7. Kết cấu của luận văn
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cty TNHH TM – DV & SX số 4102003969, Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 06/3/2001.
Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu được phép sản xuất và kinh doanh những ngành nghề: sản xuất chất phụ gia dùng cho ngành dệt nhuộm, da, giấy, sơn. Mua bán hóa chất công nghiệp, trừ hóa chất có tính độc hại mạnh, nguyên vật liệu, máy móc, hạt nhựa, vải, hàng may mặc, ôtô… Dịch vụ thương mại, sản xuất hàng may mặc.
Trụ sở công ty: Tại Tp. Hồ Chí Minh số 135 Hoàng Hoa Thám – Phường 13 – Quận Tân Bình
Hình 2.3: Văn phòng đại diện công ty Tân Châu tại Tp.HCM 2.1.4 Các nhóm sảm phẩm chính của Công ty Tân Châu
Bảng 2.1: Hóa chất ngành nhuộm công ty Tân Châu NGÀNH HÀNG SẢN PHẨM DO CTY
TÂN CHÂU SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM NHẬP KHẨU DO CTY TÂN CHÂU PP
CỦA HÃNG TANATEX
- Hóa chất tiền xử lý : chất ngấm, giặt, tẩy dầu, ổn định, chống nhăn, càng hóa, tẩy hồ…
- Hóa chất trợ trong quá trình nhuộm : chất phân tán đều màu cho polyester, cotton, nylon… - Hóa chất xử lý sau nhuộm : chất giặt khử sau nhuộm phân tán, chất giặt sau nhuộm hoạt tính, chất cầm màu… - Hóa chất hoàn tất : chất kháng tĩnh điện, hồ mềm silicone, hồ mềm acid béo, hồ mềm đàn hồi, hồ cứng, hồ mềm poly- urethane… - Quang sắc - Hóa chất in hoa : hồ in phân tán, binder trong in pigment
- Vetanol N, Vetanol T, Vetanol UND, VA-UR, VA-WE, Stapan FT, Vetanol H, Antifoam NF, Vetanol VNR, …
-Tanapol DL310, Tanapol DL503, Level CO, Stapan L, Disper BSB, Protanol IS, Sandol AD, …
- Clear DPE, Vetanol NF, Fix 300, Fix 300L, … - Antistatic, Stapan M240, Stapan M350, Stapan SGR, Stapan NA Stapan VBK, Stapan NCT, Stapan UV - Tanawhite BBA,
- Tanprint PE06, Tanprint BIN,…
- Diadavin UN, Persoftal LDiadavin EWN, Baysolex AE,…
Tannex GEO
- Avolan IS, Levegal RL, Levegal FTSK,… -Tanapol RFH, Levapon SC, Levogen WRD-T,…
- Persoftal MAI, Persoftal BK Conc, Baypret USV,… - Blankophor BA 267/BRU, - Blankophor ER330, … - Acrfix ML,…
Hóa chất ngành Wash (giặt mài)
Bảng 2.2: Hóa chất ngành Wash (giặt mài) công ty Tân Châu
NGÀNH HÀNG SẢN PHẨM DO CTY
TÂN CHÂU SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM NHẬP KHẨU DO CTY TÂN
CHÂU PHÂN PHỐI CỦA HÃNG TANATEX, KISCO
- Enzyme rũ hồ, Enzyme cắt lông, mài vải jean.
- Chất chống lem, chất giặt, ... - Hồ mềm acid béo, hồ mềm silicone
- Hóa chất tạo hiệu ứng đặc biệt cho hàng thời trang
- Protazym 711, Protazym 33L, Protazym CG100, ... - Protanol IS, Vetanol F8000, ...
- Soft 811, Stapan NT-C,
- Stapan BK Liq, Stapan NY813, ... - Blue J desize 711, Blue J Quantum BPE,… - Ocean Magic R, Levogent WRD
Nguồn: Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu
Thuốc nhuộm
Bảng 2.3: Hóa chất thuốc nhuộm công ty Tân Châu
NGÀNH HÀNG SẢN PHẨM DO
CTY TÂN CHÂU SẢN XUẤT VÀ
PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM NHẬP KHẨU DO CTY TÂN
CHÂU PHÂN PHỐI CỦA HÃNG KISCO
- Thuốc nhuộm phân tán, acid, hoạt tính,…đầy đủ màu sắc với độ bền cao, ánh màu tươi, đẹp đạt tiêuchuẩn ECOTEX.
