1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án Ngữ văn 8 từ tiết 18 - 21

14 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 32,97 KB

Nội dung

- Kĩ năng sống + Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ cô bé bán diêm mẹ mất sớm, bà mất, ba lại không quan tâm , hay dánh, mắng em; cảm [r]

Trang 1

Ngày soạn: 18/9/2019 Tiết 18

TLV: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS

1 Kiến thức

- Hiểu rõ thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được cách thức, các yêu cầu đối với tóm tắt văn bản tự sự

2 Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy

+ Đọc hiểu và năm được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự

+ Phân biệt được sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết

- Kĩ năng sống

+ Lắng nghe tích cực: trao đổi về cách tóm tắt văn bản tự sự

+ Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp

3 Thái độ

- Học tập tích cực, nghiêm túc

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, GIẢN

DỊ

* Tích hợp kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương thức miêu tả và biểu cảm

– Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện

* Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống

bảo vệ môi trường

*Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi

viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự

- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực so sánh các vấn đề trong đời sống xã hội, năng lực tạo lập văn bản

4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

II CHUẨN BỊ

- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, bảng phụ, đọc tư liệu

- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa

III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

- Phân tích mẫu, quy nạp, gợi mở

- Kt: động não, thực hành

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (3’)

? Trình bày những cách liên kết đoạn văn trong văn bản? Cho ví dụ minh họa?

Trang 2

Trả lời:

- Liên kết bằng từ ngữ Cho ví dụ đúng, hay.

- Liên kết bằng đoạn văn Cho ví dụ đúng, hay.

3 Bài mới - Giới thiệu bài (1’)

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, để nắm bắt nhanh chóng những thông tin trong hoạt động giao tiếp xã hội Người ta cần phải biết tóm tắt các

sự việc và trình bày trên các mạng thông tin: truyền thanh, truyền hình, sách, báo

Kĩ năng tóm tắt các văn bản tự sự càng trở nên cần thiết Để hiểu được và luyện tập tốt kĩ năng này chúng ta bước vào tiết học hôm nay

Hoạt động 1 Thời gian: 15’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, quy nạp

KT: Động não, trình bày 1 phút

GV dùng bảng phụ - câu hỏi trắc nghiệm:

1 Hãy xác định những yếu tố quan trọng

nhất của văn bản tự sự?

a Nhân vật chính

b Sự việc chính

c Cả a và b

2 Khi tóm tắt văn bản tự sự chúng ta phải

dựa vào những yếu tố nào?

a Nhân vật và sự việc phụ

b Nhân vật và sự việc chính

c Ngôi kể

3 Khi tóm tắt văn bản tự sự cần dùng lời

văn của?

a Tác giả

b Nhân vật

c Người tóm tắt

HS trao đổi, trình bày

GV chốt: vậy khi tóm tắt văn bản tự sự ta cần

phải xác định được nhân vật chính, sự việc chính

của văn bản, đồng thời nên dùng lời văn của

mình để tóm tắt

? Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?

Khi tóm tắt lời văn phải như nào? (Đối tượng

HSTB)

- Mục đích: nhằm phục vụ cho học tập và

trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học

- Lời văn phải ngắn gọn, nhưng đầy đủ sự

việc, nhân vật chính

? Em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (Đối

tượng HSTB)

HS trả lời

GV chốt ý

I.Thế nào là tóm tắt văn bản

tự sự?

1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu

VD: bảng phụ

1 Xác định nhân vật và sự

việ chính

2 Nhân vật và sự việc

chính

3 Dùng lời của bản thân.

Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó

Trang 3

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

Hoạt động 2

Thời gian: 10’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự

Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, quy nạp

KT: Động não, trình bày 1 phút

GV yêu cầu HS đọc đoạn văn trong SGK.

? Nội dung được kể từ văn bản nào?Tại sao em

biết? (Đối tượng HSTB)

- Từ văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh vì nhờ

vào nhân vật và sự việc chính

? So sánh văn bản tóm tắt trong SGK và so snash

với văn bản nguyên mẫu đã học về các mặt: Độ

dài? Số lượng nhân vật, sự việc? Lời văn? (Đối

tượng HS khá)

- Độ dài: ngắn hơn văn bản gốc.

- Số lượng nhân vật, sự việc: bằng nhau.

- Lời văn khác nhau.

? Vậy để tóm tắt đúng và đủ một văn bản tự sự ta

cần tuân thủ những yêu cầu nào? (Đối tượng

HSTB)

HS trao đổi, trình bày

GV chốt ý

GV: Mặc dù khi kể là lời văn của người kể

nhưng cần trung thực trong sáng tác văn bản

Tích hợp kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi

tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương thức

miêu tả và biểu cảm

- Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể

và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính

nhân văn, tính hướng thiện

? Trước hết, để tóm tắt văn bản em cần phải làm

gì? (Đối tượng HSTB)

- Đọc kĩ văn bản để nắm chắc nội dung.

