Phân tích các chiến lược chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Tân Châu đến năm 2020 (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Phân tích các chiến lược chính

3.3.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S3, S4, O3,O1 ). Với chiến lược này công ty tận dụng điểm mạnh là uy tín, quan hệ tốt với khách hàng, doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh hoá chất trợ - Thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm - In hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài), quy mô cỡ lớn để tăng thị phần hiện nay nhằm mục đích tăng doanh thu với cơ hội là nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định nhập từ các tập đoàn lớn như : Bayer (CHLB Đức), Tanatex (Hà Lan) và Kisco (Hàn Quốc), hàng quần Jean, kaki được ưa chuộng trên thế giới.

3.3.1.2 Chiến lược trở thành nhà sản xuất tiên phong trong nước

Chiến lược trở thành nhà sản xuất tiên phong trong nước, sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm với chất lượng và số lượng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. (S1, S2, S4, S5, S3, O1, O2, O3): Chiến lược này với các điểm mạnh: Công ty có uy tín vay vốn ngân hàng, quan hệ tốt với khách hàng, quy mô cỡ lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh hoá chất trợ - thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm - in hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài), từ đó công ty có mục đích sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm mới với yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng đáp ứng được túi tiền của mọi tầng lớp trong xã hội. Với mục tiêu để tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận hiện tại với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định nhập từ các tập đoàn lớn như : Bayer (CHLB Đức), Tanatex (Hà Lan) và Kisco (Hàn Quốc), Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, hàng quần Jean, kaki được ưa chuộng trên thế giới cũng như trong nước.

3.3.1.3 Chiến lược phát triển thị trường

- Đẩy mạnh đầu tư thích đang cho hoạt đông marketing để mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong cả nước. Đặc biệt là các khu công nghiệp mới được mở ra tại các tỉnh trong cả nước qua đó nâng cao thị phần cho công ty.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao thị phần của công ty tại các công ty khách hàng đang mua sản phẩm của Tân châu.

- Phát huy những ưu thế của công ty về chất lượng sản phầm, nhà cung cấp hàng đầu về hóa chất nhuộm cho ngành may mặc, năng lực sản xuất và uy tín sản phẩm.

3.3.1.4 Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm

Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng ngày càng tăng phục vụ cho các công ty dệt may ngày càng được mở rộng từ thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Đưa sản phẩm của công ty sang thị trường châu Á, châu Âu và đưa vào thị trường Mỹ dưới hình thức tổ chức chương trình hội chợ, giới thiệu sản phẩm.

3.3.1.5 Chiến lược kết hợp về phía trước

Đây là chiến lược chi phối hoặc kiểm soát đối với các nhà phân phối. Hiện nay, đối với các nhà phân phối trong nước, Tân Châu hoàn toàn có thể chi phối vì thương hiệu thuốc nhuộm và chất trợ nổi tiếng, chất lượng sản phẩm tốt, tài chính mạnh. Ngược lại, đối với các nhà phân phối nước ngoài thì Tân Châu chưa thể chi phối được vì thương hiệu Tân Châu thị trường nước ngoài ngoài biết đến chưa nhiều.

- Do đó, đối với các nhà phân phối trong nước, Tân Châu tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống phân phối, nhằm mở rộng thị phần nội địa. Mặt khác, chiến lược này cũng tăng cường quảng cáo cho Tân Châu thông qua những những công ty đã sử dụng sản phẩm hóa chất của Tân Châu. Đối với các nhà phân phối ngoài nước, Tân Châu cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường mối quan hệ, tìm kiếm nhiều nhà phân phối mới… để dần dần tăng uy tín Tân Châu trên thị trường quốc tế.