- SYNOLON - SYNOZOL - SYNOACID
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2012 đạt 5,03% (tính theo giá 1994) – tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 20001. Trong khi nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi đang dần lấy lại đà tăng trưởng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 thì Việt Nam vẫn đang bị trì kéo bởi những khó khăn nội tại khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn cả 2009 – năm Việt Nam chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Đà suy giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh từ cuối năm 2011 có dấu hiệu được ngăn chặn phần nào trong nửa đầu năm 2012 khi Chính phủ bắt đầu nới lỏng cả trong chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài khoá từ đầu Quý II/2012. Nhưng sự phục hồi là chưa chắc chắn. Tăng trưởng kinh tế từ mức thấp 4% trong quý đầu (năm 2011 là 5,43%, 2010 là 5,83%) tăng lên 4,38% trong quý II (năm 2011 và 2010 tương ứng là 5,57% và 6,16%), 4,73% trong quý III (2011 và 2010 tương ứng là 5,76% và 6,52%) và 5,03% cả năm – thấp hơn mức 5,89% của 2011 và 6,16% của 2010. Như vậy, trong 2 năm liên tiếp kể từ 2010, tăng trưởng của quý sau liên tục suy giảm so với quý trước cùng kỳ, phản ánh khuynh hướng tăng trưởng chậm lại rõ rệt của nền kinh tế.
Mặc dù đã có một sự đồng thuận tương đối cao trong giới hoạch định chính sách và các chuyên gia, về sự chấp nhận một giai đoạn tăng trưởng thấp để đổi lấy sự ổn định kinh tế vĩ mô và củng cố tính bền vững của tăng trưởng, nhưng mức độ suy giảm tăng trưởng trong năm 2012 đã đi quá mức dự tính. Tăng trưởng cả năm thậm chí còn thấp hơn so với mức dự báo (đã được điều chỉnh) trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII diễn ra vào tháng 10, khi bức tranh cả năm đã gần như được thấy rõ. Mục tiêu đượcđặt ra vào đầu năm là 6,0- 6,5% đã được giảm xuống còn 5,2% trong tháng 10, nhưng thực tế chỉ đạt 5,03%. Tương tự, tăng trưởng công nghiệp-xây dựng đạt 4,5% so với dự báo 5,0%(giảm
từ mục tiêu 7,0-7,5% đặt ra từ đầu năm) và dịch vụ tăng 6,4% so với mức mục tiêu là 6,5-7,1%. Ngay từ cuối quý I/2012, Chính phủ đã có động thái nới lỏng tiền tệ và tài khoá để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng giới hạn của không gian chính sách đã không cho phép tạo ra được sự phục hồi như mong đợi.
Năm 2012, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản không được thuận lợi như năm 2011: chi phí sản xuất tăng vọt, giá nông sản mất lực kéo (do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh và cơn sốt lương thực đã qua đi) khiến tồn kho tăng, sản xuất cầm chừng. Tốc độ tăng trưởng phản ánh những khó khăn này: trong suốt 4 quý, tăng trưởng dao động quanh ngưỡng 2,5- 3,0%. Khó khăn trong ngành chế biến thuỷ sản, đặc biệt là cá tra, khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản thu hẹp sản lượng và nhiều DN phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn để lại của năm 2011, ngành công nghiệp và xây dựng chỉ hãm được quán tính đình trệ từ nửa cuối năm nhờ kích thích tài khoá. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2011– diễn biến bất thường nằm ngoài quy luật hàng năm – và tiếp tục trì trệ trong quý I/2012 do tiêu thụ kém và tồn kho cao (chỉ số tồn kho tăng vọt lên hơn 30% trong giai đoạn này). Kích thích tài khoá từ ngân sách đã phần nào bù đắp được lượng đơn hàng sụt giảm và cung cấp thêm lực đẩy để ngành công nghiệp tăng trưởng ở mức 4,52% cả năm. Do công nghiệp-xây dựng dẫn dắt tăng trưởng sản lượng của các nhóm ngành còn lại nên tốc độ tăng chậm lại của nhóm ngành này so với các năm trước tác động nhiều nhất lên tốc độ tăng trưởng chung.
Ngành dịch vụ trong năm 2012 chứng kiến suy giảm tăng trưởng nối tiếp diễn biến năm 2011. Tăng trưởng cả năm đạt 6,42%, thấp hơn mức 7,00% đạt được vào năm 2011 và 7,52% của năm 2010. Tăng trưởng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,4%. Tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, gợi ý rằng thu nhập không cải thiện và triển vọng về thu nhập và việc làm không sáng sủa, kéo dài khuynh hướng thắt chặt chi tiêu đang diễn ra trong 4 năm trở lại đây. Xu hướng giảm tiêu dùng cùng với giảm đầu tư là
nguyên chính khiến tổng cầu thu hẹp và tạo ra áp lực giảm phát.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đọan 2007-2013 (%, theo giá so sánh 1994)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
GDP(%) 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,4
CPI (%) 12,6 19,89 6,52 11,75 18,14 6,81 6,0%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo số liệu trên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2007 đến nay thì năm 2007 đi lên sau đó đi xuống vào năm 2009 và năm 2010 thì lại đi lên và từ năm 2011 có chiều hướng đi suống . Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp họat động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty Tân Châu nói riêng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cũng vẫn tăng do kìm chế được lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng dân số:
Bảng 2.5: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đọan 2007-2013
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
GDP(%) 919 1145 1160 1273 1517 1749 1914
Nguồn: Tổng cục thống kê
Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt 14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình.
