1. Chính sách tiền tệ quốc gia với vai trò của Ngân hàng nhà nước 2. Cơ chế pháp lí điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước trong nền kinh tế thị trường 2.1 Những điểm mới trong Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 2.2 . Cơ chế pháp lí điều hành chính sách tiền tệ quốc gia 5 3. Thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây và đề xuất ý kiến pháp lý 3.1 Thực trạng 3.1.1 Ưu điểm
Trang 1MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên, bởi nóđược sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tếlại như máu lưu thông trong cơ thể con người Không khó khăn nếu muốn chứngminh về vấn đề này, vì chính phản ứng của thị trường đối với những thay đổi củachính sách tiền tệ sẽ là biểu hiện rõ nhất về những tác động của chính sách tiền tệđối với nền kinh tế Sự suy giảm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ “đạidịch” về cho vay bất động sản ở Mỹ là minh chứng rõ nhất cho thấy những tácđộng từ chính sách tiền tệ không chỉ mang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn cóthể mang lại hiểm họa cho cả thế giới Từ năm 2015 đến nay thế giới liên tiếpghi nhận những sự kiện quan trọng như Brexit, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)quyết định tăng lãi suất cơ bản USD, Trung Quốc phá giá đồng NDT,… Vì vậy,nhìn nhận và đánh giá việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia là rất quan trọng
Do vậy, em xin phép chọn đề tài: Tìm hiểu việc thực thi chính sách tiền tệ quốc
gia ở Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây và đề xuất ý kiến pháp lý.
NỘI DUNG
1 Chính sách tiền tệ quốc gia với vai trò của Ngân hàng nhà nước
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: “Chính sách tiền tệ quốcgia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉtiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mụctiêu đề ra”1
1 Điều 3 khoản 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
Trang 2Nói đến tiền là nói đến sự ổn định của tiền, mà sự ổn định của tiền liênquan mật thiết và chịu sự ràng buộc bởi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.Thông qua các thao tác của mình, Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổitiền tệ trên tất cả các mặt: lưu lượng, chi phí, giá trị… Toàn bộ các thao tác cóliên quan đến tiền của Ngân hàng trung ương luôn nằm trong hệ thống những ý
đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi là chính sách tiền tệ Như vậy chínhsách tiền tệ quốc gia được hiểu là tổng thể những cách thức, biện pháp mà Nhànước sử dụng trên cơ sở được thể chế hóa bằng pháp luật nhằm điều hòa khốicung tiền tệ trong lưu thông sao cho phù hợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hộitrong giai đoạn nhất định Nói như vậy có nghĩa rằng chính sách tiền tệ quốc giađồng nghĩa với chính sách bình ổn sức mua (hay giá trị) của đồng tiền nội địa.Nếu chính sách tài chính tập trung vào thành phần, kết cấu các mức chi phí, thuếkhoá của Nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào việc giảiquyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đápứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tíndụng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền
tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thốngngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xácđịnh tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướngtới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổnđịnh giá cả hàng hoá
Trên bình diện lý thuyết, chính sách tiền tệ quốc gia không phải là kháiniệm pháp lý thuần túy mà ngoài ý nghĩa pháp lý, thuật ngữ này còn bao hàm nộidung kinh tế sâu sắc Sở dĩ có thể nói như vậy là vì xét trên phương diện pháp lý,chính sách tiền tệ quốc gia là sự thể hiện tập trung ý chí của Nhà nước trong việc
ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và ý chí này được thể chế hóa bằng
1
Trang 3những quy tắc pháp lý cụ thể có giá trị bắt buộc thi hành Còn về phương diệnkinh tế, chính sách tiền tệ quốc gia lại phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đượcthực hiện bởi Ngân hàng nhà nước (NHNN) nhằm đạt tới những mục tiêu kinh tếnhư làm tăng hoặc giảm sức mua của đồng nội tệ trong từng thời điểm nhất định,trên cơ sở đó mà tác động đến hệ thống giá cả hàng hóa, dịch vụ và các hoạt