3.3.1.6 Chiến lược kết hợp về phía sau

Kết hợp về phía sau là chiến lược chi phối và kiểm soát các nhà cung cấp. Tân châu cần phải thiết lập được mối quan hệ khăng khít với nhà cung cấp để được nguồn cung ổn định và giá cạnh tranh bằng cách ký hợp đồng dài hạn, hỗ trợ tài chính…

- Tuy nhiên, để thực hiện được chiến lược này, Tân Châu phải có khả năng tài chính vững mạnh, doanh thu lớn và tăng trưởng ổn định

3.3.1.7 Chiến lược giữ vững vị trí đứng đầu nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm hóa chất cho ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam sản phẩm hóa chất cho ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam

Chiến lược giữ vững vị trí đứng đầu nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm hóa chất cho ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam. (S2, S3, S5, T1, T3) với sự cạnh tranh gay gắt của ngành này thì công ty đưa ra chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội: Quan hệ tốt với khách hàng, doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh hoá chất trợ - thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm – in hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài), công nghệ tiên tiến hiện đại, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của công ty về mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm theo su hướng đổi mới và chất lượng.

3.3.1.8 Chiến lược cạnh tranh về giá

Chiến lược cạnh tranh về giá (W1, W2, T4,T3, T2) để tăng sản lượng tiêu thụ lên, mục đích tăng doanh thu thì công ty nên áp dụng chiến lược về giá và giải pháp linh hoạt làm sao để cho có nhiều khách hàng đến với mình vì trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp chuyên về sản xuất hóa chất nhuộm do vậy giá cả phải có tính cạnh tranh thì mới thu hút được khách hàng. Tuy giá có thể ngang bằng hoặc thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành nhưng chất lượng và uy tín sản phẩm vẫn phải đưa lên hàng đầu, bên cạnh đó cũng phải tuân thủ luật pháp của nhà nước về tình hình sản xuất hóa chất có ảnh hưởng độc hại đến môi trường xung quanh do đó phải xử lý nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh ..

3.3.1.9 Chiến lược tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng

Chiến lược tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng (W1, W2, T1), với lượng hàng hóa chất cũng như hàng may mặc tràn lan trên thị trường hiện nay. Những chiến lược mở rộng thị trường của các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị hiếu của khách hàng thì công ty cần lỗ lực hơn nữa. Nhằm tăng cường quảng cáo và dịch vụ chăm sóc khách hàng để lôi kéo tìm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài.

3.3.2 Ma trận QSPM

Dựa vào thống kê và phân tích từ bảng ma trận SWOT, Tân Châu có thể xây dưng chiến lược kinh doanh hóa chất của Công ty Tân Châu căn cứ vào sự kết hợp SO, ST, WO và WT bằng việc đo lường trực tiếp các chiến lược thông qua ma trận QSPM để tìm ra chiến lược tốt và phù hợp nhất với Tân Châu.

Dựa vào phụ lục 5, phục lục 7, phụ lục 8 tới phụ lục 15 ta có bảng tổng hợp điểm của các chiến lược:

3.3.2.1 Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-O

Bảng 3.2: Ma trận nhóm chiến lược S-O

Các yếu tố quan trọng

Các chiến lược có thể thay thế Phân loại Thâm nhập thị trường Nhà sản xuất tiên phong Phát triển thị trường

AS TAS AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1. Công ty có uy tín vay vốn ngân hàng 4 3 12 4 16 3 12

2. Quan hệ tốt với khách hàng 3 4 12 3 9 2 6

3. Doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh hoá chất trợ - Thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm - In hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài).

4 4 16 3 12 3 12

4. Quy mô cỡ lớn 4 2 8 2 8 2 8

5. Công nghệ tiên tiến hiện đại 4 3 12 4 16 1 4

6. Có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ

tay nghề cao. Tinh thần làm việ tốt 3 4 12 3 9 3 9

Các yếu tố bên ngoài

1. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao,

Bayer (CHLB Đức), Tanatex (Hà Lan) và Kisco (Hàn Quốc).

2. Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. 3 3 9 2 6 4 12

3. Hàng quần Jean, kaki được ưa

chuộng trên thế giới 1 4 4 3 3 3 3

4. Tiềm năng của thị trường lớn 4 3 12 3 12 4 16

5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu

hiệu phục hồi 3 3 9 4 12 3 9

6. Lãi xuất vay bằng đồng Việt Nam ở

mức hợp lý 2 4 8 3 6 2 4

Tổng: 126 121 107

Nguồn: Phân tích của chuyên gia và tổng hợp của tác giả

* Chiến lược thâm nhập thị trường (TAS=126):

Tận dụng thế mạnh Uy tín vay ngân hàng, có quan hệ tốt với khách hàng, là

doanh nghiệp sản xuất hàng đầu về hóa chất trợ - Thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm – In hoa, hóa chất ngành giặt mài, quy mô sản xuất công ty lớn, có đội ngũ kỹ thuật viên giỏi tay nghề có tinh thần làm việc khá tốt để có thể tăng sản phẩm, mở rộng quy mô để nâng cao thị phần bằng việc đẩy mạnh marketting nắm bắt cơ hội thu nhập tăng nhu cầu làm đẹp nhiều hơn, tiềm năng thị trường, nhu cầu văn hóa thời trang phát triển mạnh.

* Chiến lược trở thành nhà sản xuất tiên phong (TAS=121):

Nhu cầu công nghệ hóa chất dùng cho ngành dệt may rất nhiểu do dân số tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao cần đến cái đẹp. Ưa chuộng về uy tín chất lượng sản phẩm. Vì vậy Công ty Tân Châu, sử dụng thế mạnh về uy tín với khách hàng, quy mô cỡ lớn. Tăng năng xuất lao động, cải thiện đời sống công nhân viên chức.

* Chiến lược phát triển thị trường (TAS= 107)

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng cường quảng cáo cho những sản phẩm mới, đồng thời chú trọng thông tin thị trường để tận dụng cơ hội

phát triển sản phẩm cho thị trường hiện tại cũng như trong tương lai.

* Đối với nhóm chiến lược S-O thì chiến lược được lựa chọn là chiến lược thâm nhập thị trường, với tổng số điểm hấp dẫn (TAS) là 126.

3.3.2.2 Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-T

Bảng 3.3: Ma trận nhóm chiến lược S-T

Các yếu tố quan trọng

Các chiến lược có thể thay thế Phân loại Hội nhập về phía sau Đứng đầu nhà CC hóa chất cho ngành CN dệt, may VN AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1. Công ty có uy tín vay vốn ngân hàng 2 3 6 4 8

2. Quan hệ tốt với khách hàng 3 4 12 3 9

3. Doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh hoá chất trợ - Thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm - In hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài).

3 4 12 3 9

4. Quy mô cỡ lớn 4 4 16 3 12

5. Công nghệ tiên tiến hiện đại 3 4 12 4 12

6. Có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ

tay nghề cao. Tinh thần làm việc tốt 2 4 8 4 8

Các yếu tố bên ngoài

1. Tình hình chính trị ổn định 3 3 9 4 12

2. Sự thay đổi thị hiếu của khách hàng 3 3 9 4 12

3. Các đối thủ tiềm ẩn 2 3 6 4 8

4. Chiến lược mở rộng thị trường của

5. Qui định nghiêm ngặt của nhà nước

về sản xuất hóa chất. 3 4 12 2 6

Tổng: 111 105

Nguồn: Phân tích của chuyên gia và tổng hợp của tác giả

* Chiến lược hội nhập về phía sau (TAS=111):

Sử dụng thế mạnh về uy tín với khách hàng, công nghệ tiên tiến hiện đại, có qui mô sản xuất lớn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi về tay nghề giúp cho khách hàng nhà cung cấp tin tưởng để giúp cho nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định nhằm giúp công ty khắc phục nguy cơ rủi ro khi các đối thủ tiềm ẩn và mở rộng thị phần của các công ty cùng ngành.

* Chiến lược nhà cung cấp hóa chất cho ngành dệt may Việt Nam (TAS=105):

Sử dụng các thế mạnh về nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, công nghệ tiên tiến hiện đại, đội ngũ chuyên môn giỏi giúp cho doanh nghiệp có uy tín tạo ra được nguồn hàng ổn định, chất lượng sản phẩm tốt đứng đầu trong lĩnh vực hóa chất dệt may. Khắc phục được các nguy cơ thị hiếu của khách hàng thay đổi sản phẩm, khắc phục được nguy cơ của các đối thủ tiềm ẩn tung ra sản phẩm cùng loại.

