Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hướng Hoá là huyện miền núi vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình.

+ Phía Tây và Nam giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. + Phía Đông giáp huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.

Bản đồ 3.1 . Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa, điểm nghiên cứu mẫu

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 02 thị trấn ( Khe Sanh và Lao Bảo ) với 13 xã đặc biệt khó khăn, 11 xã giáp với biên giới Lào có cửa khẩu quốc tế

34

Lao Bảo nằm trên trục đường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, My An Ma và khu vực miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156 km, tiếp giáp với 3 huyện biên giới bạn Lào.

Diện tích tự nhiên toàn huyện (2013) là: 115.283,14 ha. Dân số đến cuối năm 2013 là 79.978 người. Có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Vân Kiều 34.396 người, Pa Kô 4200 người và dân tộc Kinh 41.266 người và 166 người là một số dân tộc khác. [12].

3.1.1.2. Địa hình

Hướng Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 115.283,14 ha (2013). Trong đó: + Diện tích đất khu dân cư chiếm 0,5 %

+ Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 64,6% + Diện tích đất chuyên dùng chiếm 1,1 % + Diện tích đất nông nghiệp 17,6 % + Còn lại là đất chưa sử dụng

Địa thế núi rừng ở Huyện Hướng Hoá rất đa dạng, núi và sông xen kẻ nhau tạo thành đị hình chia cắt, sông suối bắt nguồn từ núi cao.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

a/ Thời tiết khí hậu

Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đời gió mùa, quanh năm nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.080C. Lượng mưa bình quân là 199.9 mm/năm.

Khí hậu Huyện Hướng Hoá được chia ra 3 vùng tiểu khí hậu mang những sắc thái khác nhau.

+ Tiểu vùng khí hậu Đông - Trường Sơn: Gồm các xã nằm phía Bắc của huyện ( Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Sơn ) đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nống và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23.080C.

+ Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc và thị trấn Khe Sanh ) là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái Á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm là 23.080C. .Đặc biệt thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lí tưởng, là lợi thế cho việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

+ Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây Nam của Huyện là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 23.080C.

Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho Huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.

b/ Chế độ thuỷ văn

Huyện Hướng Hoá có nguồn nước dồi dào từ những con sông: Xê Păng Hiêng, Xê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối khe nhỏ nước ngầm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biêt, công trình thuỷ lợi-thuỷ điện Quảng Trị, trên sông Rào quán có giá trị đầu tư hơn 2000 tỉ đồng đã hoàn thành cung cấp điện cho Quảng Trị và hoà vào mạng lười điện quốc gia với công suất 64 MW. Ngoài ra còn có các công trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La, tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con tại Huyện.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 115.283,14 ha, trong đó diện tích đang sử dụng cho các mục đích là 96658.8 ha, chiếm 83,84 % so với tổng diện tích tự nhiên. Đất đai hình thành và phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều đá mẹ khác nhau, do đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng. [12].

Đất đai với nhiều loại đất bao gồm các loại:

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá granit và đá granit-nai chiếm 5,26%

+ Đất đỏ vàng trên đá granit, trên đá granit-nai, trên đá gơnai, trên đá phiến sét chiếm tổng là 73,1%

+ Đất thung lũng dốc tụ 0,4%, đất xói mòn trơ sỏi đá 0,83%

+ Đất vàng nhạt trên đá cát 13,61%, đất nâu tím trên đá phiến tím 3,58% + Đất nâu đỏ trên đá bazan 2,525, đất vàng nâu trên đá bazan 0,02% + Đất phù xa không được bồi đắp 0,4%, đất phù xa suối 0,28%

Với các loại đất như vậy rất thuận tiện cho việc phát nông nghiệp, trồng rất nhiều loại cây đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả như nhãn, xoài chuối. Các loại đất đỏ tập trung chủ yếu các xã đường chính và một số xã phía bắc, còn các loại đất khác chủ yếu các xã phía tây nam sát biên giới Lào

3.1.1.5. Tài nguyên rừng Hướng Hóa

Theo số liệu kiểm kê rừng và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2013 thì diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 74.663 ha, trong đó: đất ừng phòng hộ 29468,2 ha, đất rừng đặc dụng 23505,6 đất rừng trồng 21.689,2 ha. Tổng diện tích rừng là 49.712,9 ha (diện tích rừng tự nhiên là 42.827,5 ha và rừng trồng là 6.885,4 ha). Rừng ở trên địa bàn được phân thành 3 loại: Rừng tự nhiên đặc dụng: 21.247,1 ha; rừng tự nhiên phòng hộ: 18.219,2 ha; rừng tự nhiên sản xuất: 10.246,6 ha. Rừng tự nhiên phân theo chủ quản lý: Khu Bảo tồn

36

thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa chiếm 23.300 ha (rừng tự nhiên 21.477,1 ha). Rừng tự nhiên của Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Hướng Hóa-Đakrông: 4.542,4 ha. Rừng tự nhiên của UBND các xã: 16.808 ha.

Rừng ở Hướng Hóa có gía trị đa dạng sinh học cao, đặc biệt ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa. Hệ sinh thái chủ yếu của khu BTTN là rừng kín, mưa ẩm nhiệt đới, có độ cao dưới 600 - 800 m. Đặc biệt độ che phủ của rừng lên đến 93,2%; trong đó rừng nguyên sinh chiếm gần 70%, thuộc nhóm có độ che phủ rừng cao nhất nước. Tại khu BTTN này có 1.009 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 548 chi và 138 họ, trong đó có 39 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, khu BTTN còn có tính đa dạng sinh học cao về cấp độ loài, thể hiện ở giới hạn phân bổ và số lượng loài lớn trong một họ. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều loài thực vật thuộc cả ba luồng di cư, gồm luồng thực vật Bắc Việt Nam - Trung Hoa, luồng thực vật Vân Nam - Quý Châu, luồng thực vật Malaysia - Indonesia có biên độ sinh thái ở khu vực này.

Về loài thú thì trong 72 loài có 11 loài được ghi nhận trong sách đỏ thế giới. Có 7 loài đặc hữu như sao la, mang lớn mang Trường Sơn, Vọc Hà Tĩnh, Chà vá chân nâu... Khu hệ chim có 206 loài, trong đó có 3 loài đặc hữu với sự góp mặt của gà lôi lam mào trắng, gà so Trung Bộ, Chích chạch má xám... Điều đáng quan tâm là 12 loài thú bị đe dọa ở cấp quốc gia và quốc tế như tê tê Java, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng, mang lớn, bò tót, sao la... đều có mặt tại khu BTTN này.

Trong những năm qua do nạn khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở một số vùng có đồng bào dân tộc làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng, xu thế sản lượng và diện tích rừng giàu giảm, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên. Diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện còn lại là 20.776,2 ha, chiếm 18% so với tổng diện tích tự nhiên. Tình trạng trên đặt ra cần phải có phương thức khai thác đất đai và tài nguyên rừng một cách hợp lý, gắn công tác bảo vệ rừng, chăm sóc rừng với giao đất giao rừng cho hộ gia đình sử dụng để trồng rừng sản xuất, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, làm giảm áp lực về đời sống của nhân dân lên rừng tự nhiên [12], [22].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w