Phân loại các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Viễn thông Bình Dương (Trang 26)

Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lƣợng hóa giữa đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm cũng nhƣ mức độ trách nhiệm của nhà quản trị trung tâm, có thể phân thành 4 loại trung tâm trách nhiệm chính: Trung tâm đầu tƣ, trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận.

Trung tâm đầu tƣ

Là bộ phận trong tổ chức mà ở đó nhà quản trị của nó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với thành quả và hiệu quả của vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ dài hạn. Trung tâm đầu tƣ là một bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tƣ thƣờng đƣợc tổ chức gắn liền với đại diện chủ sở hữu vốn.

Trung tâm lợi nhuận

Là bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà ở đó nhà quản trị của nó chỉ đƣợc quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt đƣợc tại đơn vị do mình chịu trách nhiệm quản lý. Do lợi nhuận là kết quả của doanh thu trừ chi phí, nên nhà

quản trị tại trung tâm này có trách nhiệm đối với cả doanh thu và chi phí trong phạm vi quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, trung tâm lợi nhuận thƣờng đƣợc gắn liền với các chi nhánh, đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ. Trong một trung tâm lợi nhuận có thể bao gồm nhiều trung tâm chi phí, doanh thu.

Trung tâm chi phí

Là bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộc phạm vi quản lý của mình. Thƣờng đây là trung tâm trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, trung tâm chi phí thƣờng đƣợc tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất nhƣ phân xƣởng sản xuất, các phòng ban chức năng, bộ phận thu mua hàng hóa. Có 2 dạng trung tâm chi phí:

- Trung tâm chi phí định mức: đặc trƣng của trung tâm này là đầu ra có thể

đo lƣờng đƣợc và đầu vào đã có định mức sẵn. Kiểm soát đƣợc thực hiện thông qua việc so sánh chi phí định mức với thực tế. Sự khác nhau giữa chi phí định mức và chí phí thực tế đƣợc thể hiện thông qua độ chênh lệch. Ngoài ra, còn có thể đánh giá kết quả thực hiện với kế hoạch dự toán theo thời gian thực hiện và chất lƣợng sản phẩm.

- Trung tâm chi phí tự do: đặc trƣng của trung tâm này là đầu ra không thể

đo lƣờng đƣợc bằng các chỉ tiêu tài chính, không có mối quan hệ rõ ràng giữa đầu vào và đầu ra. Kiểm soát trong trƣờng hợp này nhằm đảm bảo rằng mỗi loại chi phí thực tế đều liên quan chặt chẽ với chi phí kế hoạch cũng nhƣ nhiệm vụ của trung tâm, tức là hiệu quả của phí tổn.

Trung tâm doanh thu

Là bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với các khoản doanh thu phát sinh tại trung tâm đó (trong mối quan hệ với giá thành sản phẩm để khuyến khích tạo ra lợi nhuận). Trong một doanh nghiệp, trung tâm doanh thu thƣờng đƣợc tổ chức gắn liền với các bộ phận thực hiện chức năng bán sản phẩm của đơn vị.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Viễn thông Bình Dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)