* Đối với chiến lược S-T thì chiến lược được lựa chọn là chiến lược hội nhập về phía sau với nhà cung cấp, với tổng số điểm hấp dẫn (TAS) là 111.

3.3.2.3 Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-O

Bảng 3.4: Ma trận nhóm chiến lược W-O

Các yếu tố quan trọng

Các chiến lược có thể thay thế Phân

loại

Mở rộng mạng lưới phân phối

Hội nhập về phía trước

AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1. Công ty có uy tín vay vốn ngân

2. Quan hệ tốt với khách hàng khá tốt 4 3 12 3 12 3. Doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất

kinh doanh hoá chất trợ - thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm - in hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài)

3 3 9 4 12

4. Quy mô cỡ lớn 4 3 12 4 16

5. Công nghệ tiên tiến hiện đại 3 2 6 2 6

6. Có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ

tay nghề cao. Tinh thần làm việ tốt 2 3 6 3 6

7. Hệ thống thông tin quản lý còn yếu,

hiệu quả không cao. 1 4 4 3 3

8. Quảng cáo của công ty còn yếu

không thường xuyên 2 3 6 4 8

9. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn

yếu 3 3 9 3 9

10. Chiến lược marketing mở rộng thị

phần còn yếu 3 4 12 3 9

Các yếu tố bên ngoài

1. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định nhập từ các tập đoàn lớn như: Bayer (CHLB Đức), Tanatex (Hà Lan) và Kisco (Hàn Quốc).

3 3 9 4 12

2. Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. 2 3 6 3 6

3. Hàng quần Jean, kaki được ưa

chuộng trên thế giới 3 3 9 3 9

4. Tiềm năng của thị trường lớn 3 4 12 2 6

5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu

6. Lãi xuất vay bằng đồng Việt Nam ở

mức hợp lý 3 4 12 2 6

Tổng 139 140

Nguồn: Phân tích của chuyên gia và tổng hợp của tác giả

* Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (TAS=139)

Với số điểm như trên chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối nhờ vào uy tín thương hiệu và sự tín nhiệm tin tưởng của khác hàng, nhà nước khuyến khích xuất khẩu cũng như tiềm năng thị trường lớn nhờ vào những cơ hội và khắc phục điểm yếu cần phải maketing tốt hơn để quảng bá sản phẩm bên cạnh đó cũng cần đào tạo thêm đội ngũ quản lý và cần cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt cơ hội.

* Chiến lược hội nhập về phía trước (TAS= 140)

Nhằm giúp mở rộng mạng lưới phân phối cũng như tăng sức cạnh tranh về kênh phân phối, chất lượng, giá cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, Tân Châu tận dụng khả năng tài chính để mở rộng thị trường, mạng lưới phân phối sản phẩm toàn quốc.

* Đối với chiến lược W-O thì chiến lược được chọn là chiến lược hội nhập về phía trước với người mua, với tổng điểm hấp dẫn (TAS) là 140.

3.3.2.3 Ma trận QSPM nhóm chiến l ược W-T

Bảng 3.5: Ma trận nhóm chiến lược W-T

Các yếu tố quan trọng

Các chiến lược có thể thay thế Phân loại Cạnh tranh về giá Tăng cường quảng cáo chăm sóc khách hàng AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1. Công ty có uy tín vay vốn ngân

2. Quan hệ tốt với khách hàng khá tốt 3 3 9 2 6 3. Doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất

kinh doanh hoá chất trợ - thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm - in hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài)

2 4 8 3 6

4. Quy mô cỡ lớn 2 2 4 3 6

5. Công nghệ tiên tiến hiện đại 2 2 4 2 4

6. Có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ

tay nghề cao. Tinh thần làm việ tốt 4 3 12 2 8

7. Hệ thống thông tin quản lý còn yếu,

hiệu quả không cao. 1 3 3 2 2

8. Quảng cáo của công ty còn yếu

không thường xuyên 2 3 6 3 6

9. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn

yếu 2 3 6 2 4

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Tân Châu đến năm 2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)