Bước chuyển vị thế này là rất quan trọng, khi vào năm 1988, tức là cách đây 1/4 thế kỷ, Việt Nam mới đạt 86 USD, là một trong vài chục nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới.
GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm (năm 2007 đạt 77,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 97,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 99,8 tỷ USD, năm 2010 đạt 110,7 tỷ USD, năm 2011 đạt 133,1 tỷ USD, năm 2012 ước đạt 155,3 tỷ USD).
Năm 2013, GDP tính theo giá so sánh ước tăng 5,4%, với chỉ số giảm phát GDP ước khoảng trên 7%, tính ra GDP tính theo giá thực tế tăng khoảng 12,8 tương đương khoảng 3,661 nghìn tỷ đồng. Dân số trung bình năm 2012 đạt 88,773 triệu người; dự đoán tốc độ tăng dân số khoảng 1,05%, thì dân số năm 2013 đạt khoảng 89,705 triệu người. Như vậy, GDP giá thực tế bình quân đầu người năm 2013 đạt khoảng 40,8 triệu đồng (năm 2012 đạt 36,6 triệu đồng).
Tỷ giá bình quân năm 2012 là 20,901 đồng/USD. Năm 2013 được dự đoán tăng 2,5% so với 2012 (bình quân 7 tháng 2013 so với cùng kỳ 2012 hiện tăng 0,26%) thì tỷ giá bình quân 2013 sẽ ở mức 21,319 VND/USD. Suy ra, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân sẽ đạt khoảng 1,914 USD, tăng 9,4% so với năm 2012. Quy mô nền kinh tế sẽ đạt khoảng 173 tỷ USD.
Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm đạt được mục tiêu 2.000 USD/người do Đại hội XI đề ra cho năm 2015.
Tuy nhiên, khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam với nhiều nước còn khá lớn. Để tránh tụt hậu, một mặt Việt Nam phải đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn; mặt khác phải ổn định tỷ giá; mặt khác quan trọng hơn là phải phát triển bền vững, tức là giữ được tốc độ tăng trong dài hạn.
Để tăng GDP bình quân theo đầu người tính bằng USD, cần tác động vào 3 yếu tố.
- Yếu tố thứ nhất là tăng GDP tính theo giá thực tế, tạo tiền đề cho việc phân chia giữa người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước; tạo điều kiện để tăng tích luỹ/GDP.
- Yếu tố thứ hai là dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình của Việt Nam từ năm 2007 đến nay đã chậm lại tương đối nhanh nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn còn
tăng gần 1 triệu người.
- Yếu tố thứ ba là tỷ giá VND/USD bình quân năm tăng thấp, có năm còn giảm. Ổn định tỷ giá sẽ góp phần làm tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD.
2.2.1.2 Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật
- Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó Tân Châu.
- Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục sửa đổi các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế…
- Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn.
- Có thể nói hóa chất là một trong những sản phẩm cần thiết trong lĩnh vực công nghệ, đảm bảo được nhu cầu phát triển cái đẹp của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất nhìn chung sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên…Vì vậy, ngành sản xuất hóa chất và cung cấp các dịch vụ hóa chất (trừ hóa chất cấm) được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị…
Những ràng buộc pháp lý đối với ngành hóa chất chủ yếu liên quan đến độc hại, chất bị cấm sản xuất, buôn bán, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là những vấn đề được Tân Châu từ nhiều năm nay rất chú trọng và tuân thủ luật pháp, xem đây là chiến lược lâu dài của mình.
2.2.1.3 Môi trường văn hoá
Trải qua quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là nền văn hóa Trung Hoa.
- Do một thời gian rất dài dưới sự thống trị của Pháp, Mỹ nên quan niệm chuộng hàng ngọai vẫn còn khá phổ biến, ta dễ dàng nhận thấy ngay điều này: thuốc chữa bệnh gọi là thuốc tây, váy đầm gọi là đầm tây, các mặt hàng từ ăn uống, thẩm mỹ đều thích mang thương hiệu ngoại…do vậy, họ dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng ngọai nếu như được quảng cáo và khi họ có điều kiện. Việc sử dụng hàng ngọai còn là một cách thể hiện địa vị của họ trong xã hội.
- Do ảnh hưởng của văn hóa Á Đông nên họ thường không cung cấp những thông tin thật về thu nhập, sở thích…cho nên gây khó khăn cho công tác nghiên cứu thị trường gặp nhiều khó khăn.
- Bước vào cơ chế thị trường, sự phát triển nền văn hóa nói chung và hoạt động văn hóa nói riêng có nhiều biến chuyển đáng chú ý, tạo nên môi trường sống, môi trường sinh thái nhân văn, môi trường văn hóa hết sức đa dạng. Bộ mặt văn hóa xã hội sinh động, phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phương thức hoạt động văn hóa đổi mới đồng bộ và hoàn thiện, cơ chế, chính sách, công tác quản lý hoạt động văn hóa được chú trọng hơn… Do đó, sự phát triển văn hóa có những