gia bao hàm nhân tố pháp lí quan trọng, đó là vai trò của pháp luật, với ý nghĩavừa là hình thức pháp lí thể hiện chính sách tiền tệ quốc gia vừa là công cụ,phương tiện pháp lí để thực hiện chính sách này trên thực tế
2 Cơ chế pháp lí điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước trong nền kinh tế thị trường
2.1 Những điểm mới trong Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010
Luật quy định rõ khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia để làm cơ sở xâydựng thẩm quyền của các cơ quan (Quốc hội, Chính phủ, NHNN) đối với chínhsách tiền tệ Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ởtầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu
ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng cáccông cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
Về thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, Luật cụ thể hóađược vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc quyết định và thực thichính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chínhphủ Cụ thể là: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm được thể hiệnthông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chínhsách tiền tệ quốc gia; Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến
2 TS.Nguyễn Tuyến, Khái quát về cơ chế pháp lý thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam, Tạp chí Luật học số 5/1999
Trang 4pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc
tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ
và ngân hàng; Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm;Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ
và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theoquy định của Chính phủ
Thẩm quyền cụ thể của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ:
Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãisuất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện chínhsách tiền tệ quốc gia
Về công cụ lãi suất, Luật đã quy định lãi suất điều hành chính sách tiền tệ
và lãi suất cơ bản để chống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để NHNN điều hành,thực thi chính sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liênquan như Luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước… Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm lãisuất cơ bản theo hướng lãi suất cơ bản không phải là cơ sở để các TCTD ấn địnhlãi suất kinh doanh mà làm cơ sở cho việc phòng, chống cho vay nặng lãi trongnền kinh tế Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNNquy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD vớinhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác
Theo quy định của Luật này, NHNN quyết định chế độ tỷ giá, cơ chếđiều hành tỷ giá Thẩm quyền của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm
ổn định giá trị đồng tiền đã được nâng cao hơn
3
Trang 52.2 Cơ chế pháp lí điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Trên nguyên tắc, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốcgia như thế nào sẽ thuộc thẩm quyền của Ngân hàng nhà nước nhưng việc thiết
kế cơ chế pháp lí như thế nào để Ngân hàng nhà nước vận hành chính sách tiền
tệ quốc gia một cách hiệu quả lại là vấn đề thuộc thẩm quyền của nhà làm luật
Theo quy định tại Điều 10 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, các công
cụ có thể được sử dụng bởi Ngân hàng nhà nước để thực thi chính sách tiền tệquốc gia bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp
vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ
Có hai cơ chế pháp lí để Ngân hàng nhà nước sử dụng các công cụ kểtrên trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách hữu hiệu
Một là, đối với công cụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở hay sự canthiệp bằng ngoại hối thì cơ chế pháp lí để thực hiện các công cụ này là cơ chếhợp đồng Nói khác đi, hợp đồng chính là phương tiện pháp lí để Ngân hàng nhànước thực hiện việc đưa thêm tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thôngvới mục tiêu điều hoà lưu thông tiền tệ Chẳng hạn, khi cần thiết phải đưa thêmtiền vào lưu thông với mục đích làm tăng khối cung tiền tệ nhằm khắc phục hậuquả của tình trạng giảm phát thì Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện việc cho vayngắn hạn đối với các tổ chức tín dụng hoặc mua vào các giấy tờ có giá và ngoạihối bằng tiền dự trữ phát hành
