Trình độ canh tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa

3.3.3 Trình độ canh tác

Như đã điều tra, tại 3 thôn nghiên cứu chủ hộ có độ tuổi trung bình nam 44tuổi nữ 41 tuổi, có sức khỏe, cần cù tuy nhiên vẫn thuộc nguồn nhân lực lao động thấp do địa thế hẻo lánh không cập nhật phương thức canh tác mới và trình độ học vấn thấp.Kết hợp với lối

54

canh tác truyền thống phát, cốt, đốt, trỉa nên khi đưa rừng trồng vào trồng và chăm sóc người dân rất bở ngỡ và tư duy vẫn để mặc tự nhiên quyết định năng suất. Do vậy trong những năm qua nhà nước mà đại diện là Phòng nông nghiệp Hướng Hóa, trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Hướng Hóa đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, cũng như hỗ trợ vốn chó đồng bào dân tộc nơi đây.

Về việc trồng rừng, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo được tổ chức miễn phí tại nhà văn hóa thôn. Đầu tiên chuyên gia giới thiệu về giá trị của cây keo, đặc tính sinh học sau đó giới thiệu kỹ thuật trồng chăm sóc cây keo lai, bón phân và thực hành tại thực địa. Trong cuộc thảo luận nhóm hộ nông dân trình bày cây keo được hướng dẫn trồng tại rừng có mật độ 3m×2m và cuốc hố trồng 20cm×20cm×20cm. Qua khảo sát thực địa và số liệu người dân được phỏng vấn có mật độ cây trồng khá tương đồng với lý thuyết chứng tỏ việc tập huấn khá thành công.

Từ kỹ thuật trồng Keo người dân biết áp dụng vào trồng cây Bời lời, có kỹ thuật trồng và chăm sóc như cây Keo, người dân biết đầu tư mua giống tốt là Bời lời đỏ từ vườn ươm trong vùng thay vì vào rừng nhổ cây con Bời lời xanh như trước đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất đến đời sống người dân tộc thiểu số tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w