6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm khai thác tiềm năng của
của các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân
Phân tích hạn chế ở chương 2, cho thấy việc đa dạng hoá sản phẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao khi nhiều sản phẩm đã triển khai đã không tăng trưởng như mong đợi do thiếu các chính sách đồng bộ. Đó là các sản phẩm: cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay mua ô tô; cho vay tín chấp. Mặt khác, một số sản phẩm mới, có tiềm năng cũng có thể được ngân hàng triển khai trong thời gian tới như:
- Sản phẩm cho vay thấu chi tín chấp qua thẻ: Nhóm khách hàng của dịch vụ này thường là những khách hàng bình dân, có thu nhập thấp, nhưng ổn định. Mặc dù khoản vay của nhóm khách hàng này không lớn nhưng đây là nhóm khách hàng đông đảo nhất.VPBank có lợi thế về mạng lưới để có thể phát triển các sản phẩm cho vay thấu chi tín chấp thông qua thẻ.
- Sản phẩm cho vay bảo đảm bằng Sổ tiết kiệm, Giấy tờ có giá: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Một trong những yếu tố làm người dân ngại gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hoặc gửi với thời hạn dài đó là thanh khoản. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm kết hợp với sản phẩm cho vay đảm bảo bằng Sổ tiết kiệm hoặc Giấy tờ có giá. Phát triển sản phẩm này ngân hàng đồng thời cũng phát triển được việc huy động vốn của mình.
Vì vậy, cần triển khai đồng bộ các chính sách đi kèm với việc đưa các sản phẩm này vào thị trường. Cụ thể cần áp dụng mức lãi suất linh hoạt hơn, chính sách tiếp thị chủ động, áp dụng các hình thức khuyến mãi mạnh mẽ hơn, tăng cường các biện pháp truyền thông cổ động định hướng đối tượng và nêu bật được đặc thù của sản phẩm. Kết hợp với chính sách về bảo đảm tiền vay theo hướng tăng cường năng lực thẩm định khả năng trả nợ mà có thể nới lỏng dần các hạn chế về bảo đảm tiền vay đối với những khách hàng vay có đủ uy tín và qua thẩm định thấy rõ khả năng trả nợ tốt.
Cần tổ chức phối hợp tốt các chính sách mới có thể tạo được hiệu ứng tăng số lượng khách hàng và tăng quy mô dư nợ, khai thác được tối đa tiềm năng thị trường về các sản phẩm này. Tránh tình trạng các chính sách được vận dụng thiếu động bộ hoặc lệch pha về thời gian không tạo nên được hiệu ứng đủ mạnh lên thị trường và không gia tăng được sức cạnh tranh.
Thành lập bộ phận thực hiện nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và đặc biệt tìm hiểu, phân tích các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ chốt trên thị trường hiện nay của các Ngân hàng trên địa bàn nhằm phục vụ công tác cải tiến, hoàn thiện sản phẩm và việc phát triển các sản phẩm mới đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.