Ngược lại, trong trường hợp cần phải rút bớt tiền khỏi lưu thông với mụctiêu đẩy lùi tình trạng lạm phát thì Ngân hàng nhà nước sẽ chủ động phát hànhtín phiếu ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng hoặc bán ra các loạigiấy tờ có giá ngắn hạn mình đang sở hữu trên thị trường tiền tệ Ngoài ra, trongtrường hợp này, Ngân hàng nhà nước còn có thể sử dụng cơ chế hợp đồng để bán
ra các loại ngoại hối (bao gồm chủ yếu là vàng và ngoại tệ) trên thị trường ngoại
Trang 6hối nhằm can thiệp kịp thời đối với sức mua của đồng nội tệ Tất cả những hành
vi nói trên của Ngân hàng nhà nước đều được thực hiện thông qua các hợp đồnggiữa Ngân hàng nhà nước với khách hàng (ví dụ, hợp đồng tái cấp vốn; hợp đồngmua bán ngoại hối và các giấy tờ có giá…) Cơ chế này cho phép Ngân hàng nhànước có khả năng điều hoà khối cung tiền tệ một cách khách quan, thực tế vàlinh hoạt, bởi lẽ, việc đưa thêm hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông của Ngân hàngnhà nước thông qua những hợp đồng như vậy hoàn toàn xuất phát từ những đòihỏi khách quan của thị trường
Hai là, với công cụ lãi suất, tỉ giá hối đoái hay dự trữ bắt buộc thì cơ chếpháp lí để thực hiện những công cụ này là cơ chế định hướng bằng các quyếtđịnh hành chính Nói khác đi, Nhà nước sử dụng các quyết định hành chính đểgián tiếp tác động đến việc hình thành và thay đổi khối cung tiền tệ trong lưuthông sao cho phù hợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hội trong từng giai đoạnnhất định
Chẳng hạn, khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cần phải tăng khối cung tiền tệtrong lưu thông, nghĩa là phải đưa thêm tiền vào lưu thông thì Ngân hàng nhànước sẽ quyết định giảm lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn để trên cơ sở đóhình thành hệ thống lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên thị trường.Quyết định này không chỉ có tác dụng làm “đóng băng” nhu cầu gửi tiền củakhách hàng ở các tổ chức tín dụng mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu vayvốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng Nhờ thế mà Ngân hàng nhà nước cóthể cung ứng thêm tiền vào lưu thông một cách dễ dàng hơn thông qua việc chovay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng
Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước còn có thể gián tiếp làm tăng khối cungtiền tệ trong lưu thông bằng cách quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối vớicác tổ chức tín dụng (số tiền mà tổ chức tín dụng bị bắt buộc phải gửi tại Ngân
5
Trang 7hàng nhà nước) Quyết định này có tác dụng mở rộng khả năng về vốn để tổchức tín dụng tăng cường năng lực cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời cũnggóp phần khắc phục tình trạng giảm sút nguồn vốn huy động do quyết định giảmlãi suất (trong đó bao gồm cả lãi suất tiền gửi) của ngân hàng nhà nước gây ra.
Sở dĩ nói rằng quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước đốivới các tổ chức tín dụng sẽ gián tiếp góp phần làm tăng khối cung tiền tệ là bởi
vì, khi Ngân hàng nhà nước quyết định giảm mức dự trữ bắt buộc của tổ chức tíndụng gửi tại ngân hàng nhà nước xuống một mức độ nhất định thì điều đó cónghĩa rằng phần vốn thực tế mà tổ chức tín dụng được phép đưa vào kinh doanh
sẽ tăng lên Hành động này đồng nghĩa với việc khuyếch trương tín dụng vàbành trướng khối cung tiền tệ trong lưu thông
Ngược lại, trong trường hợp cần đẩy lùi lạm phát, nghĩa là phải giảmkhối cung tiền tệ trong lưu thông thì Ngân hàng nhà nước sẽ quyết định tăng lãisuất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng Quyết định nàykhông những có tác dụng làm “đóng băng” nhu cầu vay vốn của khách hàng ởcác tổ chức tín dụng cũng như nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng ở Ngânhàng nhà nước mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu gửi tiền của khách hàngtại các tổ chức tín dụng để hưởng lãi Giải pháp này sẽ góp phần làm giảm đáng
