Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

- Ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, và thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được coi là những nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Hơn nữa, việc có được một môi trường ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp an

tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của dân cư. Đó là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động cho vay KHCN.

- Cần đưa ra các biện pháp để lành mạnh hoá thị trường bất động sản gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá nhà – đất thế chấp để thẩm định cho vay khách hàng, dễ dẫn đến ngân hàng định giá tài sản cao so với giá trị thực của chúng, gây ra rủi ro giá trị tài sản trong tương lai, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay khách hàng.

- Các cơ quan tư pháp cần triệt để cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, đồng thời có các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm dân sự của khách hàng trong việc thi hành các quyết định của toà án liên quan đến hoạt động vay vốn với Ngân hàng.

3.3.2. Kiến ngh vi Ngân hàng Nhà nước

- Phối hợp với các Bộ ban hành những thông tư liên Bộ, hỗ trợ cho hoạt động cho vay cá nhân phát triển, sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh như luật đất đai, luật dân sự…nhằm tạo khuôn khổ pháp lý giải quyết các vấn đề này sinh, tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý .

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cho vay tiêu dùng: Hiện nay các NHTM cho vay vẫn chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật chung như là quyết định số 1627/ 2001/ QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và phải tự xây dựng riêng cho mình những quy định về hoạt động của cho vay tiêu dùng trong ngân hàng. Do đó trong thời gian tới NHNN cần phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng như các quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ một cách

thống nhất để cho các Ngân hàng căn cứ thực hiện tránh việc do cạnh tranh nên đưa ra các điều kiện vay vốn dễ dãi gây ra rủi ro đối với Ngân hàng hoặc ngược lại trong trường hợp Ngân hàng không muốn cho vay thì có thể đưa ra các điều kiện vay vốn khắt khe gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Đồng thời ban hành các chính sách nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hoá có giá trị lớn, xa xỉ phẩm,...

- NHNN cần tăng cường kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của NHNN, góp phần làm cho sự phát triển hoạt động cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại trở nên an toàn và bền vững.

- Nâng cao hiệu quả phạm vi hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Trung tâm CIC phải có khả năng cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, thông tin về khách hàng là cá nhân có quan hệ vay vốn với các tổ chức tín dụng hay chưa lại quá sơ sài. Do đó, ngân hàng không thể kiểm soát được tình trạng vay nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, để đảm bảo tính cập nhật và chính xác của thông tin, NHNN có quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa về tình hình quan hệ tín dụng của tất cả các đối tượng khách hàng. Mặt khác, trung tâm này cần phải đa dạng hoá các nguồn thông tin, lấy thông tin từ các nguồn như từ mạng Internet, từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn hàng của

khách hàng, các đối tác làm ăn, các công ty kiểm toán, công ty tư vấn…. Thông tin thu thập được cần phải phân loại, sắp xếp, phân tích trước khi đưa vào hệ thống lưu trữ, nhằm minh bạch hoá thông tin khách hàng với các tổ chức tín dụng, nhằm chấm dứt các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che giấu thông tin khách hàng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho các tổ chức tín dụng.

3.3.3. Kiến ngh vi Ngân hàng TMCP Vit Nam Thnh Vượng

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh thì việc giúp đỡ chỉ đạo và những chính sách định hướng của VPBank hội sở đóng vai trò rất quan trọng. Để hỗ trợ hoạt động cho vay KHCN, VPBank Đà Nẵng đề xuất một số kiến nghị sau đây:

- Quy định cụ thể hoá quy trình tín dụng cho từng sản phẩm riêng biệt. Hiện nay, VPBank đang áp dụng một quy trình cho vay chung áp dụng cho tất cả các khoản vay và tất cả các đối tượng khách hàng mà chưa có những hướng dẫn cụ thể cho từng loại sản phẩm vay. Điều này trên thực tế đã làm này sinh một số bất cập, chồng chéo, cán bộ tín dụng thường bỡ ngỡ khi gặp những vấn đề phát sinh nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể chi tiết nào, làm cho quá trình xét duyệt và giải quyết món vay bị chậm lại, ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh. Trong thời gian tới, kiên nghị Hội sở cần ban hành những quy định, quy trình áp dụng cụ thể đối với từng loại sản phẩm như cho vay mua nhà trả góp, cho vay mua ô tô mới, cho vay mua căn hộ chung cư, cho vay CBCNV, cho vay du học…Quy trình cụ thể cho từng sản phẩm vay sẽ tạo ra sự thông suốt trong quá trình xét duyệt cho vay, giảm thời gian vay vốn của khách hàng, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động TDBL của chi nhánh.

- Kiến nghị về hạn mức phán quyết món vay: VP Bank cần ban hành lại quy định về hạn mức phán quyết tín dụng, trong đó cần tăng mức hạn mức

phán quyết cho giám đốc chi nhánh và các trưởng phòng giao dịch. Hiện tại hạn mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh còn thấp và các giám đốc Phòng giao dịch chưa được quyền phán quyết cho vay. Tất cả các món vay phải qua sự xét duyệt của VPBank Hội Sở. Điều này sẽ làm cho quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bị chậm. Mặt khác, không tạo được sự chủ động của giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch. Thực hiện điều này sẽ tạo được sự chủ động, linh hoạt trong xét duyệt cho vay và là một tiền đề quan trọng để phát triển hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh.

