Việc lập kế hoạch là một nội dung cơ bản và quan trọng trong VNPT Bình Dƣơng. Kế hoạch đƣợc xây dựng có thể dài hạn và ngắn hạn. Đây là căn cứ để xác định mức độ thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh: gồm kế hoạch doanh thu, chi phí. - Kế hoạch đầu tƣ phát triển
- Kế hoạch Phát triển các dịch vụ mới
Vào quý 4 hàng năm VNPT Bình Dƣơng tiến hành lập dự toán cho năm tiếp theo, cụ thể:
Ban giám đốc VNPT Bình Dƣơng
- Xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh, phƣơng án huy động vốn trình lãnh đạo Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn; xây dựng chƣơng trình hoạt động, phƣơng án bảo vệ và khai thác các nguồn lực tại VNPT Bình Dƣơng .
- Xây dựng dự án đầu tƣ mới và đầu tƣ có trọng điểm, có hiệu quả.
Cấp phòng Ban, các trung tâm
Trên cơ sở kế hoạch chung của VNPT Bình Dƣơng, các phòng ban, đơn vị trực thuộc phối hợp với nhau trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, chi tiết để hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn VNPT Bình Dƣơng. Tùy thuộc chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban sẽ xây dựng và triển khai các kế hoạch cụ thể cho cả năm và từng quý.
Về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh: do Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch. Trình Giám đốc duyệt.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý đến từng trung tâm và phòng kinh doanh. Các trung tâm và phòng kinh doanh căn cứ kế hoạch sản cuất kinh doanh năm, lập kế hoạch cho từng quý, nêu rõ những yêu cầu đặc biệt (nhƣ mới có thêm trạm phát sóng, chính sách ƣu đãi của các doanh nghiệp khác. . .)
- Tiếp tục trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh quý.
- Chuyển kế hoạch sản xuất kinh doanh quý đã đƣợc Giám đốc phê duyệt cho Ban Giám đốc và Phòng Kinh doanh tiếp thị, các trung tâm để thực hiện và điều hành các tổ, trạm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Về tình hình cung ứng vật tư:
- Các Trung tâm căn cứ vào kế hoạch từng quý để tính toán số lƣợng vật tƣ cần dùng cho từng tháng, sau đó có báo cáo tình hình luân chuyển vật tƣ (số lƣợng/nhập, xuất, tồn; chất lƣợng/số lƣợng mỗi loại vật tƣ tồn kho) thực tế (ghi rõ số lƣợng/ loại vật tƣ qui đổi), nhu cầu sử dụng chuyển cho Phòng Kinh doanh để tổng hợp nhu cầu của toàn tỉnh. Sau khi có nhu cầu của toàn tỉnh, Phòng kinh doanh phối hợp với phòng KTTK-TC kiểm tra vật tƣ tồn kho để cân đối giữa đầu vào và đầu ra cho toàn đơn vị.
- Sau khi cân đối xong, phòng Kinh doanh tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật tƣ, lập phƣơng án mua hoặc điều chuyển vật tƣ trong nội bộ VNPT Bình Dƣơng trình cho Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh duyệt. Phòng kinh doanh tiếp thị chịu trách nhiệm cung ứng vật tƣ đúng yêu cầu, đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu kế hoạch sản xuất tháng, quý và tránh để ứ động vốn.
Về điều hành thực hiện kế hoạch: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh; phòng kinh doanh;phòng kế hoạch điều hành.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn VNPT Bình Dƣơng và các trung tâm đã đƣợc giám đốc VNPT Bình Dƣơng duyệt theo năm, quý kế hoạch. Phòng Kế hoạch điều hành và theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của VNPT Bình Dƣơng và các trung tâm theo tháng. So sánh việc thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh với kế hoạch đã giao cho các trung tâm và toàn đơn vị, phòng kế hoạch đánh giá trách nhiệm của từng phòng ban, các trung tâm trong việc thực hiện kế hoạch giao.
Cấp tổ, trạm sản xuất
- Chƣa đƣợc tham gia vào việc lập kế hoạch của bộ phận mình quản lý. Hàng quý nhận kế hoạch từ các trung tâm giao xuống gồm hai chỉ tiêu cơ bản: phát triển máy, doanh thu kinh doanh thƣơng mại. Các chỉ tiêu còn lại đƣợc thực hiện tập trung tại các trung tâm.
- Căn cứ kế hoạch sản xuất quý đã đƣợc giao, căn cứ tình hình tồn kho sản phẩm thực tế và căn cứ theo mức sản phẩm yêu cầu tồn kho tối thiểu, căn cứ tình
hình cung ứng vật tƣ và năng lực, điều kiện sản xuất: Cụ thể hóa kế hoạch phân bổ từng tháng và chuyển nhu cầu vật tƣ hàng hóa về cho bộ phận kế toán các trung tâm.
Nhận xét:
Qua nghiên cứu công tác lập kế hoạch của VNPT Bình Dương, thấy rằng công tác lập kế hoạch SXKD tại đơn vị thực hiện khá thường xuyên, định kỳ vào cuối năm. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch SXKD chưa được chi tiết, cụ thể, chưa được xây dựng từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất cụ thể là từ các tổ, trạm Viễn thông đến ban giám đốc của VNPT Bình Dương theo phân cấp quản lý của đơn vị. Theo qui định của VNPT Bình Dương các tổ, trạm Viễn thông trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác và sử dụng tài sản cố định của VNPT Bình Dương tạo ra doanh thu trực tiếp từ khách hàng thì lại chưa được tham gia lập kế hoạch và giao các chỉ tiêu SXKD. Chính vì vậy, VNPT Bình Dương còn hạn chế trong việc gắn trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch SXKD của đơn vị.