kể khối cung tiền tệ trong lưu thông nhờ sự kết hợp với việc bán ra các giấy tờ cógiá hay ngoại hối của Ngân hàng nhà nước trên thị trường tiền tệ hay thị trườngngoại hối
Ngoài ra, để góp phần làm giảm khối cung tiền tệ trong lưu thông, Ngânhàng nhà nước còn có thể quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổchức tín dụng nhằm thu hẹp khả năng cấp tín dụng của những doanh nghiệp nàyđối với khách hàng đồng thời có tác dụng phòng ngừa những hậu quả bất lợi saunày có thể xảy ra đối với các tổ chức tín dụng khi khách hàng gửi tiền đồng loạt
Trang 8rút tiền gửi trong cùng thời điểm Bằng quyết định tăng mức dự trữ bắt buộc nhưtrên đây, Ngân hàng nhà nước đã báo hiệu rằng sẽ thực thi chính sách tiền tệ
“thắt chặt” đối với nền kinh tế và xã hội, nhằm mục tiêu đẩy lùi tình trạng lạmphát đang cản trở tiến trình phát triển kinh tế đất nước
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng việc sử dụng độc lập mỗi công cụ kểtrên để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia đều có thể gây ra những hậu quả bấtlợi cho nền kinh tế Chẳng hạn như việc Ngân hàng nhà nước tăng hay giảm lãisuất hoặc tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng một cách bất ngờ, không
có sự nghiên cứu và cân nhắc, tính toán thận trọng về khả năng chịu đựng củacác tổ chức tín dụng thì rất có thể sẽ đưa các doanh nghiệp này lâm vào tìnhtrạng rối ren hoặc bị khó khăn về tài chính, thậm chí phá sản Vì vậy, vấn đề khókhăn nhất đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chínhsách tiền tệ quốc gia chính là khả năng sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt,uyển chuyển các công cụ kể trên như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tình hìnhkinh tế-xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
Thực tiễn hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong nhữngnăm gần đây cùng với những thành tựu đáng kể trong việc điều hành chính sáchtiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát đã chứng minh rằng, việc Ngân hàng nhànước sử dụng phối hợp đồng thời cả hai cơ chế pháp lí nói trên để điều hànhchính sách tiền tệ quốc gia là hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏikhách quan của nền kinh tế thị trường3
3 Nguyễn Tuyến, Khái quát về cơ chế pháp lý thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam, Tạp chí Luật học số 5/1999
7
Trang 93 Thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây và đề xuất ý kiến pháp lý
3.1 Thực trạng
3.1.1 Ưu điểm
Đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành chính sách điềuhành tỷ giá mới theo cơ chế tỷ giá trung tâm giữa VND và USD, tỷ giá tính chéogiữa VND và một số ngoại tệ với cơ chế linh hoạt, biến động hàng ngày Trong
đó, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày vào trước phiên giao dịchdựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố: Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một
số đồng ngoại tệ và các cân đối kinh tế vĩ mô
Chính nhờ đó, diễn biến tỷ giá trong năm 2016 đa phần ở trạng thái bình
ổn, có khoảng thời gian 3-4 tháng liên tục, tỷ giá chỉ xoay quanh mốc 22.300VND/USD, “bình yên” đi qua cơn sóng dữ của sự kiện Brexit Tuy nhiên, đếnkhoảng giữa tháng 11, sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Cục Dự trữLiên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản USD lên mức từ 0,5-0,75%vào ngày 14-12, đồng USD trên toàn cầu tăng giá đã khiến tỷ giá ngoại tệ trongnước được đà tăng mạnh Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ
số giá USD trong tháng 11-2016 tăng 0,22% so với tháng trước, nhưng giảm tới0,71% so với cuối năm 2015 Sự ổn định này đã giúp NHNN tích trữ được mộtlượng ngoại hối khổng lồ lên tới 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay Đại diệnNHNN còn cho hay, tỷ giá ổn định giúp giảm tình trạng đô-la hóa, tỷ lệ USDtrên tổng phương tiện thanh toán (M2) giảm xuống còn 10%, trong khi theo tiêuchuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lệ này nếu từ mức 16-30% là đô-la hóanhẹ, trên 30% là đô-la hóa nặng
