6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm giảm
giảm rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN theo định hướng
Các giải pháp cốt lõi cần NH cần thực hiện này bao gồm:
- Áp dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng cá nhân: cần triển khai việc chấm điểm. Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHCN. Trước mắt cần áp dụng đối với các KH kinh doanh có quy mô vay tương đối lớn. Hiện nay việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh chỉ mới dừng lại đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu suất lao động của nhân viên, hạn chế rủi ro, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng,… thì công tác triển khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân là tất yếu cần thiết.
Các khách hàng cá nhân có nhu cầu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được chấm điểm tín dụng và xếp hạng theo một mô hình phù hợp. Ngân hàng cũng thường xuyên nghiên cứu bổ sung, thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này.
- Tăng cường kiểm soát sau cho vay
Các bộ phận cho vay khách hàng cá nhân cần thiết lập kế hoạch kiểm tra theo qui định với đầy đủ những nội dung cơ bản như:
+ Sự phù hợp trong mục đích khách hàng sử dụng vốn vay + Tình hình thực hiện các cam kết theo hợp đồng tín dụng
+ Tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay, cân đối tài sản với dư nợ vay, các dấu hiệu bất thường liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.
Những nội dung này hết sức quan trọng nhằm đánh giá khả năng sử dụng vốn và thiện chí trả nợ của khách hàng.
- Cần chấn chỉnh công tác thẩm định, khắc phục các biểu hiện hình thức. Đặc biệt, chú trọng khâu thẩm định độ tin cậy của thông tin.
Chất lượng thẩm định cho vay luôn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng khoản vay, nó là yếu tố sống còn không chỉ đối với ngân hàng mà còn cả đối với khách hàng. Trong thời gian tới, VPBank Đà Nẵng cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng thẩm định:
+ Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ ngân hàng không những phải giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết rộng rãi, sâu sắc về nhiều lĩnh vực, am hiểu thực tế về nhiều ngành nghề, nhìn nhận đánh giá đúng thực tế khách hàng vay. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải thông hiểu và nắm vững đầy đủ các Bộ luật cũng như các quy định của thể của Nhà nước, của địa phương. Vì vậy, công tác đào tạo và đạo tạo lại nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định.
+ Thường xuyên thu thập những thông tin về môi trường vĩ mô cũng như các biến động của thị trường, các thông tin mọi mặt trong đời sống xã hội, diễn biến của từng ngành sản xuất – kinh doanh...để phổ biến lại cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng thông qua trang web nội bộ, các bản tin nội bộ
hàng ngày nhằm trang bị cho cán bộ nhân viên những thông tin cần thiết khi thẩm định cho vay.
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nội bộ khâu thẩm định, đảm bảo mọi khâu trong quá trình thẩm định cho vay tuân thủ các quy trình, quy chế của VPBank và của NHNN. Cũng thông qua công tác kiểm tra giám sát nội bộ kịp thời phát hiện ra những sai sót cũng như những bất cấp để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị khắc phục, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
- Kiểm tra và định giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ: Chi nhánh phải tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo nợ vay theo định kỳ, qua đó nhằm biết được tài sản của khách hàng có tăng /giảm, biến động để ngân hàng kịp thời điều chỉnh mức vay của khách hàng.
- Có biện pháp kiểm tra tính trung thực, đạo đức của cán bộ nghiệp vụ, ngăn chặn các biểu hiện trục lợi, và có chế tài thật nghiêm khắc đối với các cán bộ có vi phạm. Đồng thời, cần thường xuyên chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ tín dụng để tránh những sai sót do hạn chế về trình độ, năng lực. Cần phải đặc biệt quan tâm đến rủi ro đạo đức của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Để hạn chế tối đa rủi ro đạo đức cán bộ, cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác nhân sự, phát hiện những vấn đề bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cần điều chỉnh chính sách mở rộng dư nợ để tránh tình trạng gây áp lực quá lớn cho cán bộ tín dụng dẫn đến nới lỏng các khoản cho vay dưới chuẩn dẫn tới gia tăng rủi ro tin dụng.
- Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục tính tuân thủ nghiệp vụ của cán bộ: Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát quy trình nghiệp vụ của cán bộ trong khi tác nghiệp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Thường xuyên đào tạo lớp học nâng cao nghiệp vụ chuyển môn của cán bộ.