tuy nhiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, chế biến nông lâm sản ở vùng sâu, vùng xa còn quá ít.

-Trong vùng, hiện còn một số diện tích nương rẫy mà các hộ gia đình canh tác từ lâu đời nay qui hoạch là đất phòng hộ, đặc dụng cần được xem xét và điều chỉnh phù hợp để người dân ổn định sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w