Trang 10Nhà nước (Ngân hàng nhà nước) đã tổ chức, triển khai hiệu quả chínhsách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đạt được các chỉ tiêu định hướng cũng nhưmục tiêu đề ra từ đầu năm là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợtăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý Việc điều hành các công cụ được NHNN thựchiện đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô và điều kiện thịtrường tiền tệ trong từng giai đoạn, đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ trong 05 tháng đầu năm 2017 Cụ thể:
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước đã điều hành đồng bộ và linh hoạt các
công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu tiền tệ nhằm kiểmsoát lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản cho các tổchức tín dụng cung ứng vốn tín dụng, ổn định lãi suất và hỗ trợ phát hành tráiphiếu Chính phủ (TPCP) với lãi suất thấp Diễn biến các chỉ tiêu tiền tệ phù hợpvới kinh tế vĩ mô, tiền tệ Đến ngày 19/5/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng4,41% so với cuối năm 2016, huy động vốn tăng 4,11%, thanh khoản hệ thống tổchức tín dụng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế vàđầu tư cho TPCP
Thứ hai, về lãi suất: Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ
chức tín dụng diễn biến ổn định Trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát gia tăng, cầuvốn tín dụng và phát hành TPCP tiếp tục ở mức cao, tiến độ giải ngân vốn đầu tưcòn thấp tạo áp lực đến cầu vốn tín dụng, mặt bằng lãi suất của các tổ chức tíndụng có sức ép tăng Ngân hàng nhà nước đã tập trung điều hành các giải pháp
để giữ ổn định mặt bằng lãi suất thông qua điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợcác tổ chức tín dụng ổn định lãi suất, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếtgiảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để giữ ổn định lãi suất huy động,phấn đấu giảm lãi suất cho vay Kết quả, mặt bằng lãi suất thị trường đạt đượcmục tiêu giữ ổn định, một số ngân hàng áp dụng chương trình cho vay đối với
9
Trang 11một số đối tượng khách hàng với lãi suất ưu đãi Hiện lãi suất cho vay phổ biếnkhoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn;khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.
Thứ ba, thị trường ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm về cơ bản ổn định, tỷ
giá diễn biến phù hợp với mục tiêu điều hành của Ngân hàng nhà nước, qua đógóp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ độngtrong sản xuất kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tỷ giá Thanh khoản thị trường tốt,các nhu cầu hợp lý, hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được hệ thống ngân hàngđáp ứng đầy đủ, kịp thời Khi có điều kiện thuận lợi Ngân hàng nhà nước đã muangoại tệ từ tổ chức tín dụng để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, hệ thống các
tổ chức tín dụng tiếp tục mua được ngoại tệ từ khách hàng Nếu so với cuối năm
2016 thì tỷ giá tương đối ổn định (trong đó tỷ giá trung tâm tăng 1,02%, tỷ giáliên ngân hàng giảm 0,24%, tỷ giá của Vietcombank giảm 0,15% so với cuốinăm trước)
Thứ tư, thị trường vàng tiếp tục được tổ chức, sắp xếp lại một cách căn
bản theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và diễn biến tương đối ổn định,hạn chế tác động bất lợi của giá vàng trong nước đến tỷ giá, thị trường ngoại hối
và kinh tế vĩ mô Thị trường cơ bản ổn định và tự điều tiết tốt thể hiện qua giávàng trong nước bám sát, nhiều thời điểm ngang bằng hoặc thấp hơn giá quốc tế,Ngân hàng nhà nước không phải bán vàng để bình ổn thị trường; tình trạng
“vàng hóa” trong nền kinh tế đã được đẩy lùi, một phần nguồn vốn nhàn rỗi bằngvàng trong nền kinh tế đã được chuyển hóa thành tiền phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội Trong giai đoạn cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm ngoái, giá vàng trongnước có xu hướng tăng nhanh hơn giá vàng quốc tế do yếu tố tâm lý trước giávàng thế giới tăng mạnh sau sự kiện Brexit Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng nhànước kịp thời triển khai công tác truyền thông, đăng tải thông điệp sẵn sàng triển