Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân

Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động cho vay KHCN thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến quy mô và chất lượng tín dụng, chất lượng cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Bởi vậy, cần chú trọng việc hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá nhân viên tín dụng và kiên quyết loại bỏ những nhân viên yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn.

Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên làm công tác cho vay KHCN. Trong con mắt khách hàng thì nhân viên tín dụng là hình ảnh của ngân hàng. Nếu nhân viên tín dụng có tác phong làm việc nhanh nhẹn, có năng lực, trình độ nghiệp vụ vững vàng và thái độ phục vụ tốt sẽ luôn giữ được khách hàng và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mới. Trong điều kiện hiện nay, khi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, sản phẩm của các ngân hàng gần như tương đồng với nhau thì sự phân biệt ngân hàng này với ngân hàng khác lại là ở phong cách phục vụ và thái độ đối với khách hàng của nhân viên tín dụng nói riêng và nhân viên ngân hàng nói chung.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên làm công tác cho vay KHCN, cần phải thực hiện những biện pháp cơ bản sau:

- Tổ chức thiết kế và thường xuyên triển khai các chương trình đào tạo về kỹ năng cho từng công việc cụ thể và về chuyên môn cho tất cả cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng cá nhân.

+ Tăng cường đào tạo kiến thức về sản phẩm tín dụng bán lẻ, kỹ năng Marketing cho cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân để trực tiếp giới thiệu và tư vấn cho các khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm cho vay KHCN phù hợp, đặc biệt là khách hàng thân thiết và quan trọng.

+ Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ.

+ Tổ chức đào tạo thường xuyên về sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng. Kết hợp công tác đào tạo với công tác khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ, thấy được những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai sản phẩm, nhằm có sự khắc phục, chỉnh sửa kịp thời

- Có chính sách tạo động lực, khuyến khích cán bộ làm công tác cho vay KHCN: thông qua việc không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Có các chính sách hấp dẫn về tuyển dụng, đào tạo, chính sách khuyến khích động lực để giữ các cán bộ có chất lượng

Về phía tự đào tạo, rèn luyện của các nhân viên tín dụng, ngân hàng cần có yêu cầu cụ thể và có biện pháp khen thưởng hoặc thúc đẩy, động viên nhằm làm cho từng nhân viên có động lực để thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng tác phong làm việc nhanh nhẹn, khoa học, nghiêm túc, không vụ lợi, không lợi dụng khách hàng. Mặc dù trên thực tế, VPBank Đà Nẵng tiêu chuẩn để tuyển dụng là được đào tạo chính quy tại các trường đại học, tuy nhiên do tuổi đời còn trẻ nên kiến thức thực tế cũng như kỹ năng ngân hàng còn thiếu rất nhiều. Để có thể đáp ứng được những đòi hỏi thực tế cấp thiết của công tác, mỗi nhân viên tín dụng luôn phải không ngừng tự rèn luyện, học tập để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)