?Trong những sự việc, chi tiết, nhân vật truyện

cần phải lựa chọn những gì? Xác định những gì?

(Đối tượng HSTB)

Lựa chọn những sự việc chính, những

nhân vật trung tâm

?Các sự việc, chi tiết chính ấy cần sắp xếp như

thế nào? (Đối tượng HSTB)

-Sắp xếp theo thứ tự: sự việc nào xảy ra trước kể

trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau

II.Cách tóm tắt văn bản tự sự 1.Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

a.Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt

1.1.Các bước tóm tắt a.Khảo sát, phân tích ngữ liệu

-Đọc kĩ để hiểu đúng chủ để văn bản

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt

- Sắp xếp nội dung ấy theo một trình tự hợp lí

- Viết thành văn bản tóm tắt

Trang 4

? Sử dụng lời văn như thế nào? Lời văn của ai

để tóm tắt văn bản? (Đối tượng HSTB)

- Sử dụng lời văn ngắn gọn, súc tích, lời văn

của người tóm tắt

? Qua đó em hãy cho biết các bước thực hiện

một bài tóm tắt văn bản tự sự? (Đối tượng

HSTB)

- HS trả lời.

- Gv chốt ý.

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

……….

……….

Hoạt động 3: GV HDHS luyện tập

- Thời gian : 10 phút.

- Mục tiêu : HDHS luyện tập tóm tắt văn bản:

“Tức nước vỡ bờ”.

- Hình thức tổ chức : cá nhân.

- Phương pháp : PP thực hành, vận dụng trong

thực tế cuộc sống

- Kĩ thuật : động não, trình bày miệng.

? Tóm tắt văn bản" Tức nước vỡ bờ " – Ngô Tất Tố

? (Đối tượng HSTB)

- HD học sinh nêu sự việc chính:

+Chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn

+Anh Dậu chưa kịp ăn thì Cai lệ và người nhà lí

trưởng vào thúc sưu

+ Chị Dậu van xin nhưng không được

+Chị Dậu cãi lí với chúng

+Chị Dậu xông vào xô xát với chúng

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh

họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi

trường

Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu

thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo

dựng các câu chuyện trong văn tự sự

b Ghi nhớ: SGK

III Luyện tập

Tóm tắt văn bản: " Tức nước

vỡ bờ " – Ngô Tất Tố

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

4 Củng cố (2’) ? Yêu cầu HS đứng tại chỗ tóm tắt một văn bản em đã học

5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)

- Học bài, hoàn thiện các bài tập: 2, 4, 5 trong SGK

- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.

PHIẾU HỌC TẬP

HS đọc yêu cầu BT tiến hành sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí

Tóm tắt văn bản trước ở nhà HS đọc và xác định yêu cầu bài tập của BT 2

HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp

Trang 5

Ngày soạn: 18/9/2019 Tiết 19

TLV: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS

1 Kiến thức

- Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

- Tích hợp với các văn bản và các kiến thức về tiếng Việt đã học

2 Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy: Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự

- Kĩ năng sống: Ra quyết định cách tóm tắt một văn bản tự sự

3 Thái độ

- Biết tóm tắt văn bản tự sự trong các bài đã học

- Học tập tích cực, nghiêm túc

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, GIẢN

DỊ

* Tích hợp kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương thức miêu tả và biểu cảm

– Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện

* Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống

bảo vệ môi trường

*Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi

viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự

- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực so sánh các vấn đề trong đời sống xã hội, năng lực tạo lập văn bản

4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

II CHUẨN BỊ

- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu

- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa

III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (3’)

? Tóm tắt văn bản tự sự là gì?

3.Bài mới - Giới thiệu bài (1’)

Trang 6

Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động

Thời gian: 20’

Mục tiêu: Hướng dẫn làm một số bài tập về tóm tắt văn bản tự sự

Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, quy nạp

KT: Động não thực hành, trình bày 1 phút

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiều sự việc tiêu

biểu, nhân vật quan trọng ở bài tập 1 (10’)

GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT

GV: hướng dẫn học sinh tiến hành thảo luận:

sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí

HS: trao đổi, trình bày

GV yêu cầu HS đứng tại chỗ tóm tắt văn bản

Lão Hạc.

Tích hợp kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi

tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương

thức miêu tả và biểu cảm

- Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể

và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang

tính nhân văn, tính hướng thiện

Hoạt động 2: HD học sinh tìm hiểu chuỗi sự

việc và trình tự nội dung ở BT 2:

GV yêu cầu HS đọ và xác định yêu cầu bài

tập của BT 2.

HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp

HS nhận xét, bổ sung (10’)

GV chốt kiến thức.

Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu

thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo

dựng các câu chuyện trong văn tự sự

Bài tập 1

- Sự việc tương đối đầy đủ

- Sắp xếp còn lộn xộn

- Sắp xếp lại: b,a,d,c,g,e,i,h,k

Bài tập 2

Các sự việc tiêu biểu:

- Chị Dậu múc cháo cho chồng

- Anh Dậu cầm bát cháo chưa kịp húp thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào quát nạt

- Anh Dậu hoảng loạn, té lăn ra

- Chị Dậu van xin tha thiết

- Cai lệ không động lòng, sấn xổ đến trói, đánh anh Dậu

- Nhịn không được, chị Dậu liều mạng chống cự lại, đánh ngã hai tên vô lại

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

Kiểm tra 15 phút

Đề kiểm tra: Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Khoảng 10 câu)

4 Củng cố (2’)

? Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học

5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)

- Học bài, hoàn thiện các bài tập: 3 trong SGK

- Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văn

Trang 7

Ngày soạn: 18/9/2019 Tiết 20

Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

VĂN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

I MỤC TIÊU- Giúp HS

1 Kiến thức

- Củng cố kiến thức về văn tự sự và miêu tả

- Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể về kiến thức, cách diễn đạt

2 Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy:

+ Rèn luyện được kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, sửa các lỗi thường gặp

+ Vận dụng kĩ năng đã được rèn luyện vào các bài học

- Kĩ năng sống:

+ Giao tiếp, trình bày, suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về các lỗi sai trong bài viết

3 Thái độ

- Giáo dục cho HS ý thức làm bài, suy nghĩ kĩ trước khi viết bài

4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực so sánh các vấn đề trong đời sống xã hội

II CHUẨN BỊ

- GV: Chấm bài, chữa bài, tổng hợp những ưu - khuyết điểm trong bài viết của HS

- HS: ôn lại kiến thức cũ

III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

- Thuyết trình, vấn đáp, thực hành

- KT trình bày 1’

IV TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1 Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (5’)

? Khái niệm về văn tự sự và văn miêu tả.

TL: - Văn tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa

Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ khen chê

- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái

đó như hiện lên trước mắt người đọc

3 Bài mới - Vào bài (1’)

Vừa qua các em đã viết bài tâp làm văn số 1 ở Tiết học hôm nay cô sẽ sửa bài và trả bài để các

em nhận ra được ưu điểm, nhược điểm về bài viết của mình.

Hoạt động của giáo viên và

học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

Thời gian(18’)

Mục tiêu:Nhận xét các ưu, khuyết điểm trong bài viết của HS.

Trang 8

PP: thuyết minh, vấn đáp.

KT: Trình bày 1’

GV yêu cầu HS đọc lại đề bài

HS nhắc lại

GV nhận xét các mặt ưu,

khuyết điểm

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

………

………

………

Hoạt động 2

Thời gian (15’)

Mục tiêu: Nhận xét cụ thể

bài viết ở các lớp

PP: thuyết minh, vấn đáp.

KT: Trình bày 1’

- Một số bài viết cẩu thả, bố

cục chưa rõ ràng

- Nhiều bài sai lỗi chính tả

- Dùng từ, đặt câu kém, diễn

đạt chưa hay

- Chưa biết cách trình bày

bài

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

………

………

………

GV yêu cầu HS tự chữa các

Đề bài:

Câu 1( 2,0 Điểm): Bố cục văn bản là gì? Trình bày nhiệm vụ của các phần trong văn bản? Em biết các cách sắp xếp nội dung phần thân bài nào?

Câu 2 (8,0 điểm): Những kỉ niệm tuổi thơ sống mãi trong lòng em

I Nhận xét chung

* Ưu điểm

- Đa số HS trả lời tốt câu 1, đầy đủ ý cần thiết

-Đa số các em biết cách làm bài văn tự sự.

- Xác định được yêu cầu của đề bài

- Kể lại theo trình tự hợp lí

- Đa số các bài viết có bố cục đầy đủ, dựng đoạn tương đối tốt

* Nhược điểm

- Nhiều bài viết sai lỗi chính tả (x/s, l/n, ch/tr, …)

- Một số bài còn viết hoa tùy tiện, trình bày cẩu thả

- Câu quá dài, chưa biết ngắt dấu câu

- Diễn đạt kém, câu văn còn lủng củng

- Một số bài chưa có sự chuẩn bị kĩ càng, viết sơ sài, viết quá ngắn

- Một số bài còn thiếu mở bài, kết bài

- Một số bài chưa phát huy tính sáng tạo, bài viết không có đột phá, ấn tượng

II Nhận xét cụ thể

1 Nhận xét

- Những bài có nội dung tốt, trình bày sạch đẹp, xây dựng đoạn, viết câu tốt Có liên hệ ý nghĩa với bản thân (bài của Thảo Vân, Quỳnh Anh, San, (8A), Trang, Yến, Phương (8B) )