- Về công nghệ, VPBank đang sử dụng phần mềm lõi Corebanking của Temenos, đây là phần mềm do ngân hàng Thuỵ Sỹ cung cấp, là phần mềm hiện đại nhất hiện nay và đang được các ngân hàng khác triển khai thực hiện. Ngoài ra, VPBank còn triển khai một loạt các chương trình hỗ trợ khác kèm theo như hệ thống tổng đài 8419, Internet Banking, Mobile Banking, hệ thống quản lý dữ liệu WorkFlow, Sharefile, những phần mềm này đã hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của VPBank.

Tuy nhiên, hệ thống phần mềm còn nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và triển khai các dịch vụ ngân hàng. Phần mềm Temenos đang ở phiên bản thấp, tốc độ còn chưa cao, chưa khai thác hết những tính năng hiện đại của mình. Các phần mềm khác mặc dù trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều điểm còn hạn chế như thời gian thực hiện các giao dịch còn chậm, hay bị lỗi, làm cho khách hàng phải chờ lâu. Chính những hạn chế trên đã làm hạn chế việc mở rộng và phát triển dịch vụ của VPBank, trong đó có hoạt động cho vay cá nhân.

Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu đặt ra là đi tắt, đón đầu trong lĩnh vực công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới nhất trong nước và trên thế giới vào kinh doanh ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, VPBank cần tập trung cho việc đầu tư hiện đại hoá

công nghệ ngân hàng, tiếp tục phối hợp với chặt chẽ với các đối tác cung cấp phần mềm để hoàn thiện việc nâng cấp các phần mềm. Đồng thời, tổ chức lại hoạt động của Trung tâm tin học để tự mình triển khai những chương trình quản lý nội bộ hiệu quả, nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính chủ động trong việc hiện đại hoá công nghệ.

Bên cạnh việc đầu tư hiện đại hoá công nghệ, một yếu tố rất quan trọng trong việc khai thác hiệu quả công nghệ là chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, VPBank cần phải chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ cán bộ nhân viên để tiếp thu và vận hành có hiệu của các chương trình phần mềm hiện đại.

KT LUN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã giải quyết các vấn đề sau:

- Phân tích các căn cứ đề xuất giải pháp. Các căn cứ đó bao gồm: bối cảnh của mục tiêu mở rộng cho vay KHCN của VP Bank Đà Nẵng và Định hướng mở rộng cho vay KHCN của VP Bank ĐN

- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay KHCN tại VCB ĐN. Luận văn đã đề xuất 9 giải pháp.

- Luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Chính phù, Bộ ngành TW; Ngân hàng Nhà nước; kiến nghị đối với VP Bank TW. Các kiến nghị này nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

KT LUN

Qua quá trình nỗ lực nghiên cứu, Luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay KHCN của NHTM - Phân tích, lý giải các vấn đề liên quan đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

- Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của VP- Bank Đà Nẵng dựa trên các tiêu chí đánh giá quá trình mở rộng cho vay khách hàng cá nhân đã được nêu ở chương 1. Qua đó rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất 9 giải pháp nhằm mở rộng cho vay KHCN tại VCB ĐN. - Đề xuất các kiến nghị với Chính phù, Bộ ngành TW; Ngân hàng Nhà nước; kiến nghị đối với VP Bank TW nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Nguyễn Trần Khôi An (2010), M rng tín dng đối vi khu vc kinh tế

tư nhân ti Ngân hàng Nông Nghip và Phát Trin Nông Thôn Vit Nam Chi nhánh Qung Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[2]PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng Thương mi, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

[3]Ngân hàng Nhà nước Đà Nẵng (2011-2013), Báo cáo hot động tín dng ca các NHTM trên địa bàn các năm 2011, 2012, 20113 Đà Nng. [4]Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay ca T chc tín

dng đối vi khách hàng s 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Hà Nội.

[5]Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Lut các t

chc tín dng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6]Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Ngân hàng Nhà nước v/v ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng.

[7]LêNguyên Thảo (2012), Gii pháp đẩy mnh hot động cho vay tiêu dùng ti NHNNo Qun Cm L, TP Đà Nng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại hc Đà Nng

[8]TS. Lê Thị Thu Thuỷ (2006), Các bin pháp bo đảm tin vay bng tài sn ca các T chc tín dng, NXB Tư pháp, Hà Nội

[9]Võ Thị Lệ Trinh (2012), Phát trin dch v ngân hàng bán lẻ đối vi khách hàng cá nhân ti Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát trin Kontum, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [10]TS. Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê

[11]Đặng Ngọc Việt (2012), Gii pháp m rng hot động cho vay khách hàng cá nhân ti NHTMCP Ngoi thương Vit Nam – CN Đà Nng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[12]VPBank Đà Nẵng (2011-2013), Báo cáo ni b các năm 2011, 2012, 2013, Đà Nẵng.

[13]Website ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn [14]Website ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: www.vpb.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)