- Một số bài có ý tưởng tốt, tuy nhiên hành văn còn ngô nghê, dùng từ đặt câu còn kém, diễn đạt tối nghĩa, dẫn đến bài văn còn lủng củng (bài của Tuấn, Phúc, Đông (8A),, (8B) )

- Tuy nhiên còn một số bài viết qua loa, sơ sài, không đầu tư thời gian viết Sai quá nhiều lỗi chính

tả, câu văn viết ngô nghê (nhiều bài ở lớp 8A, 8B)

2 Hướng dẫn HS chữa các lỗi

Trang 9

lỗi vào bài viết của mình.

GV theo dõi, hướng dẫn bổ

sung

GV cho đọc 1 bài hay nhất

GV nhận xét, khái quát

GV tổng hợp điểm bài viết,

thông báo điểm cho HS

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

4.Củng cố (3’)

- Nhận xét giờ trả bài, lấy điểm

5 Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2’)

- HS tiếp tục chữa lỗi

- Chuẩn bị bài “Cô bé bán diêm”:

PHIẾU HỌC TẬP

? Tìm hiểu tác giả An-đéc-xen và tác phẩm cô bé bán diêm

? Đọc và phân chia bố cục, tìm hiểu từ khó.

? Theo dõi phần văn bản thứ nhất và cho biết, gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt?

- Gia cảnh của cô bé:

? Qua chi tiết ấy, em hiểu gì về cuộc sống của cô bé?

? Cô bé đi bán diêm trong thời gian nào? Thời điểm này có gì đặc biệt?

- Thời gian:

- Không gian:

? Cô bé đầu trần, chân đất, mặc không đủ ấm, nhưng cũng không dám về nhà vì sao?

? Em hãy so sánh khung cảnh đêm giao thừa giữa cảnh trong nhà và cảnh ngoài trời của em bé bán diêm?

? Để làm nổi bật hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng?

Trang 10

Ngày soạn: 18/ 9/2019

Tiết 21

Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM ( TIẾT 1)

(An-đéc-xen)

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức

+ Có những nhận biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen

+ Nắm được những nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện '' Cô bé bán diêm '', qua đó An-đéc-xen muốn khơi gợi cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh

+ Phân tích được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm

2 Kỹ năng

- Kĩ năng bài học

+ Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm PT được một số hình ảnh tương phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau ).Biết phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện

- Kĩ năng sống

+ Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ ( cô bé bán diêm mẹ mất sớm, bà mất, ba lại không quan tâm , hay dánh, mắng em); cảm thông, trân trọng những ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn ( có tình yêu thương, sự chăm sóc của người thân đối với con trẻ);

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp giản dị của bức tranh đối lập

giữa hiện tại và mộng tưởng của truyện Cô bé bán diêm, nét tinh tế trong nghệ thuật

đối lập;

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân về tình thương yêu, phê phán thói thờ ơ – lòng người còn lạnh hơn cả băng tuyết (Sử dụng PP động não, thảo luận nhóm, lưu giữ nhật kí )

3 Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu mến, biết thông cảm, sẻ chia với những số phận người bất hạnh, biết giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn

*Tích hợp GD đạo đức: Các giá trị TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG

- Giáo dục lòng cảm thông, yêu thương người khác, giáo dục lòng nhân ái, sự bao dung biết thương yêu, sẻ chia, giúp đỡ những số phận bất hạnh trong xã hội; tấm lòng nhân hậu, đồng cảm, xót thương với những con người bất hạnh; có khát vọng

về cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng…

=> GD các giá trị về tôn trọng, yêu thương

4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

II.CHUẨN BỊ

- GV: Soạn bài, TLTK, máy tính, ảnh chân dung An-đéc-xen.

- HS: Đọc truyện, tóm tắt nội dung, soạn bài

III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,

Ngày đăng: 07/01/2022, 10:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV dùng bảng phụ - câu hỏi trắc nghiệm: 1. Hãy xác định những yếu tố quan trọng - Giáo án Ngữ văn 8 từ tiết 18 - 21
d ùng bảng phụ - câu hỏi trắc nghiệm: 1. Hãy xác định những yếu tố quan trọng (Trang 2)
- Hình thức tổ chứ c: cá nhân. - Giáo án Ngữ văn 8 từ tiết 18 - 21
Hình th ức tổ chứ c: cá nhân (Trang 4)
? Để làm nổi bật hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng? - Giáo án Ngữ văn 8 từ tiết 18 - 21
l àm nổi bật hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng? (Trang 9)
w